Kinh nghiệm thi PMI-RMP - Nguyễn Văn Minh

Anh Nguyễn Văn Minh vừa xuất sắc vượt qua kỳ thi chứng chỉ PMI-RMP® chỉ trong lần thi đầu tiên vào ngày 10/07/2024. Trong bài viết dưới đây, anh Minh đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm của riêng anh trên hành trình chinh phục PMI-RMP.

Quá trình đăng kí hồ sơ PMI-RMP

Đối với các bạn đã có chứng chỉ PMP như mình thì bước đăng kí hồ sơ thi sẽ không còn bỡ ngỡ, mình chỉ mất khoảng một buổi để chuẩn bị theo form của các bạn admin Atoha gửi (form tương tự như form của kỳ thi PMP).

Nếu bạn nào chưa hoàn thành phần hồ sơ thì mình có một số tips. Vì mình đang chuẩn bị cho kì thi chứng chỉ PMI-RMP, nên trong quá trình mô tả kinh nghiệm quản lý dự án mình sẽ cần trình bày các kinh nghiệm liên quan đến các công việc của quản lý rủi ro: 

  • Trong dự án bạn quản lý rủi ro như thế nào? 
  • Rủi ro trong dự án được nhận diện/đánh giá/lên phương án ứng phó như thế nào?
  • Risk review, risk audit được thực hiện ở những thời điểm nào của dự án? 
  • Và đặc biệt kết quả cũng như các khó khăn bạn gặp phải ở dự án cũng như mô tả bạn vượt qua chúng như thế nào,... 

Trước khi submit chính thức để chắc chắn hồ sơ được duyệt thì bạn có thể gửi cho các bạn admid để nhờ các Thầy cô của Atoha review trước.

Quá trình tự học theo chủ đề.

Nếu các bạn đăng kí khóa học ở Atoha, thì hiện tại khóa luyện thi PMI-RMP chưa có đào tạo theo bài giảng trực tuyến, cũng như record video như các khóa PMP, PMI-ACP hay PgMP, PfMP. Khả năng cao là chứng chỉ này dễ luyện thi nên không cần phải học bài bản. Do vậy, nhịp độ ôn tập hay kế hoạch ôn tập là hoàn nằm ở bạn.

Vì mình vừa hoàn thành xong khóa học PMP, nên mình không mất quá nhiều thời gian để đọc tài liệu, ở bước này mình không phải tìm hiểu lại từ đầu. Thứ tự mình đọc để gain kiến thức nền:

  • ECO: mình sẽ biết các chủ điểm của bài thi cũng như tỉ lệ phân bổ trong đề thi
  • Practice Standard Project Risk Management 2009: Nắm được các quá trình cần thiết để quản lý rủi ro cũng như các critical factors của từng quá trình từ Risk management plan process, Identifying risk process, Risk Analysis process, Risk response plan process, Risk monitor process,...
  • Chương Risk Management (PMBOK6): Nắm được quá trình quản lý rủi ro từ Input, Tool and Technique and Output (ITTO), hiểu và phân biệt các risk events (Risk trigger, Risk review, risk audit, work around, Risk assessment), Hiểu được các tool and technique quan trọng Data gathering (brainstorming, Delphi technique, interview, prompt list, checklist, SWOT, RBS etc.), Data analysis (Root cause analysis (Ishikawa fishbone analysis)), Risk Qualitative analysis, Risk Quantitative analysis, Sensitive analysis, Force field analysis, etc.
  • Chương Stakeholder Engagement (PMBOK6): nắm được quá trình quản lý stakeholder từ Input, Tool and Technique and Output (ITTO)

Quá trình luyện đề & (Slow speed)

Đây là quá trình vô cùng quan trọng, thông qua luyện đề mình sẽ làm quan được cách thức đề được ra, các dạng câu hỏi trong đề. Mình bám sát bộ đề trên Moodle của Atoha.

Thông thường các bộ đề của Atoha mình tạm chia ra thì sẽ có 3 loại:
- Loại 01: Đề cung cấp kiến thức (sẽ phân cụ thể theo các chủ đề cụ thể, theo chương, hoặc theo nguồn của bộ đề sưu tầm: Đề của RITA, Joshep Philips etc.)
- Loại 02: Mini test (Đối với bộ đề RMP của Atoha loại mini test khoảng từ 50 - 100 câu). 
- Loại 03: Full test (từ 115 - 170 câu).

Nếu các bạn chưa trải qua kì thì PMP thì nên làm loại 01 kết hợp với đọc tài liệu để nắm và bổ sung các kiến thức cơ bản. Nếu làm tốt ở bước này sẽ rút ngắn rất nhiều trong quá trình làm đề Full test và chạy nước rút. Cũng không cần quá ép mình phải nhớ hay học thuộc lòng các thuật ngữ, kiến thức, hiểu là đủ rồi có thể cho phép mình quên. Đối với mình, do mình vừa kết thúc khóa PMP nên mình bypass làm đề loại 01.

Sau khi các bạn kết thúc đề loại 01, cũng như đọc lại các tài liệu, các bạn có thể trực tiếp vào làm đề full test (loại 03) hoặc làm lần lượt từ loại 02 cũng đều được. 

Trong quá trình làm đề những đề đầu tiên các bạn không nên quá tập trung vào thời gian, cứ bình tĩnh phân tích đề, xác định quá trình nào đang diễn ra (Bối cảnh của đề quá trình initiating, planning, Risk identify, Risk analysis, Monitoring, Closing etc.), xác định các dữ kiện chính của đề (Risk events, Risk trigger etc), xác định được ý đề muốn hỏi về cái gì. Những thuật ngữ mới sẽ xuất hiện trong câu hỏi hoặc trong các đáp án là điều rất bình thường ở bước này. Bạn không cần quá lo lắng, đơn giản là những cái này đã nhớ mang máng ở đâu đó và không cần phải cố nhớ lại nó là cái gì. Việc cần làm là key in vào google search và tra lại nó để hiểu tường tận về nó, sau đó tìm các cặp tương phản để tìm hiểu và phân biệt. 

Ví dụ: Risk audit vs Risk review:

- Risk Audit: Thực hiện với mục đich đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp ứng phó rủi ro, quy trình quản lý rủi ro, từ đó tìm vá lỗ hổng trong quá khứ để cải thiện hệ thống  bằng các correction corrective,... tóm lại là look back ward.

- Risk review: Thực hiện với mục đích đánh giá các rủi ro hiện tại, và các biện pháp ứng phó rủi ro, nhằm đánh giá xem các biện pháp quản lý rủi ro/ ứng phó rủi ro đã đầy đủ chưa, rủi ro có được kiểm soát tốt chưa. Tóm lại look forward

Các bạn cũng có thể tham khảo cách này thông qua ứng dụng Chat AI của PMI: Khi các bạn gặp một thuật ngữ mới hoặc 1 câu hỏi có nhiều kiến thức mới, hay đáp án mà bạn chưa rõ, bạn truy cập vào link. Gõ thuật ngữ hay câu hỏi bạn muốn hỏi, AI này sẽ trả lời tường tận cho các bạn. Ứng dụng này rất hay, nó sẽ chỉ ra source mà nó tham khảo, bạn có thể tìm đọc lại nguồn. Ngoài ra, sẽ có 3 câu hỏi gợi ý liên quan đến câu hỏi của bạn và dẫn bạn đến một kho tàng kiến thức với cấp số nhân, bạn tha hồ mở rộng kiến thức mà không cần đọc từng cuốn sách giày cộm, tất cả chỉ là click và click.

Sau khi các bạn làm được khoảng đề thứ 03, thứ 04, sẽ thấy kiến thức bắt đầu lặp lại, các thuật ngữ dần dần xuất hiện tức là bạn đang sắp thu thập các kiến thức cần thiết cho kỳ thi rồi. Hãy kiên nhẫn ở bước này!!! Theo kinh nghiệm thực tế của mình thì ở các đề đầu tiên mình dành khoảng 1 - 1.5 tuần, các bạn cũng có thể dùng note trên mày tính, hoặc cuốn sổ để ghi chép lại các thuật ngữ, hoặc stickynote dán tường hoặc không cần làm gì cả cũng đều được. Miễn là theo nguyên tắc nếu chưa nhớ và trong quá trình làm đề gặp lại thì không ngại tra lại từ đầu.

Tổng quá trình luyện đề (slow speed) mình dành khoảng 1 tháng. Không cần làm quá nhiều đề, quan trọng nhất là mức độ đào sâu và gain kiến thức.

Quá trình chạy nước rút

Mình đăng ký khoảng 1.5 tháng trước ngày thi. Sau khoảng 20 ngày trước ngày thi thì Atoha release bộ đề mới GU2023 (4 đề full test) và CO 2024 (1 đề full test). Mình thực sự bắt đầu quá trình làm đề full test trước khoảng 01 tháng trước ngày thi chính thức.

- Bước 1: Làm đề full test lần 1. Ở bước này bạn sẽ làm dựa vào kiến thức bạn đã gain từ các quá trình trước đó, làm liên tục không gián đoạn. Do công việc bận không có nhiều thời gian rảnh, thường mình sẽ chia đề full test  thành 2 - 3 phần để thực hiện. Sau đó tra kết quả, xem tỉ lệ những câu làm đúng/sai. Phân tích làm rõ những câu sai, hoặc những câu đúng nhưng phân vân hai đáp án 50/50. Đây là bước cực kì quan trọng, như kinh nghiệm của mình thì mình sẽ screen shot lại những câu đáp án mình chọn sai, và phân tích chuyên sâu, tại sao đáp án lại được chọn sai (Do thiếu kiến thức, do làm ẩu đọc không hiểu hết ý của đề, đề gài bẩy, hay do đáp án đề sai etc.) áp dụng RFG như Quá trình luyện đề RFG (Slow speed), các bạn cũng có thể consult các Thầy cô Atoha trong nhóm chat đối với những câu chưa hiểu rõ. 

- Bước 2: Thực hiện lại làm toàn bộ đề, ở bước này sẽ làm liên tục, vận dụng các kiến thức vừa RFG. Đây là bước sẽ giúp bạn nhớ kiến thức lâu hơn (Không bắt buộc).

Bạn lặp đi lặp lại hai bước này ở các đề tiếp theo, số lượng đề thì phụ thuộc vào khoảng thời gian đăng ký thi, làm càng nhiều đề và áp dụng RFG kĩ thì các bạn sẽ thấy tần xuất xuất hiện các đề tương tự ngày càng nhiều, đề luyện thi thường sẽ được chọn các đề có mức độ khó và câu hỏi nhiều tình tiết nhiễu hơn, tính toán phưc tạp hơn. Do vậy, khi bước vào kỳ thi thật các bạn sẽ có cảm giác tự tin hơn và được chuẩn bị tốt hơn. Những đề gần cuối, bạn nên canh giờ và đẩy nhanh quá trình đọc, phân tích đề.

Quá trình làm bài thi

Mình tham gia thi ngày 10/07/2024, vừa kịp làm xong các bộ đề bổ sung của Atoha, nhưng chưa có thời gian review làm lại lần 2. Trước ngày thi mình theo tư vấn của Thầy Hải, mình không làm đề nữa mà chỉ review lại những câu mình đã làm sai của các bộ đề GU2023 và JuAh Practice Tests (2024).

Trong quá trình làm bài thi 115 câu/150 phút (chưa bao gồm thời gian 10 phút nghỉ giữa chừng). Cách hỏi của đề tương tự như bộ đề GU2023 (Practice test 1, Practice test 2Quiz, Practice test 3Quiz, Practice test 4Quiz) JuAh Practice Tests (2024) Practice test 1Quiz, Practice test 2Quiz), tuy nhiên phần tính toán thì xuất hiện trong đề khoảng 2 câu và khá đơn giản, đề thì không quá dài. Mình kết thúc 60 câu đầu khoảng 72 phút và còn lại khoảng 78 phút cho 55 câu còn lại.

Mình xin tóm tắt Lesson learned mình rút ra trong quá trình luyện thi:

  1. Hiểu rõ sequence của các quá trình (PMBOK6, ECO).
  2. Review fill gap là bước vô cùng quan trọng để "gain and master knowledge", 3/4 thời gian bạn ôn luyện sẽ nằm ở bước này.
  3. Bạn cũng có thể áp dụng quy tắc 80/20 để tối đa hóa hiệu quả ôn luyện khi quỹ thời gian ôn luyện của mình không nhiều.
  4. Nắm rõ các thuật ngữ của Risk, các tool & technique, so sánh các cặp tương phản sẽ giúp bạn nhớ lâu và hạn chế nhầm lẫn.
  5. Nghiên cứu thật kĩ các câu bạn làm sai khi luyện đề sẽ là cách hiệu quả để giảm những câu sai trong bài thi thật.
  6. Cố gắng tìm ra các PMI mindset trong quá trình luyện đề.
  7. Xác định rõ bối cảnh của đề, yêu cầu của đề, từ đó xác định và loại trừ đáp án không phù hợp.
  8. Kiểm soát thời gian khi làm bài, tận dụng khoảng thời gian nghỉ giải lao 10 phút ở câu thứ 60 để refresh lại đầu óc.
  9. Nếu những câu đầu tiên bạn đọc cảm thấy khó thì những câu dễ sẽ nằm ở phần cuối, cố gắng phân bổ thời gian đọc đến câu cuối cùng.
  10. Bạn gần như không có đủ thời gian để đọc tất cả các câu hỏi 2 lần, do vậy cần quyết đoán đưa ra đáp án và chuyển qua câu tiếp theo (gắn Flag quá nhiều sẽ làm bạn bối rối).
  11. Chúc các bạn ôn thi hiệu quả và sớm chinh phục được chứng chỉ RMP.
Nguyễn Văn Minh, PMP, PMI-RMP

 


Cũ hơn Mới hơn


Thông tin liên hệ

Thông tin chuyển khoản
Công ty Cổ phần ATOHA. Ngân hàng Á Châu (ACB). Số tài khoản: 6868 2468, PGD Tân Sơn Nhì, TPHCM.
Đăng ký khóa học
Chọn khóa học phù hợp bằng cách điền thông tin như link bên dưới. Tư vấn viên Atoha sẽ liên hệ anh/chị ngay.
Câu hỏi thường gặp

“Có. Atoha sẽ có chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo dành cho học viên và cung cấp 35 giờ đào tạo bắt buộc (1 trong 3 điều kiện thi lấy chứng chỉ PMP quốc tế)."

“Cả 2. Tài liệu có thể là tiếng Anh hoặc tiếng Việt tùy vào lớp. Atoha có thể đào tạo bằng cả tiếng Anh hoặc tiếng Việt."

“Chưa bao gồm. Học viên sẽ cần đóng phí thi trực tiếp cho viện PMI nếu muốn đăng ký thi, phí thi tham khảo như sau: 389 USD/non-member và 393 USD/member (trong đó phí thành viên PMI là 99 USD, phí admin là 10 USD, phí thi PMP là 284 USD). Chi phí này dành cho một số khu vực, trong đó có Việt Nam. Tham khảo thêm tại: www.pmi.org"

Liên hệ ngay với Atoha để được tư vấn về chương trình phù hợp