28. Sáng kiến xóa bỏ bại liệt toàn cầu
Kể từ khi GPEI ra mắt năm 1988, một mạng lưới toàn cầu gồm 20 triệu tình nguyện viên đã tiêm chủng cho hơn 2,5 tỷ trẻ em. Do đó, tổ chức đã giảm 99,9% các trường hợp mắc bệnh. Chỉ có hai quốc gia báo cáo các trường hợp mắc bệnh bại liệt trong năm 2018.
1955: Vắc-xin bại liệt của bác sĩ Jonas được thông qua kiểm duyệt
1988: Ra mắt Sáng kiến xóa bỏ bại liệt toàn cầu
350.000: Ước tính số ca mắc bệnh bại liệt vào năm 1988
33: Số ca mắc bệnh bại liệt được báo cáo năm 2018
Chỉ huy sáng kiến y tế công cộng lớn nhất thế giới và đưa một căn bệnh chết người đến bờ vực loại bỏ
MỘT NHÂN VIÊN SỨC KHỎE CẤP VACCINE POLIO CHO MỘT TRẺ Ở AMRITSAR, ẤN ĐỘ.
HÌNH ẢNH BỞI NARINDER NANU / GETTY IMAGES
Việc theo dõi tình trạng bệnh bại liệt đòi hỏi một cuộc tấn công toàn cầu không ngừng nghỉ. Là nỗ lực y tế công tư lớn nhất thế giới cho mảng bệnh dịch, sáng kiến xóa bỏ bại liệt toàn cầu (Global Polio Eradication Initiative - GPEI) là một nguồn lực nhân rộng đã giúp loại bỏ gần như căn bệnh tê liệt, đã đạt đến tỷ lệ dịch.
Kể từ khi GPEI ra mắt năm 1988, một mạng lưới toàn cầu gồm 20 triệu tình nguyện viên đã tiêm chủng cho hơn 2,5 tỷ trẻ em. Do đó, tổ chức đã giảm 99,9% các trường hợp mắc bệnh. Chỉ có hai quốc gia báo cáo các trường hợp mắc bệnh bại liệt trong năm 2018.
1955: Vắc-xin bại liệt của bác sĩ Jonas được thông qua kiểm duyệt
1988: Ra mắt Sáng kiến xóa bỏ bại liệt toàn cầu
350.000: Ước tính số ca mắc bệnh bại liệt vào năm 1988
33: Số ca mắc bệnh bại liệt được báo cáo năm 2018
Thúc đẩy chiến dịch tiêm phòng tận nhà trên 200 quốc gia là một sự hợp tác mang tính đột phá, với sự chung tay của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), UNICEF, Rotary International và Quỹ Bill & Melinda Gates.
Sự kết hợp các sức mạnh về y tế từ WHO và CDC cộng với khả năng cung cấp vắc-xin của UNICEF đã kiến bệnh bại liệt trên bờ vức của sự xoá sổ: GPEI đã báo cáo chỉ 33 trường hợp mắc bệnh bại liệt vào năm 2018. Về phần mình, Rotary International đã huy động một mạng lưới hơn 1,2 triệu các thành viên trên toàn thế giới để gây quỹ, tình nguyện và vận động.
“Mỗi tổ chức mang đến một điều đặc biệt trong mối mối quan hệ hợp tác này,” theo ông Carol Pandak, giám đốc của PolioPlus, Rotary International. “Sự hợp tác này dự trên vai trò bổ sung lẫn nhau”.
“Chúng ta cần tìm và tiêm phòng cho mọi trẻ em. Bất kể họ sống ở đâu. Bất kể là xa thế nào.”
-MICHEL ZAFFRAN, TỔ CHỨC SỨC KHỎE THẾ GIỚI
GPEI đã bỏ lỡ mục tiêu xoá bỏ bệnh bại liệt toàn cầu ban đầu của mình vào năm 2000 nói lên tính phức tạp của hoạt động này. Các khu vực phải có ghi nhận trong ba năm liên tiếp mà không có trường hợp bệnh nào sẽ được chứng nhận là không có bệnh bại liệt, và mỗi trường hợp bệnh được phát hiện sẽ đẩy mục tiêu của GPEI đi xa hơn. Hiện tại GPEO đặt thời hạn cho mục tiêu của mình vào năm 2023, với các chiến lược mới ở Afghanistan và Pakistan, nơi xung đột, dân số di động và hệ thống y tế còn yếu và hạn chế quyền việc tiếp cận với trẻ em. Nigeria là quốc gia đặc hữu thứ ba.
“Chúng ta cần tìm và tiêm phòng cho mọi trẻ em. Bất kể họ sống ở đâu. Bất kể là xa thế nào.” ông Martin Zaffran, giám đốc phòng chống bệnh bại liệt của WHO nói.
125: Số quốc gia báo cáo các trường hợp mắc bệnh bại liệt vào năm 1988
2: Số quốc gia báo cáo các trường hợp mắc bệnh bại liệt trong năm 2018
200.000: Số ca mắc bệnh bại liệt ước tính hàng năm trong vòng 10 năm tạm dừng trong các chiến dịch tiêm chủng
10 năm: Lượng thời gian trẻ em thế giới sẽ cần tiếp tục tiêm phòng bại liệt định kỳ ngay cả sau khi đã được chứng nhận việc xoá bỏ bệnh trên toàn cầu
Tìm mọi đứa trẻ
Trong hơn 30 năm qua, đã có rất nhiều bài học kinh nghiệm bao gồm cả nhu cầu phát triển.
“Chúng tôi đã hiểu ra rằng không có phương pháp nào là hoàn toàn phù hợp cho tất cả trong hành trình xoá bỏ này,” Zaffran nói. “Một cách nói khác, việc diệt trừ bệnh bại liệt rất đơn giản: Nếu bạn tiêm vắc-xin đủ cho trẻ em trong khu vực, bệnh bại liệt sẽ không có nơi nào để ẩn và sẽ biến mất. Những nơi có tình trạng phức tạp là lý do mà trẻ em không được tiêm chủng. Những lý do cho điều này rất khác nhau. Có thể là do thiếu cơ sở hạ tầng, thiếu sở hữu chính trị, sự di cư, thiếu kế hoạch, quản lý vắc-xin không đầy đủ, không an toàn, thách thức địa lý, dân cư du mục hoặc kháng chiến cộng đồng. Vi-rút bại liệt chỉ quan tâm đến việc tìm kiếm một đứa trẻ chưa được tiêm chủng và rất giỏi trong việc tìm ra đứa trẻ đó. Chúng ta cần đưa ra các chiến thuật cụ thể theo khu vực để vượt qua thử thách.”
Khi GPEI kết thúc mục tiêu của mình, dự án là một mô hình mạnh mẽ cho các hoạt động y tế công cộng khác.
Những bài học kinh nghiệm và cơ sở hạ tầng được xây dựng để loại trừ bệnh bại liệt đang giúp các đội khác phát hiện và ứng phó với các dịch bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin, bao gồm sởi, sốt vàng da, cúm Ebola và cúm gia cầm. Nhưng có lẽ bài học quan trọng nhất đối với các dự án phát triển và sức khỏe cộng đồng khác là: Với ý chí quyết tâm, mọi đứa trẻ đều sẽ được tiếp cận y tế.”