Lesson learned sharing - Lê Đức Hưng (PMPPRO13)

Anh Lê Đức Hưng, học viên lớp PMPPRO13 đã xuất sắc sở hữu chứng chỉ PMP khi vượt qua kì thi với kết quả max score on the first try. Trong bài viết này anh Hưng sẽ chia sẻ vài kinh nghiệm mà anh đúc kết được trong suốt quá trình học và thi chứng chỉ PMP.

Mục đích học và thi

Mình làm trong lĩnh vực Logistics (Contract Logistics / 3PL), nhu cầu PM không cao như ngành IT và xây dựng. Từ năm 2014 mình chính thức làm PM cho các dự án setup, gọi là Customer Implementation Manager. Đôi khi làm các dự án kiểu chuyển kho, mở rộng kho, setup WMS, TMS,… được các công ty đào tạo về Methodology, có công ty vừa làm, team bên vùng vừa xây dựng Methodology vừa train cho team ở country.

Mình thích và cảm thấy phù hợp khi làm PM. Xong 01 dự án là 01 achievement, nghỉ ngơi rồi move qua dự án khác, khiến mình không cảm thấy buồn chán vì công việc bị trùng lặp. Tuy nhiên, càng làm càng thấy nhiều thứ phải học. Kiến thức ít thì tự tin ít. 

Năm 2016, mình tự đọc tài liệu và tham gia web hocpmp để học nhưng không thi. Năm 2021, quyết tâm học và thi. Lý do tại sao chọn Atoha thì có lẽ mọi người đều rõ rồi.

Quá trình học

Bắt đầu
Mình học lớp offline PMPPRO13, cũng xem bài, đến lớp nghe giảng, về làm test, nhưng không thấy tiến triển gì cả. Sau đó, bùng dịch covid, lớp học bị delay vài tuần và chuyển qua học online. Mình dường như buông bỏ luôn vì bị lủng schedule, vì tâm trạng mùa covid, vì 3 tại chỗ, vì suốt ngày họp online công ty, vì không biết ngày mai đại dịch ra sao thì học làm gì,…

Phân tích lại lý do
Sau khi hết lockdown, ngồi phân tích lại và mình ngẫm ra vài điều. Ngoài những lý do trên, mình thấy 01 lý do khác khiến việc học không hiệu quả: PMP2021 (PMI® Authorized PMP® Exam Prep – tài liệu luyện thi của PMI) xếp theo domain, không theo từng session như trước và làm mình bị rối khi đọc tài liệu. 

Lên giải pháp và thực hiện
Thi PMP thì việc học cũng chính là 01 “dự án” và mình phải "quản lý" nó

  • Mình ra tiệm photo in đủ 5 cuốn, không xem bản soft nữa. Đọc lại APG và ECO trước. Sau đó, cứ PMBOK6 và Rita, đọc từng session cùng lúc. Ví dụ PMBOK6 đọc Session 01 thì Rita cũng 01.

  • Khi đọc, cứ viết ra các mục lục, các điểm cần học. Chưa hiểu, chưa thấm, chưa nhớ, cứ làm như một con "robot" và xem như đây là lần "sơn" đầu. Mỗi lần xong 1 session thì làm exercise, RFG (Review & Fill Gaps), làm lại, đến khi nào đạt  hơn 95% mới thôi.

  • Tạo bảng Kanban, sách gì, chương gì, ngày nào học, status.

  • Tạo excel file, theo dõi lịch làm exercise, ngày làm, kết quả, ngày RFG, ngày làm lần 02 + kết quả lần 02 + ngày RFG 02,...

GIAI ĐOẠN NÀY ĐÒI HỎI KỶ LUẬT VÀ NỖ LỰC – đọc không vào cũng phải ráng đọc.

Sau đó quay lại với PMP2021. Lúc này PMP2021 trình bày dạng nào, trộn kiểu nào, cũng không confused nữa. Thật ra cũng không cần đọc lại PMBOK6, RITA nữa chỉ viết ra mục lục và xem lại key knowledge.:

Đọc Atoha slide. Đây là tinh hoa đúc kết của các thứ, các kiến thức cần thiết đều nằm hết ở đây. Trình bày đơn giản, logic, dễ hiểu. Có bạn nói, đọc nhiều sách quá, rối, cuối cùng chỉ cần theo Atoha slide. Các thầy Atoha đúng là “thầy”.

Xem Video
Mình không xem hết video theo bài giảng, thời gian không cho phép vì 01 video dài 2 - 4 hours và cũng không đủ kiên nhẫn để xem. Mình thích đọc hơn và chỉ xem 02 video quan trọng nhất, là “hướng dẫn luyện” và “49 process tips”

Notes:
- Lập kế hoạch, viết ra (mình viết hết lên cửa phòng luôn)
- Chưa thấm đừng nản, từ từ và kiên nhẫn.
- Làm test phải có Excel file để đánh giá progress và để “monitor and control” những gì đang làm.

Ôn thi (làm test)

Test từ đầu 

  • Báo cáo với giảng viên quá trình, cách học, kết quả exercise và xin tư vấn cách làm test: làm test nào, kết quả như thế nào, chuyển qua test tiếp theo nào…

  • Chủ động gọi bạn cùng lớp hỏi thông tin, kinh nghiệm (mình gọi bạn Thúy và bạn Quỳnh – cảm ơn 02 bạn)

Lưu ý là phải cần tư vấn, vì quá nhiều test, phải có “thầy” hoặc người đi trước chỉ dẫn. Không thì dễ bị lạc lối và chán nản.

  • Sau đó lên 1 kế hoạch rõ ràng, ngày nào làm test nào, track excel kết quả, RFG lần 02, lần 03,…

  • Chỗ kiến thức nào chưa rõ mở sách đọc lại.

Tips: mình tạo các card cắt từ giấy A4, to như lá bài. Kiến thức nào hay quên, quan trọng viết vào card để dễ tra cứu, thay vì loay hoai mở sách tìm chỗ. Ví dụ như CPI, SPI, CoQ,… Rảnh rỗi trên taxi, xe bus, đem card ra đọc và ôn.

Full Test
Phần này có nhiều Lesson Leaned Sharing đã viết. Mình chỉ nhấn mạnh là: chọn đúng bài, lên kế hoạch làm, track kết quả. Nhiều câu hỏi viết khó, rối và hại não, cứ ráng đọc, làm, RFG rồi sẽ hiểu. Không còn lựa chọn nào khác.

Super Test 721

  • Làm open-book: mở đề, nhấn submit, điểm Zero.

  • Tạo file Excel, lên kế hoạch. Ví dụ 01 ngày làm 50 câu hay 100 câu, trong bao nhiêu ngày sẽ hết 721.

  • Làm dashboard theo dõi tổng.

Cách làm: chọn câu 1-50, viết số thứ tự câu ra giấy A4. Mở đề, dùng giấy che màn hình đáp án bên dưới, đọc câu hỏi, ghi lựa chọn ABCD ra trang A4 kế bên. Flag các câu unsure. Xem đáp án của mình đúng hay sai, đọc hiểu, câu nào sai, flag lại. Cuối cùng thống kê bao nhiêu câu đúng, đạt bao nhiêu %.

RFG
Trên đường đi làm xe công ty, bus, taxi, mình mở smartphone, Ipad và xem lại các câu Flag. Chiều về làm 01 lượt nữa, tối trước khi đi ngủ RFG tiếp.

Note: hai điểm chưa như ý, đành chấp nhận:
- Phần Agile còn chưa tự tin
- Không phải dân IT, vài tình huống không hình dung được.

Chuẩn bị cho ngày thi

Không quá lo lắng. Ăn no, ngủ sớm. Chuẩn bị quần áo, giày dép, balo. Mình mang theo nước uống, bò húc, chuối, socola. Sáng dậy thể thao tí và ăn sáng no
Note: mình bị miss địa chị, gọi tổng đài không được, may nhờ một bạn giúp và đến kịp 7h00. Kinh nghiệm là tìm địa chỉ chính xác, hoặc đến trung tâm trước ngày thi.

Quá trình thi

  • Không đông đúc hay ồn ào gì cả. Giám thị nghiêm, rõ ràng nhưng văn minh, hỗ trợ.

  • Phòng thi mát mẻ, thuận lợi, không khí thấy còn thoải mái hơn lúc học, ôn ở nhà hay ở công ty.

  • 02 lần break, mỗi lần 10 phút. Hãy tận dụng tối đa thời gian break đừng vội quay lại làm tiếp: uống nước, ăn nhẹ, toilet, rửa mặt, kiếm chổ thể dục nhẹ, chú ý lưng vì hay mỏi, mang theo thuốc nhỏ mắt.

Thuận lợi:
- Đề thi dễ so với những gì Atoha trang bị, chỉ cần học đúng, ôn đúng (tets nào, RFG,…).
- Câu hỏi được viết không khó, rắm rối, nhiều chi tiết như đề Full, gần với 721 hơn.
(Có 10 - 15 câu ngoài 721 nhưng dễ. Và 10-15 câu ngoài 721, đơn giản nhưng rất khó chọn best answer)
- Không áp lực gì về sức khỏe, tâm lý, độ khó, môi trường. Chắc nhờ chuẩn bị tốt.

Kinh nghiệm [Quan trọng]:
Sau 60 câu đầu, máy hỏi có break không. Sẽ review sau đó nhấn break. 

Sai lầm là review nhanh, sau đó close review và break vì sợ review lâu, lấy thời gian của 60 câu đợt 2. Vì review nhanh nên không kỹ, 60 câu sau review cũng vậy vì sợ không đủ giờ cho 60 câu cuối. Đó là do quen làm full test 200 câu 4 tiếng, luôn thiếu thời gian. Thực tế, 60 câu cuối, dư cả 50 phút. Số câu sai đa phần nằm ở 60 câu đợt 1 và 60 câu đợt 2.

Kết luận

  • Chọn Atoha và học ở Atoha kiến thức trang bị dư để thi đậu. #EmphảiđếnAtohahọcPMP 

  • Khi chưa thấy tiến triển, hãy phân tích, tìm hiểu, đề ra cách học, phương pháp học cho chính mỗi người. It’s PDCA. It’s “your project”

  • Cái gì làm được thì phải đo được. Track progress quá trình ôn (EVM)

  • Chủ động contact mọi người (Networking).

  • Sau PMP, dù đi làm tổ chức có thể chưa áp dụng triệt để nhưng về kiến thức sẽ tự tin hơn hẳn, có thể nói về Resources, Cost, Quality, Procurement,…

  • Ngoài ra, PMP giúp nâng cấp Business Mindset. Trong 1 tình huống, chưa rõ cần làm gì, liên tưởng đến các câu hỏi test sẽ có giải pháp tích cực. Ví dụ thay vì raise lên Upper Management thì nên Schedule meeting with that “bad” stakeholder guy.

  • Ngoài công việc, PMP áp dụng vào xã hội, gia đình và cá nhân rất tốt.

  • Nên đóng tiền và chốt lịch thi sớm cho có động lực. Các thầy đã dặn là luôn đúng.

  • Thi sớm đậu sớm ngày nào bớt lê thê đau khổ ngày đó.

Cuối cùng, xin cảm ơn:

  • Atoha Institute: thầy Châu, thầy Khoa, thầy Hà, bạn Như Hợp, Trần Lan

  • Các bạn cùng lớp, trong đó có bạn Thúy, bạn Quỳnh.

  • Các anh chị đã viết Lesson Learned Sharing.

Chúc mọi người sớm pass PMP on the first try!

 

 


Cũ hơn Mới hơn


Thông tin liên hệ

Thông tin chuyển khoản
Công ty Cổ phần ATOHA. Ngân hàng Á Châu (ACB). Số tài khoản: 6868 2468, PGD Tân Sơn Nhì, TPHCM.
Đăng ký khóa học
Chọn khóa học phù hợp bằng cách điền thông tin như link bên dưới. Tư vấn viên Atoha sẽ liên hệ anh/chị ngay.
Câu hỏi thường gặp

“Có. Atoha sẽ có chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo dành cho học viên và cung cấp 35 giờ đào tạo bắt buộc (1 trong 3 điều kiện thi lấy chứng chỉ PMP quốc tế)."

“Cả 2. Tài liệu có thể là tiếng Anh hoặc tiếng Việt tùy vào lớp. Atoha có thể đào tạo bằng cả tiếng Anh hoặc tiếng Việt."

“Chưa bao gồm. Học viên sẽ cần đóng phí thi trực tiếp cho viện PMI nếu muốn đăng ký thi, phí thi tham khảo như sau: 389 USD/non-member và 393 USD/member (trong đó phí thành viên PMI là 99 USD, phí admin là 10 USD, phí thi PMP là 284 USD). Chi phí này dành cho một số khu vực, trong đó có Việt Nam. Tham khảo thêm tại: www.pmi.org"

Liên hệ ngay với Atoha để được tư vấn về chương trình phù hợp