12 DynaTAC 8000x - Mang điện thoại đến gần với mọi người – không phải cố định tại một vị trí
12. DynaTAC 8000x - Mang điện thoại đến gần với mọi người – không phải cố định tại một vị trí
Điện thoại vào lúc bấy giờ có trọng lượng là 2 pound (1 kg) và có giá gần 4,000 đô la Mỹ. Mất gần 10 giờ để sạc và pin chỉ hoạt động trong 30 phút.
Ngay cả những nhà sáng tạo ra những tính năng tuyệt vời của điện thoại cũng gọi nó là “cục gạch” (The Brick). Tuy nhiên, Motorola đã thay đổi được điều đó: sau gần một thập kỷ phát triển, công ty Viễn thông Hoa Kỳ (U.S telecom) đã tạo ra chiếc điện thoại di động thương mại đầu tiên, DynaTAC 8000X. Trong khi các đối thủ cạnh tranh tập trung vào việc đưa điện thoại vào trong ô tô, Motorola đạt được một cột mốc quan trọng trong phát triển sản phẩm là đưa công nghệ này đến tay người tiêu dùng, theo đúng nghĩa đen. Và khách hàng đã phản hồi tích cực với sáng kiến này.
“Người tiêu dùng đã rất ấn tượng bởi ý tưởng họ có thể liên hệ với mọi người bằng một thiết bị nhỏ và danh sách chờ đặt mua DynaTAC 8000X lên đến hàng ngàn người,” Rudy Krolopp, bậc thầy trong thiết kế của Motorola, chia sẻ trong buổi lễ kỉ niệm 20 năm thành lập. “Vào năm 1983, việc thực hiện một cuộc gọi bằng điện thoại di động được coi như một cuộc cách mạng.”
Kỹ sư Motorola và nhà phát minh điện thoại di động Martin Cooper đã sản xuất thành công phiên bản mẫu đầu tiên vào tháng 4 năm 1973. Cuộc gọi đầu tiên của ông, diễn ra tại một góc phố tấp nập máy ảnh, đến tham dự buổi ra mắt hôm đó có cả đối thủ của ông - Tiến sĩ Joel Engel tại phòng thí nghiệm AT&:T’s Bell để ăn mừng thành quả này. Tuy nhiên, sự thành công về mặt nghiên cứu này lại không mang đến thành công về thương mại. “Chiếc điện thoại di động đầu tiên là một sản phẩm để thử nghiệm,” Krolopp chia sẻ. “DynaTAC không được thiết kế để sản xuất hàng loạt.”
Để vượt qua rào cản đó là khoản đầu tư 100 triệu đô la Mỹ, một nỗ lực cục bộ và những buổi thương thảo với Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ (U.S Federal Communications Commission).
Motorola đã huy động hàng trăm nhân lực nội bộ từ các phòng ban khác nhau để tạo ra mạch và bộ vi xử lý tích hợp tùy chỉnh, bỏ đi phiên bản mẫu với hai hàng nút điều khiển để sản xuất phiên bản mới với bộ gõ 3x4 và gắn thêm ăng-ten thu sóng. Với bất kỳ thành công của những ý tưởng tiên phong nào thì tiến độ công việc cũng đóng vai trò vô cùng to lớn. DynaTAC 8000X đã được thiết kế dành riêng cho hệ thống viễn thông di động tiên tiến (AMPS) của Ameritech – hạ tầng mạng 1G đầu tiên tại Bắc Mỹ, giống như 8000X, đã mất hơn một thập kỷ để hoàn thiện. Mạng lưới AMPS ra mặt vào tháng 10 năm 1983 và chỉ vài tháng sau đó Motorola đã bán chiếc 8000X đầu tiên.
“Tốc độ sản xuất của chúng tôi là không đủ,” Krolopp chia sẻ. “Các doanh nghiệp bắt đầu tiếp nhận sản phẩm và trở thành một phần của hoạt động kinh doanh, không chỉ là sự tiện lợi mà còn là sự cần thiết cho họ.”
Motorola không phải là thương hiệu duy nhất nhìn ra được cơ hội trong thị trường mới này. Hệ thống viễn thông đã được dần hình thành trên phạm vi toàn cầu. NTT đã triển khai hệ thống 1G tại Tokyo, Nhật Bản vào năm 1979, và vài năm sau đó, Nordic Mobile Telephone là nhà mạng đầu tiên giới thiệu tính năng chuyển vùng toàn cầu. Sẽ phải mất một thập kỷ sau đó để điện thoại di động hoàn toàn trở thành xu hướng, điều này được thúc đẩy bởi việc sản xuất thành công các thiết bị nhỏ hơn và có thể dễ dàng di chuyển hơn như điện thoại nắp gập – một dự án đột phá khác của Motorola vào năm 1989.
Khi kỷ nguyên của điện thoại thông minh xuất hiện, đưa việc giao tiếp qua điện thoại di động lên một cấp độ hoàn toàn mới, Motorola lúc này đã bị làn sóng của iPhone và Galaxys vượt mặt trên thị trường. Nhưng đôi khi cơ hội lại đến cho thương hiệu tiên phong một thời này để tạo ra sản phẩm toàn diện – Ba mươi năm sau khi ra mắt chiếc điện thoại thương mại đầu tiên, Motorola đã sản xuất thành công thiết bị có khả năng hoạt động với mạng không dây 5G đầu tiên.
Nguồn: https://mip.pmi.org/dynatac-8000x
Xem thêm: