49. Chiến dịch Flood
Đến năm 1996, dự án đã có thể đảm bảo thu nhập cho gần 10 triệu nông dân - cung cấp trung bình 10.900 tấn sữa mỗi ngày thông qua khoảng 75.000 Hợp Tác Xã của làng. Phong trào này là sáng kiến việc làm bền vững nhất tại Ấn Độ, thậm chí gia tăng gấp đôi thu nhập của một số gia đình nông dân nghèo khó nhất.
Biến Ấn Độ thành nhà sản xuất sữa lớn nhất thế giới và giúp khởi động nền kinh tế non trẻ của đất nước này
Vào năm 1970, Ấn Độ là nơi có nhiều gia súc nhất thế giới, nhưng dù vậy, điều này cũng không thể ngăn chặn một cuộc khủng hoảng trong ngành sữa. Sản lượng sữa giảm xuống mức thấp nhất trên thế giới, và những người nông dân nghèo đói của đất nước cần được cứu trợ. Các nhà lãnh đạo thuộc Chính phủ đã thực hiện một trong những chương trình phát triển nông thôn lớn nhất chưa từng có, nhằm chuyển đổi ngành sữa và hàng triệu sinh mạng lúc bấy giờ.
Chiến dịch Flood đã tạo ra một mạng lưới rộng lớn, kết nối trực tiếp nông dân với người tiêu dùng. Theo đó, Hội đồng Phát triển Sữa Quốc gia của Ấn Độ đã tạo ra cơ hội việc làm trên diện rộng và cho phép người nông dân kiếm được phần trăm lợi nhuận cao hơn. Kết quả đạt được thật đáng kinh ngạc: Trong vòng hai thập kỷ, Ấn Độ được xếp hạng là nhà sản xuất sữa lớn nhất thế giới.
Dự án kéo dài trong 26 năm này cũng là một mối lợi đối với nền kinh tế đang phát triển của Ấn Độ. Nó đảm bảo an ninh tài chính cho hàng triệu người và tạo ra một ví dụ điển hình về cách một nơi có dân số phi tập trung có thể kết hợp với nhau để mang lại những kết quả to lớn.
Tiêu thụ sữa bình quân đầu người của Ấn Độ đã giảm gần 14% trong khoảng từ năm 1955 đến 1970. Chất lượng sữa cũng giảm sút, trong khi một số nông dân vẫn tính giá cao.
Chiến dịch Flood thành lập nên một số Hợp Tác Xã sữa ở cấp thôn/làng, sau đó được kết nối với một mạng lưới quốc gia. Từ đó, các nhà sản xuất sữa có thể mua, chế biến và bán sữa đến người tiêu dùng ở bốn thành phố lớn là: Mumbai, Kolkata, Delhi và Chennai. Ngân hàng Thế giới, Chương trình Lương thực Thế giới và Ủy ban Kinh tế Châu Âu đã tài trợ ngân sách và hỗ trợ điều này.
“Bí quyết thành công của chiến dịch Flood là sự hỗ trợ hiện vật được sử dụng để đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho ngành công nghiệp sữa thay vì bán nó trên thị trường, điều này sẽ ngăn cản việc sản xuất”, Tiến sĩ Bruce Scholten, tác giả cuốn Cuộc Cách mạng Trắng của Ấn Độ: Chiến dịch Flood, Viện trợ thực phẩm và Phát triển chia sẻ. Nhờ vậy, giá sữa đủ cao để kích thích nguồn cung. Cuối cùng, các Hợp Tác Xã có thể trở về 80% giá bán lẻ cho nông dân, giúp họ có đủ vốn cần thiết để phát triển.
Vào giai đoạn đầu tiên, với khoảng 1,5 triệu gia đình nông dân tham gia, hoạt động mua sắm ở nông thôn đã tăng từ mức 460.000 lít (121.600 gallon) mỗi ngày trước khi dự án được triển khai lên đến 2,2 triệu lít (581.000 gallon) mỗi ngày. Giai đoạn thứ hai từ năm 1981 đến năm 1985, việc gia tăng số lượng milksheds và thiết lập hệ thống tự-duy-trì của 43.000 Hợp Tác Xã trong làng đã bảo đảm cho 4,3 triệu nhà sản xuất sữa. Giai đoạn cuối cùng, kết thúc vào năm 1996, đã bổ sung 30.000 Hợp Tác Xã mới, tăng cường cơ sở hạ tầng mua sắm và tiếp thị, đồng thời hỗ trợ chăm sóc, cho ăn và chăn nuôi thú y.
Đến năm 1996, dự án đã có thể đảm bảo thu nhập cho gần 10 triệu nông dân - cung cấp trung bình 10.900 tấn sữa mỗi ngày thông qua khoảng 75.000 Hợp Tác Xã của làng. Phong trào này là sáng kiến việc làm bền vững nhất tại Ấn Độ, thậm chí gia tăng gấp đôi thu nhập của một số gia đình nông dân nghèo khó nhất.
Nguồn:
https://mip.pmi.org/operation-flood
Xem thêm: