Những lợi ích trong việc áp dụng Trí tuệ nhân tạo (GenAI) vào quản lý dự án
Mục tiêu của báo cáo này là trang bị cho các nhà lãnh đạo trong tổ chức và các chuyên gia dự án kiến thức để nhận thấy tác động to lớn của GenAI lên hiệu suất cá nhân, cũng như xác định các yếu tố then chốt góp phần vào việc tăng cường áp dụng công cụ này. Qua đó, mong muốn thúc đẩy việc áp dụng GenAI trong cộng đồng quản lý dự án.
Đã đến lúc các chuyên gia dự án và các tổ chức tăng tốc quá trình thử nghiệm và áp dụng Trí tuệ nhân tạo (GenAI), nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh vượt trội.
Các chuyên gia dự án đang tích cực tìm hiểu và thử nghiệm GenAI, dẫn đến sự khác biệt về tỷ lệ áp dụng và mức độ ảnh hưởng. Các nghiên cứu hiện tại đã đào sâu về các khía cạnh lý thuyết và tiềm năng sử dụng của công nghệ này, nhưng lại thiếu những hiểu biết thực tế về cách các chuyên gia dự án đang ứng dụng nó, những yếu tố nào thúc đẩy việc áp dụng, và ai là người đóng vai trò chủ chốt trong các tổ chức. Rõ ràng, việc áp dụng GenAI không chỉ đơn thuần là tiếp nhận một công nghệ mới, đó là chất xúc tác cho sự chuyển đổi của cả tổ chức.
Mục tiêu của báo cáo này là trang bị cho các nhà lãnh đạo trong tổ chức và các chuyên gia dự án kiến thức để nhận thấy tác động to lớn của GenAI lên hiệu suất cá nhân, cũng như xác định các yếu tố then chốt góp phần vào việc tăng cường áp dụng công cụ này. Qua đó, mong muốn cung cấp những hiểu biết sâu sắc, thiết yếu để thúc đẩy việc áp dụng GenAI trong cộng đồng quản lý dự án ngày càng rộng rãi.
Làm thế nào để chúng tôi xác định những người dẫn đầu trong việc áp dụng GenAI vào quản lý dự án.
Cứ mỗi 05 chuyên gia dự án thì có 01 người cho biết họ đang áp dụng GenAI trong hơn 50% các dự án gần đây để quản lý công việc dự án. Chúng tôi gọi những người này là "Người tiên phong". Mặt khác, cứ mỗi 04 chuyên gia dự án thì có 01 người được coi là "Nhà thám hiểm", vì họ chỉ sử dụng GenAI trong khoảng 1% đến 15% dự án của mình. Các phân loại này được lấy từ các phản hồi trong Khảo sát của PMI về Ứng dụng GenAI trong Quản lý Dự án (2024). Bên cạnh các "Nhà thám hiểm" và "Người tiên phong", chúng tôi còn xác định được 02 nhóm đáng chú ý khác là "Người thích nghi" và "Người đổi mới". Nằm giữa Nhà thám hiểm và Người tiên phong trên thang đo mức sử dụng, 02 nhóm này đóng vai trò quan trọng trong việc áp dụng và tích hợp các công nghệ GenAI.
Phân loại đối tượng sử dụng GenAI:
- Nhà thám hiểm (Explorers): Sử dụng GenAI trong khoảng 1% đến 15% dự án gần đây. Họ đang ở giai đoạn đầu khám phá và thử nghiệm GenAI, đánh giá tiềm năng phát triển.
- Người thích nghi (Adapters): Sử dụng GenAI trong khoảng 16% đến 30% dự án gần đây. Họ nắm bắt GenAI ở mức độ vừa phải, thích ứng với các công nghệ mới và kết hợp chúng vào các hoạt động của mình.
- Người đổi mới (Innovators): Sử dụng GenAI trong khoảng 31% đến 50% dự án gần đây. Họ đang có những bước tiến đáng kể trong việc áp dụng GenAI, thể hiện sự sáng tạo và cách tiếp cận hướng tới tương lai.
- Người tiên phong (Trailblazers): Sử dụng GenAI trong hơn 51% dự án gần đây. Họ đi đầu trong việc áp dụng GenAI, tiên phong những cách thức mới và sáng tạo để tận dụng công nghệ.
Những người tiên phong đang dẫn đầu kỷ nguyên cách mạng của GenAI.
Những người tiên phong nổi bật nhờ biết cách tận dụng công nghệ để tăng cường các nhiệm vụ quản lý dự án phức tạp, đặc biệt trong các lĩnh vực lập kế hoạch, truyền thông, quản lý rủi ro, lập ngân sách, hỗ trợ ra quyết định và quản lý tài nguyên.
Nhưng đó chưa phải là tất cả. Những người tiên phong còn tập trung vào prompt engineering như là kỹ năng quan trọng nhất cần có để áp dụng GenAI. Và, họ có xu hướng chủ động ủng hộ việc áp dụng GenAI, tạo ra một vòng phản hồi tích cực, khuyến khích nắm bắt hoàn toàn sức mạnh chuyển đổi của công nghệ mới nổi này.
Aneliya Chervenova, Giám đốc Sản phẩm Cấp cao, CRM y tế, GSK, Bulgaria cho rằng: “Điều quan trọng cốt lõi là chúng ta cần thảo luận về việc sử dụng GenAI. Các chuyên gia dự án cần tạo ra một vòng phản hồi liên tục với các đồng nghiệp, để họ có không gian chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức cập nhật, cũng như có thể yêu cầu hỗ trợ khi cần thiết."
Sự hỗ trợ của tổ chức đóng vai trò quan trọng cho sự chuyển đổi thành công theo GenAI
Một trong những yếu tố quan trọng nhất mà chúng tôi phát hiện ra là mối tương quan chặt chẽ giữa sự hỗ trợ của tổ chức và mức độ áp dụng GenAI trong quản lý dự án. Sự hỗ trợ của tổ chức có thể kể đến như kế hoạch chiến lược, chính sách quản trị, mục tiêu và số liệu rõ ràng để sử dụng GenAI trong quản lý dự án. Các tổ chức “trên đỉnh” có nhiều khả năng thúc đẩy việc áp dụng GenAI trên toàn tổ chức, trong khi các tổ chức “trung bình” có nhiều khả năng có các chuyên gia dự án tự học và sử dụng GenAI dưới dạng cá nhân.
Về bản chất, để áp dụng GenAI trên quy mô lớn trong công việc và nhiệm vụ quản lý dự án, các tổ chức cần hỗ trợ và tạo điều kiện hết sức cho việc sử dụng các công cụ này trên quy mô toàn doanh nghiệp.
Với tư cách là một tổ chức, bạn đã làm gì để thúc đẩy GenAI trong công tác quản lý dự án?
Nguồn: pmi.org
Xem thêm:
Khóa học Ứng dụng AI vào quản lý dự án
Khóa học Thực hành quản lý dự án
Triển khai thành công khóa học thực hành "Ứng dụng AI vào quản lý dự án"