Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ thi PgMP®
Việc chuẩn bị hồ sơ thi chứng chỉ quốc tế PgMP (Program Management Professional)® là bước bắt buộc mà mọi học viên phải hoàn thành trước khi được phép đặt lịch và tham gia kỳ thi. Đây là một trong những giai đoạn đòi hỏi nhiều công sức và nỗ lực nhất trong hành trình chinh phục chứng chỉ, đến mức nhiều người vẫn truyền tai nhau rằng: “Vượt qua vòng hồ sơ PgMP® là coi như đã nắm chắc khoảng 50% tấm bằng này.”
Bài viết này của Atoha được biên soạn nhằm giúp học viên tiết kiệm đến 99% thời gian và công sức so với việc tự mày mò, đồng thời cam kết hỗ trợ học viên vượt qua vòng xét duyệt hồ sơ một cách nhẹ nhàng nhất.
Học viên tham gia khoá học Luyện thi chứng chỉ PgMP® tại Atoha sẽ được cung cấp template và giảng viên hỗ trợ review 1-1 hồ sơ này, với xác suất thành công là 100%.
I. Điều kiện dự thi PgMP®
Theo điều kiện từ PMI®, học viên cần thoả mãn một trong các bộ tiêu chí sau:
Trình độ học vấn | Kinh nghiệm Quản lý Dự án | Kinh nghiệm Quản lý Chương trình |
Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc cao đẳng hay tương đương | Tối thiểu 48 tháng kinh nghiệm quản lý dự án chuyên nghiệp không trùng lắp hoặc sở hữu chứng chỉ PMP® | Tối thiểu 84 tháng kinh nghiệm quản lý chương trình chuyên nghiệp không trùng lắp |
Hoặc | ||
Bằng tốt nghiệp Đại học 04 năm hoặc cử nhân hay bằng cấp quốc tế tương đương | Tối thiểu 48 tháng kinh nghiệm quản lý dự án chuyên nghiệp không trùng lắp hoặc sở hữu chứng chỉ PMP® | Tối thiểu 48 tháng kinh nghiệm quản lý chương trình chuyên nghiệp không trùng lắp |
Hoặc | ||
Bằng cử nhân hoặc sau đại học từ chương trình được GAC công nhận hay bằng thạc sỹ hoặc bằng cấp quốc tế tương đương | Tối thiểu 36 tháng kinh nghiệm quản lý dự án chuyên nghiệp không trùng lắp hoặc sở hữu chứng chỉ PMP® | Tối thiểu 36 tháng kinh nghiệm quản lý chương trình chuyên nghiệp không trùng lắp |
Lưu ý:
(1) Kinh nghiệm được tính trong vòng 15 năm trở lại đây. Tức là nếu học viên nộp hồ sơ thi vào tháng 5/2025 thì chỉ được phép khai báo kinh nghiệm từ tháng 5/2010 đến tháng 4/2025.
(2) Tổng số tháng kinh nghiệm Quản lý Dự án và Quản lý Chương trình là không trùng lắp. Ví dụ dự án/chương trình 1 kéo dài 6 tháng từ đầu tháng 1/2018 đến cuối tháng 6/2018; dự án/chương trình 2 kéo dài 8 tháng từ đầu tháng 5/2018 đến cuối tháng 12/2018; thì tổng số tháng kinh nghiệm Quản lý Dự án/Quản lý Chương trình hợp lệ của cả 2 là 12 tháng (bị trùng lắp 2 tháng 5/2018 và 6/2018) - chứ KHÔNG phải là 14 tháng.
II. Quy trình đăng ký thi PgMP®
1. Thời hạn hoàn thành hồ sơ đăng ký thi:
Sau khi nhấn nút "Apply" để bắt đầu quy trình đăng ký, bạn có 90 ngày để hoàn tất và nộp hồ sơ thi PgMP®.
2. Thời gian PMI xét duyệt hồ sơ:
PMI sẽ mất khoảng 10 ngày làm việc để đánh giá mức độ hoàn chỉnh của hồ sơ bạn đã nộp.
3. Vòng kiểm tra hồ sơ (Audit) – nếu có:
Trong một số trường hợp, hồ sơ của bạn có thể được chọn để kiểm tra (audit). Nếu điều này xảy ra, bạn sẽ nhận được thông báo qua email và có 90 ngày để chuẩn bị, nộp đầy đủ các tài liệu yêu cầu phục vụ cho quá trình kiểm tra này.
- Nếu vượt qua vòng audit, bạn sẽ tiếp tục sang bước tiếp theo.
- Nếu không đạt, bạn sẽ cần quay lại từ đầu để hoàn thiện và nộp lại hồ sơ đăng ký.
4. Thanh toán phí thi:
Sau khi vượt qua vòng audit (nếu có), bạn sẽ được yêu cầu thanh toán phí thi.
Lưu ý: Bạn nên thanh toán phí thi và phí hội viên PMI cùng lúc để tiết kiệm chi phí và nhận thêm các quyền lợi từ PMI.
5. Xét duyệt bởi Ban hội đồng đánh giá (Panel Review):
Hồ sơ của bạn sẽ tiếp tục được chuyển đến Hội đồng PMI để đánh giá chuyên sâu. Thời gian xét duyệt ở bước này có thể kéo dài tối đa 60 ngày.
6. Đặt lịch thi:
Khi hồ sơ được Hội đồng thông qua, bạn sẽ nhận được email xác nhận đủ điều kiện đặt lịch thi. Từ thời điểm này, bạn có 365 ngày để hoàn thành kỳ thi, với tối đa 3 lần thi trong khoảng thời gian này.
III. Hướng dẫn khai báo hồ sơ thi PgMP®
Trong hồ sơ thi PgMP gồm 4 nội dung:
1. Personal Details: Bạn khai báo các thông tin bao gồm:
1. 1. Thông tin cá nhân
(1) Home Address / Địa chỉ nhà
(2) Name on Identification / Tên theo giấy tờ tùy thân (Lưu ý: Đúng trật tự họ và tên của bạn, theo hướng dẫn)
(3) Name as it should appear on your certificate / Tên in trên chứng chỉ (Lưu ý: Có thể giống hoặc khác với tên trên giấy tờ tuỳ thân)
(4) Preferred Email Address / Địa chỉ email thường sử dụng
(5) Preferred Phone Number / Số điện thoại thường sử dụng
(6) Exam Location (Country) / Quốc gia dự thi
1.2. Trình độ học vấn
(1) Highest Level of Education Attained / Trình độ học vấn cao nhất (Cao đẳng, Cử nhân, Thạc sĩ, v.v.)
(2) Year Degree was Awarded – Start or End/ Năm bắt đầu và kết thúc chương trình học
(3) Country of Institution / Quốc gia của trường cấp bằng
(4) Name of Institution / Tên trường học
(5) Field of Study / Ngành học
2. Project Experience:
Trường hợp bạn đã sở hữu chứng chỉ PMP® thì phần nội dung này sẽ được bỏ qua. Học viên tiếp tục chuyển đến phần kế tiếp.
Trường hợp bạn chưa sở hữu chứng chỉ PMP® thì khai báo kinh nghiệm quản lý dự án theo hướng dẫn ở bài viết Mẫu template chuẩn bị hồ sơ thi PMP®.
Lưu ý: Kinh nghiệm QLDA được khai báo trong vòng 15 năm trở lại khi đăng ký dự thi PgMP, thay vì là 8 năm trở lại khi đăng ký dự thi PMP. Do đó, ví dụ thời điểm học viên nộp hồ sơ thi PgMP là tháng 05/2025 thì được tính kinh nghiệm QLDA từ tháng 05/2010 đến tháng 04/2025.
3. Program Experience: Bạn khai báo các thông tin bao gồm:
3.1. Chi tiết về chương trình
(1) Organization Name / Tên tổ chức
(2) Project Title / Vị trí hoặc Chức danh tại công ty
Lưu ý: Project Title không ảnh hưởng đến Role của bạn trong chương trình. Có thể khai báo Title là Program Manager (nếu đúng) hoặc các Title khác như Project Manager, Senior Project Manager, PMO Head,... và khai báo Role là Program Manager.
(3) Functional Reporting Area / Phòng ban chức năng: mục này có sẵn các lựa chọn bao gồm:
- Customer Service
- Finance
- Human Resources
- IT or IS
- Marketing
- Operations
- PM Department or PMO
- Research/R&D
- Sales
- Training/Education
- Not Applicable
- Other
(4) Organization Primary Focus / Lĩnh vực: mục này có sẵn các lựa chọn bao gồm:
- Aerospace
- Armed Forces
- Automotive
- Construction
- Consulting
- Energy (gas, electric, oil)
- Financial Services
- Food and Beverage
- Government
- Healthcare
- Information Technology
- Legal
- Manufacturing
- Mining
- Pharmaceutical
- Telecom
- Training/Education
- None or Unemployed
- Not Applicable
- Other
(5) Program Budget / Ngân sách
(6) Number of Direct Reports / Số người báo cáo trực tiếp cho bạn
(7) Direct Reports That are PMs / Số Project Manager trên tổng số người trực tiếp báo cáo cho bạn
(8) Start Date & End Date / Ngày triển khai và ngày kết thúc Chương trình
3.2. Mô tả mục tiêu chiến lược của chương trình
Cung cấp một đoạn mô tả ngắn gọn từ 200 đến 500 từ ở mức high-level, tóm tắt kinh nghiệm của bạn. Bao gồm:
- Program objective / Mục tiêu chương trình
- Program outcome / Đầu ra và kết quả chương trình
- Your role on the program / Vai trò của bạn trong chương trình
- Your responsibilities / Trách nhiệm của bạn trong chương trình
- Deliverables / Giao phẩm của chương trình
3.3. Chi tiết từng dự án của chương trình
Tương ứng với mỗi chương trình bạn khai báo ở mục 3.1 và 3.2, bạn cần làm rõ các thành phần trong chương trình bằng cách cung cấp các thông tin sau của mỗi dự án, bao gồm:
(1) Project Title / Tên dự án
(2) Approach/Methodology / Cách tiếp cận trong triển khai dự án: có sẵn 3 lựa chọn
- Traditional (Waterfall)
- Agile
- Hybrid
(3) Project Team Size / Quy mô của team triển khai dự án: có sẵn các lựa chọn
- 1 - 4
- 5 - 9
- 10 - 14
- 20 hoặc hơn
- Classified
(4) Project Budget (USD) / Ngân sách của dự án: có sẵn các lựa chọn
- Up to $1M
- $1M-$5M
- $5M-$10M
- $10M-$25M
- $25M or More
- Classified
(5) Project Date - Start & End / Ngày bắt đầu và kết thúc dự án
Ngày bắt đầu và kết thúc dự án phải phù hợp với ngày bắt đầu và kết thúc của chương trình. Tổng thời gian các dự án phải khớp với thời gian bắt đầu và kết thúc của chương trình.
4. Program Experience Statements:
Đây là phần tóm tắt kinh nghiệm quản lý chương trình tương ứng với 5 domains của bài thi (Strategic, Program Life Cycle, Benefits, Stakeholder Engagement, và Stakeholder Engagement). Tuy nhiên, kể từ tháng 03/2024, PMI chỉ yêu cầu viết 3 bài luận thể hiện kinh nghiệm ở 3 domains là Strategy, Leadership, và Governance. Mỗi domain sẽ có 2 lựa chọn A và B, cụ thể như sau:
Experience Summary 1 | Experience Summary 2 | Experience Summary 3 |
Strategy | Leadership | Governance |
A. Establishing or contributing to a program roadmap or business case aligned with the organization's strategic objectives | A. Identifying and analyzing program stakeholders, developing clear expectations, and achieving alignment on program acceptance criteria | A. Managing program delivery and component changes affecting program health |
B. Defining a plan to monitor and oversee program benefits realization | B. Implementing effective communication and conflict resolution strategies, creating a productive and respectful environment among the team | B. Utilizing the governance process to manage risks and escalations by maintaining the program roadmap and benefit realization plan |
Học viên lựa chọn Option A hoặc B cho mỗi domain, và Lựa chọn Program tương ứng cho từng domain để viết bài luận.
Bài luận nên mô tả cụ thể các khía cạnh ở cấp độ chương trình trong kinh nghiệm của bạn với vai trò Quản lý Chương trình. Bài luận phù hợp và được đánh giá tốt cần có những phương pháp và chiến lược cụ thể đã sử dụng, cũng như các mục tiêu và kết quả có thể định lượng được của chương trình.
Bài luận này cần giúp hội đồng đánh giá dễ dàng nhận thấy rõ ràng cách bạn đã áp dụng kỹ năng quản lý ở cấp độ chương trình đối với chương trình mà bạn mô tả.
Đội ngũ chuyên gia Atoha khuyến khích khai báo 1 - 2 programs nhằm thể hiện được tính chặt chẽ và liên kết về mặt nội dung của chương trình, đồng thời giúp hội đồng cũng dễ dàng nhận thấy sự liên kết của các dự án trong chương trình.
IV. Lưu ý khi hoàn thành phần Tóm tắt Kinh nghiệm trong hồ sơ PgMP®
Nội dung cần rõ ràng, ngắn gọn và sử dụng tiếng Anh chuẩn.
Bạn có thể sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản để viết trước câu trả lời, sau đó sao chép và dán vào phần đơn đăng ký.
Đảm bảo trả lời đầy đủ tất cả các ý được yêu cầu trong mỗi câu hỏi. Ví dụ, nếu câu hỏi yêu cầu mô tả cách bạn xác định và đánh giá rủi ro, thì phải có ví dụ cho cả xác định và đánh giá rủi ro.
Bài luận đầy đủ thường dài ít nhất 350 từ, tối đa là 500 từ.
Thông tin về chương trình bạn đã cung cấp trong phần kinh nghiệm làm việc sẽ được gửi cho hội đồng đánh giá, bạn không cần lặp lại mô tả chương trình trong phần này.
Viết bài luận ở ngôi thứ nhất. PMI muốn biết bạn đã đóng góp cá nhân như thế nào vào chương trình.
Đúng: Tôi đã phát triển mô hình quản trị chương trình bằng cách…
Sai: Chúng tôi/đội ngũ chương trình đã phát triển mô hình quản trị bằng cách…Không mô tả hoạt động quản lý chương trình do người khác thực hiện.
Mô tả cách bạn thực hành quản lý chương trình – tránh các câu trả lời lý thuyết.
Không nên trả lời bằng các định nghĩa "sách giáo khoa" về thuật ngữ quản lý chương trình. Thay vào đó, hãy cung cấp ví dụ cụ thể từ chính kinh nghiệm cá nhân. Dù không phải câu nào cũng cần số liệu cụ thể, nhưng phần trả lời phải có ví dụ chi tiết minh hoạ.
Đúng: Tôi đã đảm bảo chương trình luôn phù hợp với các mục tiêu chiến lược của tổ chức bằng cách…
Sai: Nhà tài trợ chương trình đã đảm bảo chương trình phù hợp với các mục tiêu tổ chức bằng cách…
Ví dụ về câu trả lời đạt và chưa đạt yêu cầu
Ví dụ 1:
✅ Chi tiết: Để tăng số lượng khách hàng ít nhất 5% trong một năm, tôi đã nhắm đến 500 khách hàng bán lẻ mới và 1.200 khách hàng nâng cấp mỗi tháng.
❌ Thiếu chi tiết: Tôi đánh giá dữ liệu, phân loại theo mức độ rủi ro đối với khách hàng, tổ chức và chi phí.
Ví dụ 2:
✅ Chi tiết: Tôi đề xuất với Ủy ban bảo trợ miễn phí chi phí lắp đặt mạng đồng để thu hút thêm khách hàng chuyển sang sử dụng mạng cáp quang.
❌ Thiếu chi tiết: Tôi xây dựng các kỳ vọng rõ ràng dựa trên việc hiểu yêu cầu và quản lý mong đợi.
Ví dụ 3:
✅ Chi tiết: Các cuộc kiểm tra chất lượng thực địa được thực hiện đối với 35% khách hàng; trung bình hoàn thành ít nhất 280 cuộc kiểm tra/tháng và báo cáo được trình lên Hội đồng quản trị.
❌ Thiếu chi tiết: Các phân tích được trình bày cho các bên liên quan và sự đồng thuận được xây dựng để thiết lập hướng đi.
Trước khi nộp đơn, hãy đọc lại toàn bộ câu trả lời của bạn để đảm bảo đầy đủ và chính xác. Với mỗi câu hỏi, hãy tự hỏi:
- Câu trả lời của bạn có trả lời trọn vẹn câu hỏi không?
- Bạn đã cung cấp ví dụ cụ thể chứng minh công việc mình thực hiện với vai trò Quản lý Chương trình chưa?
- Câu trả lời có giống như mô tả của một Quản lý Dự án giám sát nhiều dự án hay không?
- Bạn có chỉ liệt kê công cụ và kỹ thuật mà không nêu rõ chiến lược, lý do lựa chọn hay không?
- Câu trả lời có thiên về lý thuyết, thiếu thông tin quan trọng về vai trò thực sự của bạn trong chương trình không?
Lưu ý: Câu trả lời cần phản ánh chính xác trải nghiệm cá nhân của bạn – không nên để người khác viết hộ vì điều này vi phạm Quy tắc đạo đức PMI.
Chúc bạn may mắn và thành công. Nếu cần người đồng hành hỗ trợ trên hành trình chinh phục chứng chỉ PgMP này, đừng ngần ngại liên hệ Atoha theo Hotline 0707 666 8666 để được hỗ trợ nhé!
Tài liệu PgMP (Program Management Professional)®
Mọi thông tin về chứng chỉ Quản lý Chương trình PgMP®
Quản lý chương trình chuyên nghiệp® - Program Management Professional (PgMP)®