27. Mở rộng kênh đào Panama
Với mức độ phổ biến của kênh đào Panama trên tuyến đường thương mại toàn cầu, nó đã gặp báo động khi sự gia tăng của các tàu siêu lớn vào thế kỷ 21 bắt đầu: cứ tám tàu thì sẽ có một tàu vượt quá giới hạn cho phép của con đường này. Cố gắng xoay chuyển tình thế, chính phủ đã khởi động một dự án trị giá hơn 5 tỷ USD để tăng gấp đôi công suất của kênh đào.
Mở rộng tuyến đường thuỷ có tuổi thọ thế kỷ để đáp ứng nhu cầu vận chuyển
MỘT TÀU MÁY ĐI NGANG QUA ÂU TÀU AGUA CLARA MỚI TRONG BUỔI LỄ KHÁNH THÀNH CÔNG TRÌNH MỞ RỘNG KÊNH ĐÀO PANAMA CANAL NĂM 2016.
HÌNH ẢNH BỞI RODRIGO ARANGUA / AFP / GETTY IMAGES
Việc thực hiện một trong những con đường vận chuyển tắt quan trọng nhất thế giới đã giúp Panama giành được độc lập vào năm 1903. Tái xây dựng công trình này một thế kỷ sau đó giúp quốc gia Trung Mỹ khôi phục niềm tự hào của mình và đảm bảo tuyến đường thủy thương mại toàn cầu sẽ thúc đẩy nền kinh tế của đất nước trong nhiều thập kỷ tới.
Với mức độ phổ biến của kênh đào Panama trên tuyến đường thương mại toàn cầu, nó đã gặp báo động khi sự gia tăng của các tàu siêu lớn vào thế kỷ 21 bắt đầu: cứ tám tàu thì sẽ có một tàu vượt quá giới hạn cho phép của con đường này. Cố gắng xoay chuyển tình thế, chính phủ đã khởi động một dự án trị giá hơn 5 tỷ USD để tăng gấp đôi công suất của kênh đào.
Không giống như dự án ban đầu được hoàn thành vào năm 1914 bởi Quân đoàn Kỹ sư Quân đội Hoa Kỳ, cuộc đại tu này mang một hương vị địa phương hơn. Được lãnh đạo một văn phòng quản lý dự án (PMO) thành lập bởi Cơ quan quản lý kênh đào Panama, cơ quan chính phủ quản lý và vận hành kênh đào. Và khoảng 90 phần trăm lực lượng lao động của chương trình là người Panama. Quá trình thực hiện gặp nhiều trở ngại, như việc rò rỉ âu tàu trong các thử nghiệm vận hành và tranh chấp bồi thường với một nhà thầu dẫn đến việc ngừng hoạt động hai tuần. Tuy nhiên, nhóm dự án vẫn kiên trì.
Ilya Marotta, phó chủ tịch phụ trách kinh doanh vận chuyển cho Cơ quan quản lý kênh đào Panama cho biết, “Để chúng ta tiếp tục là vận động viên trong cuộc đua toàn cầu của thế giới thương mại, kênh đào không chỉ cần tăng số lượng tàu mà còn cần có khả năng chào đón những con tàu lớn hơn.” “Dự án này đã thống nhất đất nước.”
Giống như nhiều công trình cơ sở hạ tầng được xây dựng, kênh đào dài 50 dặm (82 km), là huyết mạch giao dịch chính lâu năm giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, đã trở nên lỗi thời. Phải mất năm năm nghiên cứu và một cuộc trưng cầu dân ý quốc gia trước khi Chính quyền Kênh đào Panama tiến hành một cuộc cải tạo lớn vào năm 2007 để mở rộng âu tàu và các kênh sâu hơn, cùng với các cải tiến khác.
Karen Smits, một nhà nhân chủng học về tổ chức tại Practical Thinking Group, theo dõi sát sao dự án trong nhiều năm, đã đưa ra lời nhận định về sự kết hợp giữa các nhóm thực hiện kênh đào Panama mà bà đã gọi là “cùng chung chiến hào”. “Theo thời gian, tôi đã chứng kiến một sự chuyển đổi trong hợp tác đầy ấn tượng,” Smits chia sẻ. “Việc đặt yếu tố con người lên trên hết đã giúp các nhà lãnh đạo dự án giải quyết được sự phức tạp trong cuộc chạy đua của siêu dự án này.”
PMO đã thực hiện khâu chuẩn bị cả từ bên ngoài và bên trong.
Gần 300 nhà thầu đã được mời đến Panama trong các cuộc họp giao ban căng thẳng, và PMO đã được chuẩn bị kĩ lưỡng. “Họ đã dành thời gian đào tạo một đội ngũ quản lý dự án,” ông Itzel Ulloa, một kỹ sư dân sự của Cơ quan quản lý kênh đào Panama, chia sẻ. Hơn 50 nhân viên, bao gồm Ulloa, đã trải qua khóa đào tạo quản lý dự án và đạt được chứng chỉ Quản lý Dự án Chuyên nghiệp [Project Management Professional (PMP) ®].
Các dự án thống nhất đất nước.
ILIA MAROTTA
PHÓ CHỦ TỊCH BÀN GIAO CÔNG VIỆC, CHÍNH QUYỀN KÊNH ĐÀO PANAMA
Sự đào tạo đã được đền đáp khi những vướng mắc xuất hiện. “Khi tôi bắt đầu tham dự các cuộc họp tại các công trường xây dựng, rõ ràng mỗi bên liên quan đều có các phương pháp và quan niệm dị thường điều này làm đình trệ quá trình hợp tác,” Smits nói. “Một vài tháng sau khi thực thi, ‘các yếu tố gắn kết” bắt đầu được đẩy mạnh. Ví dụ, một quản lý dự án đã tổ chức các hội thảo về quy trình đệ trình ở các cấp độ tổ chức khác nhau nhằn tránh các nguy cơ hỗn loạn và xung đột.
PMO cũng thiết lập một ma trận rõ ràng về thẩm quyền dự án và phạm vi thay đổi về ngân sách và lịch trình mà mỗi cấp có thể phê duyệt từ người quản lý dự án cho đến ban giám đốc. Ma trận đó đảm bảo rằng “ dự án không bị trì hoãn bởi sự quan liêu mà thay vào đó chúng tôi trao quyền cho mỗi người quản lý dự án đưa ra quyết định,” Marotta nói, người đã cá độ lập thể phê duyệt khoản thay đổi lên tới 5 triệu USD. “Cho phép dự án di chuyển nhanh, và khiến mỗi người quản lý dự án phải chịu trách nhiệm cuối cùng.”
Một ví dụ khác về văn hóa dự án năng động: “Cơ quan quản lý kênh đào Panama đã chỉ định người giám sát hành vi cho một số nhà lãnh đạo,” theo ông Smits. “Sự sắp xếp là các chuyên gia tư vấn độc lập sẽ hỗ trợ các nhà lãnh đạo dự án bằng cách đưa ra những lời khuyên và hướng dẫn về cách quản lý con người trong các siêu dự án.”
Kể từ khi khánh thành vào năm 2016, khối lượng hàng hoá được vận chuyển qua kênh đào đã tăng nhanh chóng. Vào năm 2018, kênh đào đã mang lại 3,2 tỷ đô la Mỹ doanh thu hàng năm. (Panama thu phí thông hành dựa trên sức chứa của tàu thuyền). Trong hai năm tới, các nhà chức năng dự kiến sẽ tăng thêm 2,1 tỷ đô la Mỹ doanh thu hàng năm.
“Không còn ghi ngờ gì nữa, dự án mở rộng Kênh đào Panama đã đạt đến độ tuyệt vời trong kỹ thuật qua việc đáp ứng nhu cầu cho một kênh thương mại toàn cầu lớn này,” theo ông Smits. “Nhưng theo quan điểm của tôi, bài học lâu dài của nó là không thể nhầm lẫn: Dành thời gian để phát triển kỹ năng con người sẽ tạo ra các trái phiếu không thể phá vỡ, thúc đẩy kết quả dự án và, có lẽ, thay đổi cả thế giới.”
Nguồn:
https://mip.pmi.org/panama-canal-expansion
Xem thêm: