Phụ nữ trong lĩnh vực quản lý dự án

Elizabeth là một nhà văn tự do và chuyên gia quản lý dự án, hiện sống và làm việc tại London. Cô điều hành Otobos Group, một công ty tư vấn truyền thông dự án chuyên về quản lý dự án.
 
Bài viết dưới đây chia sẻ góc nhìn từ chính những trải nghiệm của tác giả về vai trò, sự đóng góp cũng như những khó khăn của một nhà quản lý nữ trong lĩnh vực quản lý dự án.

Bạn có đang  làm việc trong lĩnh vực quản lý dự án với vai trò quản lý? Theo báo cáo “The State of Women in Project Management” của PMI, có 20% nhân sự nữ đảm nhiệm vị trí lãnh đạo trong lĩnh vực quản lý dự án. Con số này chỉ thấp hơn một chút so với tỉ lệ nam giới đảm nhiệm các vai trò tương tự với tỉ lệ 23%.

Cứ mỗi 5 người phụ nữ trong lĩnh vực quản lý dự án, sẽ có 1 người cân nhắc, đề cử bản thân vào vị trí lãnh đạo. Họ đảm nhiệm những vị trí như PMO, Giám đốc danh mục, Giám đốc sản phẩm, Giám đốc phát triển. Điều này cũng tương đồng với những trải nghiệm của tôi khi những chuyên gia quản lý dự án mà tôi biết là phụ nữ, họ nắm giữ các vai trò như PMO Lead, Trưởng Bộ phận Chuyển đổi Chiến lược, Trưởng phòng và Chuyên gia Scrum.

Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, tôi cũng xem mình như một nhà quản lý. Tôi không có nhân viên. Tôi không có trách nhiệm đặc biệt đối với bất kỳ một bộ phận nào. Nhưng tôi quản lý và lãnh đạo công việc, giống như nhiều nhà quản lý dự án vẫn làm. Câu hỏi được đặt ra là: Phụ nữ đang đảm nhận những vai trò gì, ngoài vai trò lãnh đạo? Liệu rằng phụ nữ có đang đánh giá thấp những gì họ làm chỉ vì chức danh công việc hay vì họ không có nhân viên không? Và đàn ông có đánh giá giống như thế về vai trò của họ không?

The Role of Part-Time Working - Vai trò làm việc bán thời gian

Một chú thích từ báo cáo mà tôi quan tâm là thực tế, phụ nữ có khả năng làm việc toàn thời gian (full-time) cho một tổ chức cao hơn gần 6% so với nam giới. Mặc dù con số đó khá nhỏ trong một sơ đồ tổng thể, nhưng trước đây và ngay cả hiện tại, tôi vẫn đang làm việc với một số phụ nữ làm việc bán thời gian (part-time), trong khi đó tôi chưa từng gặp bất kỳ người đàn ông nào làm việc bán thời gian trong lĩnh vực quản lý dự án.

Đã có nhiều tiến bộ trong việc chia sẻ gánh nặng với những bậc cha mẹ đang đi làm. Tuy nhiên, đối với nhiều cặp vợ chồng, gánh nặng về tinh thần lẫn trách nhiệm chăm sóc con cái vẫn đang đè nặng lên vai của người phụ nữ và điều đó dẫn đến quyết định họ lựa chọn làm việc bán thời gian, để dành nhiều thời gian hơn cho gia đình.

Lần đầu tiên đi xin một công việc bán thời gian, tôi chưa có con. Tôi bị từ chối vì không đảm bảo số giờ làm việc tối thiểu cho đến khi tôi có con, mặc dù tôi nghĩ rằng, ngày nay mọi thứ đã trở nên linh hoạt hơn vì nhiều người trưởng thành đang đi làm sẽ được hưởng lợi từ thời gian làm thêm ngoài công việc chính của mình.

Thế hệ hiện tại hay còn được gọi là “thế hệ sandwich”, phải chịu trách nhiệm chăm sóc đồng thời cả bố mẹ và con cái, hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Đối với tôi, trách nhiệm này cũng ảnh hưởng bất cân đối đến phụ nữ tại nơi làm việc. Ngay cả nha sĩ của tôi cũng nói rằng việc các bà mẹ mới sinh con thấy sức khỏe răng miệng của họ giảm sút là điều bình thường. Hãy thử tưởng tượng khi bạn đang trả lời email công việc trong nhà vệ sinh với một đứa trẻ chập chững bước đi, việc có thời gian để dùng chỉ nha khoa là một điều hoàn toàn xa xỉ.
 

Chênh lệch lương theo giới tính - Khoảng cách 56 ngày lương

Nuôi dạy con cái là một trong những lý do thường được đưa ra để giải thích lý do tại sao phụ nữ kiếm được ít tiền hơn nam giới trong suốt sự nghiệp của họ. Cuộc khảo sát chỉ ra rằng, đối với các công việc có giá trị ngang nhau, phụ nữ kiếm được ít tiền hơn nam giới ở mọi quốc gia được khảo sát.

Điều tương tự cũng diễn ra trong lĩnh vực quản lý dự án. Tại Vương quốc Anh, chúng tôi đánh dấu Women’s Pay Day - Ngày Trả lương cho Phụ nữ là vào ngày 25 tháng 2, là ngày mà trung bình người phụ nữ bắt đầu được trả lương so với trung bình nam giới. Nói theo cách khác, phụ nữ làm việc miễn phí khoảng 02 tháng mỗi năm.

Nghiên cứu cũng cho thấy sự chênh lệch giới tính theo ngành và chênh lệch về lương theo quốc gia, nhưng tôi thực sự muốn xem dữ liệu chi tiết về sự chênh lệch lương theo ngành.

Ví dụ: Lĩnh vực mà tôi đang hoạt động - chăm sóc sức khỏe là ngành duy nhất mà các nhà quản lý dự án nam nhiều hơn các nhà quản lý dự án nữ chưa đến 20%. Ở chiều ngược lại, chỉ có 13% nhà quản lý dự án nữ trong ngành xây dựng. Sẽ rất thú vị khi thấy được số liệu về sự khác nhau này. Các công việc trong lĩnh vực xây dựng có được trả lương cao hơn đáng kể so với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe không? Ngành công nghiệp nào có nhiều lao động part-time nhất?

The Flexible Career - Nghề nghiệp linh hoạt

Tôi thấy rằng quản lý dự án là một nghề nghiệp linh hoạt với mức lương cao, mang lại cơ hội phát triển nghề nghiệp mà các lĩnh vực khác không có được. Ví dụ, tôi đã thử quản lý một đội nhóm nhưng tôi lại không yêu thích công việc này. Nó không phản ánh về những người tôi đã làm việc cùng vào thời điểm đó, mà nó phản ánh nhiều hơn về trải nghiệm học tập mà tôi đã trải qua, nó giúp tôi khám phá ra điều mà tôi yêu thích nhất trong công việc của mình.

Hiện nay, tôi đã có thể áp dụng tốt các kỹ năng chuyên môn của mình vào dự án cũng như việc cố vấn cho người khác. Việc cố vấn cho phép tôi thực hiện các phần công việc quản lí mà tôi thực sự yêu thích: chia sẻ những kinh nghiệm mà tôi học được và giúp đỡ những người khác phát triển sự nghiệp, một cách hoàn toàn miễn phí. Tôi cho rằng điều đó hơi giống với việc trở thành ông bà: Chăm sóc lũ trẻ và trả lại chúng cho bố mẹ tụi nhỏ vào cuối ngày.

Theo kinh nghiệm của tôi, các chuyên gia dự án có thể được trả một mức lương tốt và được đánh giá cao vì sự đóng góp của họ. Chúng ta cần làm chủ sự nghiệp của chính mình để tìm ra những công việc với chế độ lương thưởng phù hợp với mong muốn hoặc các tiêu chí khác có ý nghĩa đối với bản thân.

Tất cả chúng ta có thể hỗ trợ lẫn nhau. Sẽ không có sự cạnh tranh nào trong công việc vì dù bạn là người mới hay lão làng, bạn đều sẽ có rất nhiều cơ hội. PMI dự báo rằng, đến năm 2030, sẽ cần 25 triệu chuyên gia dự án mới trên toàn cầu. Chúng ta sẽ có đủ khả năng để nâng đỡ và hỗ trợ những người đi sau.
 

Nguồn: projectmanagement.com


Cũ hơn Mới hơn


Thông tin liên hệ

Thông tin chuyển khoản
Công ty Cổ phần ATOHA. Ngân hàng Á Châu (ACB). Số tài khoản: 6868 2468, PGD Tân Sơn Nhì, TPHCM.
Đăng ký khóa học
Chọn khóa học phù hợp bằng cách điền thông tin như link bên dưới. Tư vấn viên Atoha sẽ liên hệ anh/chị ngay.
Câu hỏi thường gặp

“Có. Atoha sẽ có chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo dành cho học viên và cung cấp 35 giờ đào tạo bắt buộc (1 trong 3 điều kiện thi lấy chứng chỉ PMP quốc tế)."

“Cả 2. Tài liệu có thể là tiếng Anh hoặc tiếng Việt tùy vào lớp. Atoha có thể đào tạo bằng cả tiếng Anh hoặc tiếng Việt."

“Chưa bao gồm. Học viên sẽ cần đóng phí thi trực tiếp cho viện PMI nếu muốn đăng ký thi, phí thi tham khảo như sau: 389 USD/non-member và 393 USD/member (trong đó phí thành viên PMI là 99 USD, phí admin là 10 USD, phí thi PMP là 284 USD). Chi phí này dành cho một số khu vực, trong đó có Việt Nam. Tham khảo thêm tại: www.pmi.org"

Liên hệ ngay với Atoha để được tư vấn về chương trình phù hợp