41. Chernobyl Cleanup
“Chúng tôi đã loại bỏ rủi ro xảy ra thảm họa hạt nhân khác ở châu Âu bắt nguồn từ Chernobyl”, ông McNeil nói.“Tất cả chúng ta đều cảm thấy rất tự hào về điều đó”
Dự án dọn dẹp sau thảm hoạ Chernobyl
Hai lần khắc phục thảm họa nhà máy điện hạt nhân tồi tệ nhất thế giới. Hậu quả của vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl năm 1986 để lại rất nghiêm trọng, gây ô nhiễm gần 200.000 kilômét vuông (77.200 dặm vuông) ở Ukraine. Mặc dù các quan chức Liên Xô đưa con số tử vong ban đầu chỉ 31 người, nhưng Liên Hợp Quốc đã ước tính đến hơn 3,5 triệu người bị ảnh hưởng bởi thảm hoạ.
Bảy tháng sau vụ nổ, các đội xây dựng đã chạy đua để làm nên một “quan tài bằng bê tông và thép” để ngăn các tàn tích phóng xạ. Vụ tai nạn và công cuộc dọn dẹp thu hút nhiều sự chú ý (đủ để truyền cảm hứng cho HBO làm 1 chương trình truyền hình ngắn tập về nó). Tuy nhiên, vì được làm gấp rút, vỏ bọc khổng lồ không hoàn toàn ổn định và không bịt kín lò phản ứng đúng cách, khiến nỗi sợ “quan tài bê tông” sẽ sụp đổ và làm cho các chất phóng xạ thoát ra ngoài khí quyển một lần nữa.
- 13% đến 30% - Phần ước tính khối lượng 190 tấn uranium đã thải ra khí quyển.
- 36 giờ - Thời gian để chính quyền sơ tán người dân khỏi thành phố Pripyat, Ukraine.
- 3,5 triệu - Số người bị ảnh hưởng bởi Chernobyl, theo ước tính của Liên Hợp Quốc.
“Nó không được xây dựng chắc chắn, và nó vẫn luôn như thế trong nhiều năm qua,” Oscar McNeil, giám đốc điều hành, dự án xây dựng lá chắn, đơn vị quản lý dự án, Bechtel cho biết.
Điều đó đặt nền tảng cho công cuộc dọn dẹp lần hai, với cùng mức rủi ro và sự không chắc chắn Bechtel sẽ giám sát dự án New Safe Confinement trị giá 2,1 tỷ euro được khởi xướng vào năm 1997 bởi chính phủ Ukraine và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu (EBRD) Sau hơn một thập kỷ lên kế hoạch phát triển một giải pháp kín gió, tập đoàn xây dựng Novarska của Pháp bắt đầu vào năm 2011 sẽ xây dựng một mái vòm khổng lồ, dự định sẽ tồn tại trong 100 năm - điều đó sẽ ngăn chặn các chất phóng xạ độc hại và cho phép các đội khác tháo dỡ “quan tài bê tông” vào năm 2023.
Tuy nhiên, khu vực này vẫn có mức độ ô nhiễm cao, câu hỏi được đặt ra: Bechtel và Novarska sẽ thuyết phục nhân viên tham gia làm việc trong dự án này như thế nào?
- 235 tỷ USD- Chi phí thiệt hại.
- 10.000 - Tổng số công nhân tham gia vào dự án Bảo vệ an toàn mới.
- 3.000 năm - Các nhà khoa học ước tính có thể mất bao lâu cho đến khi khu vực xung quanh Chernobyl có thể ở được.
Xử lý cẩn thận
Các nhà lãnh đạo dự án biết rằng họ cần phải lôi kéo một số chuyên gia hàng đầu thế giới về xây dựng, kỹ thuật và vận hành vào dự án này. Ông Cyrille Fargier, giám đốc dự án bảo mật an toàn mới của Novarska, nói: “Nhưng khi chúng tôi mời mọi người đến làm việc ở Chernobyl, câu trả lời đầu tiên của họ đều là: ‘Tôi sẽ không bao giờ làm việc ở đó’”.
Công ty đã thành lập một nhóm 70 thành viên chuyên kiểm soát và ngăn ngừa phơi nhiễm phóng xạ. Vị trí xây dựng vòm là 300 mét (984 feet) từ vị trí lò phản ứng để giảm thiểu rủi ro tiếp xúc với bức xạ và bất cứ ai làm việc gần khu vực lò phản ứng đều phải đeo ba thiết bị đo bức xạ khác nhau. Khi công nhân đạt mức phơi nhiễm tối đa hàng ngày của họ - giới hạn thấp hơn so với tiêu chuẩn công nghiệp - họ phải rời khỏi khu vực làm việc.
“Chúng tôi đã có phương pháp thận trọng đối với việc phơi nhiễm phóng xạ và một hệ thống theo dõi rất tinh vi” ông Fargier cho biết.
Tất cả các giao thức an toàn đã được truyền đạt tới các nhân viên tiềm năng và số thành viên có thể lên tới 2.500 bất cứ lúc nào. Các biện pháp đã giúp các chuyên gia an toàn từ 26 quốc gia – những người đã đóng góp những kiến thức vô giá vào dự án này. Khi chế tạo một lớp màng kín bên trong lớp vỏ để chặn các chất gây ô nhiễm, nhóm nghiên cứu đã dựa vào cách phát triển một cấu trúc tương tự cho các cửa tên lửa bên trong các tàu ngầm của quân đội Pháp.
Những lo ngại về an toàn đã góp phần củng cố kế hoạch cho dự án lớn. Các nhà lãnh đạo dự án của Novarska đã nhận ra rằng mái vòm cần phải được phủ lên phía trên “quan tài bê tông” sớm hơn bảy tháng so với dự kiến. Muốn làm được như vậy cần tốn nhiều thời gian hơn để thử nghiệm các hệ thống điều khiển tích hợp phức tạp, hệ thống điện, hệ thống điều hoà không khí và màng niêm phong, một vài trong số những tính năng quan trọng khác Nhóm dự án của Novarska đã đẩy nhanh quá trình bằng cách kiểm tra các hệ thống ngay trong khi chúng đang được lắp đặt. “Nếu chúng tôi chờ đợi tất cả các công việc xây dựng được hoàn thành, lúc mọi thứ hoàn hảo nhất, chúng tôi sẽ không thể đáp ứng đúng thời hạn đặt ra được”, ông Farier nói.
Dưới sức ép về thời gian nhóm dự án của Bechtel phải buộc đổi mới để tăng tốc độ công việc, theo ông McNeil. Ví dụ, nhóm phải xây dựng những bức tường bê tông cao bên trong một khu vực của chiếc “quan tài bê tông” để kết nối với mài vòm sau khi nó được đưa vào vị trí. “Chúng tôi đã sử dụng các lớp vật liệu ăn mòn thay thế để đổ bê tông thành nhiều lớp” – ông McNeil cho biết. “Bằng cách để các lớp vật liệu vào vị trí, chúng tôi không cần phải chờ bê tông khô hoàn toàn trước khi đổ lớp bê tông tiếp theo”
Ngoài ra còn có những sự chậm trễ liên quan đến an toàn khác như: các thành viên trong đội lắp đặt các bức tường chắn tại công trường chỉ có thể làm việc theo ca 15 phút ở một số khu vực nhất định để tránh việc tiếp xúc với bức xạ. Mặc dù bị chậm trễ, dự án vẫn hoàn thành trong mức ngân sách. “Tất cả chúng ta đều biết mục tiêu của dự án này lớn hơn bất kỳ điều gì”, ông Fargier nói. Và ghi nhận an toàn của dự án rất chính xác: tỷ lệ tai nạn lao động phải nghỉ điều trị (LTI) thấp hơn 10 lần so với tiêu chuẩn ngành xây dựng của Mỹ, ông McNeil cho biết.
Vào tháng 4/2019, giai đoạn thử nghiệm đã kết thúc với 72 giờ chạy thử. Mái vòm hiện là cấu trúc kim loại có thể di chuyển lớn nhất, cao hơn tượng Nữ thần Tự do và đủ lớn để bao quanh Nhà thờ Đức Bà. Nó đủ mạnh để chịu được lốc xoáy, động đất và nhiệt độ khắc nghiệt.
“Chúng tôi đã loại bỏ rủi ro xảy ra thảm họa hạt nhân khác ở châu Âu bắt nguồn từ Chernobyl”, ông McNeil nói.“Tất cả chúng ta đều cảm thấy rất tự hào về điều đó”.
Nguồn:
https://mip.pmi.org/chernobyl-cleanup
Xem thêm: