02. Dự án Apollo 11
Để chứng minh quản lý rủi ro và tham vọng du hành ngoài trái đất có thể biến điều không thể thành có thể
Vào ngày 20 tháng 7 năm 1969, thế giới dõi theo với sự sợ hãi và hoài nghi khi phi hành gia người Mỹ Neil Armstrong từ từ nhảy trên bề mặt mặt trăng. Hình ảnh bước chân của con người trên mặt trăng cũng là một bước nhảy lớn cho lĩnh vực quản lý dự án.
Rất lâu trước khi NASA phóng tên lửa và khoang lái nặng 6.2 triệu pound (2.8 triệu kg), các phi hành gia của Cơ quan vũ trụ Hoa Kỳ (the U.S. space agency) và các chuyên gia kiểm soát nhiệm vụ đã trải qua các thử nghiệm chấn thương sinh lý và tâm lý, các buổi đào tạo kỹ thuật và mô phỏng nhiệm vụ. Việc thử nghiệm nhiệm vụ lặp đi lặp lại đã giúp các thành viên xác định và chuẩn bị cho các mối nguy hiểm tiềm tàng từ việc phóng tên lửa tới việc thoát hiểm bằng dù.
Bất kì lỗi nhỏ nào trong kết quả thử nghiệm cũng có thể gây thiệt hại về tính mạng. Chỉ hai năm trước đó, ba phi hành gia đã thiệt mạng trong một buổi diễn tập phóng tên lửa, sau đó NASA đã thực hiện 125 thay đổi về thiết kế và an toàn để chắc chắn sự thành công của Apollo 11. Gần như mọi hệ thống và quy trình đều được yêu cầu có một bản sao lưu, ngay cả những hệ thống được đánh giá vượt trội vẫn cần thông qua kiểm tra của bên thứ hai. Một ma trận giải quyết vấn đề (a problem-solving matrix) được lập ra nhằm đảm bảo mọi tình huống đều có một giải pháp tương ứng.
Theo nhà sử học NASA Roger D. Launius đã nói: “di sản lâu bền nhất của Apollo có lẽ là con người: một sự cải tiến về công tác lập kế hoạch, điều phối và giám sát vô số các hoạt động kỹ thuật tạo dựng nên Apollo.”
Nguồn: https://mip.pmi.org/apollo-11
Xem thêm: