Portfolio Management là gì - Quản lý danh mục là gì?

Portfolio Management (Quản lý danh mục) được định nghĩa như thế nào và có vai trò như thế nào trong một dự án? Bài viết này giúp anh/chị trả lời đầy đủ và đúng nhất.

Portfolio là gì - Danh mục là gì?

Một danh mục (Portfolio) được định nghĩa là các dự án, chương trình, danh mục con, và các hoạt động vận hành được quản lý như một nhóm để đạt được các mục tiêu chiến lược.

 

Quản lý dự án, quản lý chương trình và quản lý danh mục từ góc độ tổ chức

- Quản lý chương trình và quản lý dự án tập trung vào việc thực hiện các chương trình và dự án theo ĐÚNG CÁCH.

- Quản lý danh mục tập trung vào việc chọn ĐÚNG các chương trình và dự án cần thực hiện.

 

Portfolio Management là gì – Quản lý danh mục là gì?

Portfolio Management là gì - Quản lý danh mục được định nghĩa là quản lý tập trung của một hoặc nhiều danh mục để đạt được các mục tiêu chiến lược quan trọng, trong đó các chương trình, dự án, hoạt động vận hành và danh mục con của danh mục có thể không liên kết, không phụ thuộc hoặc có thể có sự liên quan trực tiếp với nhau.

Portfolio Management – Quản lý danh mục là một danh sách các dự án kinh doanh (hoặc các cấu phần khác như chương trình, danh mục con, hoạt động vận hành) mà khi đầu tư vào đó ta có thể đạt được các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp (lợi nhuận, thị phần, ...). Đầu tư thường là kênh đem lại lợi nhuận nhưng cũng đi kèm với rủi ro. Tùy theo sức chịu đựng rủi ro và khẩu vị rủi ro của doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà bảo trợ hoặc các lãnh đạo cấp cao nhất mà họ chọn những cấu phần của danh mục (dự án, chương trình, danh mục con và hoạt động vận hành) phù hợp với mình nhất để đảm bảo vừa tối đa hóa lợi ích và vừa cân bằng rủi ro. Đây chính là hoạt động Optimizing & Balancing vô cùng quan trọng trong quản lý danh mục. 

>>> Tham khảo thêm: Các kỹ năng leadership cần nắm là gì?

Portfolio Management là gì - Quản lý danh mục đầu tư là gì?

Portfolio Management là gì - Quản lý danh mục là gì?

Cách quản lý danh mục tốt nhất là xác định được danh mục tối ưu về mặt số lượng và chủng loại các cấu phần (dự án, chương trình, hoạt động vận hành) nhằm mang lại giá trị tốt nhất cho tổ chức phù hợp với mục tiêu chiến lược.

 

Mục đích của quản lý danh mục - Portfolio management là gì?

Portfolio management có nhiều mục đích khác nhau, phù hợp cho nhiều dự án

Quản lý danh mục cũng nhằm khẳng định rằng danh mục nhất quán và phù hợp với các mục tiêu chiến lược tổ chức. Quản lý danh mục bao gồm các mục đích sau:

  • Có nhiệm vụ hướng dẫn việc thực hiện các dự án của công ty
  • Các nhà quản lý sẽ đưa ra cách đánh giá và chọn ra những dự án hoặc chương trình phù hợp để tối ưu sao cho đáp ứng các mục tiêu chiến lược mà công ty đề ra
  • Những quyết định cuối cùng về danh mục sẽ được cung cấp một cách minh bạch nhất.
  • Ưu tiên phân bổ đội ngũ và tài nguyên vật lý.
  • Tăng khả năng đạt được tỷ lệ lợi nhuận trên đầu tư mong muốn.
  • Cuối cùng, Quản lý danh mục có trách nhiệm quản lý các rủi ro tổng thể của tất cả các cấu phần của danh mục
 

Tối ưu hóa giá trị của Portfolio management

Việc tối ưu hóa giá trị của Portfolio management đòi hỏi bạn phải có những kỹ năng để có thể kiểm tra các cấu phần trong danh mục. Các cấu phần này sẽ được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, trong đó, những cấu phần có đóng góp nhiều nhất đến các mục tiêu chiến lược của dự án sẽ được cấp đủ các nguồn lực tài chính, đội nhóm và nguồn lực vật chất cần thiết.

VNPT Portfolio Management Professional Training

VNPT Portfolio Management Professional Training

Ví dụ về quản lý danh mục:

Một tổ chức cơ sở hạ tầng có mục tiêu chiến lược là tối đa hóa lợi tức đầu tư của mình có thể tập hợp một danh mục bao gồm hỗn hợp các dự án về dầu khí, điện, nước, đường bộ, đường sắt và sân bay. Từ hỗn hợp này, tổ chức có thể chọn quản lý các dự án liên quan dưới dạng một danh mục. Tất cả các dự án điện có thể được nhóm lại thành một danh mục điện. Tương tự, tất cả các dự án nước có thể được nhóm lại thành một danh mục nước.

Tuy nhiên, khi tổ chức có các dự án thiết kế và xây dựng một nhà máy điện và sau đó vận hành nhà máy điện để tạo ra năng lượng, những dự án liên quan đó có thể được nhóm lại trong một chương trình. Do đó, chương trình điện và chương trình nước tương tự trở thành các thành phần không thể thiếu trong danh mục của tổ chức cơ sở hạ tầng.

NetNam Portfolio Management Professional Training

NetNam Portfolio Management Professional Training

 


Để tìm hiểu sâu để chuẩn bị cho kỳ thi chứng chỉ quốc tế PfMP (Portfolio Management Professional), hãy tìm đọc Tiêu chuẩn Quản lý Danh mục phiên bản 4 (The Standard for Portfolio Management – Fourth Edition)

Ví dụ về Dòng chảy Thông tin và Quyết định trong vòng đời Danh mục

 

Thông tin thêm về 6 lĩnh vực kiến thức Quản lý Danh mục (Portfolio Management Performance domains) như bên dưới.

Trên đây là một số thông tin về Portfolio management là gì giúp anh/chị có thêm kiến thức về việc quản lý danh mục, khi có thắc mắc hoặc cần tìm hiểu thêm thông tin vui lòng liên hệ với Viện Quản lý Dự án Atoha để được hỗ trợ tốt nhất !

 

Xem thêm:

MỌI KIẾN THỨC VỀ PMP®

Quản lý dự án là gì? - What is Project Management?

Quản lý chương trình là gì? What is Program Management?

Quản lý danh mục là gì? - What is Portfolio Management?

Project vs. Program vs. Portfolio

Kinh nghiệm pass PfMP® - Bí kíp thi ĐẬU PfMP® ngay lần đầu tiên, lấy chứng chỉ Quản lý danh mục chuyên nghiệp. How I passed the PfMP® exam on the first try

Vai trò của Giám đốc danh mục - Role of the Portfolio Manager

 


Cũ hơn Mới hơn


Thông tin liên hệ

Thông tin chuyển khoản
Công ty Cổ phần ATOHA. Ngân hàng Á Châu (ACB). Số tài khoản: 6868 2468, PGD Tân Sơn Nhì, TPHCM.
Đăng ký khóa học
Chọn khóa học phù hợp bằng cách điền thông tin như link bên dưới. Tư vấn viên Atoha sẽ liên hệ anh/chị ngay.
Câu hỏi thường gặp

“Có. Atoha sẽ có chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo dành cho học viên và cung cấp 35 giờ đào tạo bắt buộc (1 trong 3 điều kiện thi lấy chứng chỉ PMP quốc tế)."

“Cả 2. Tài liệu có thể là tiếng Anh hoặc tiếng Việt tùy vào lớp. Atoha có thể đào tạo bằng cả tiếng Anh hoặc tiếng Việt."

“Chưa bao gồm. Học viên sẽ cần đóng phí thi trực tiếp cho viện PMI nếu muốn đăng ký thi, phí thi tham khảo như sau: 389 USD/non-member và 393 USD/member (trong đó phí thành viên PMI là 99 USD, phí admin là 10 USD, phí thi PMP là 284 USD). Chi phí này dành cho một số khu vực, trong đó có Việt Nam. Tham khảo thêm tại: www.pmi.org"

Liên hệ ngay với Atoha để được tư vấn về chương trình phù hợp