Trainer Nguyễn Tuấn Lê Giang - Không ngừng học, không ngại hỏi!

Hành trình 10 năm từ một quản lý dự án tập sự đến khi trở thành một nhà quản lý chương trình, một Trainer chuyên nghiệp mang đến cho anh Nguyễn Tuấn Lê Giang rất nhiều những kinh nghiệm và trải nghiệm quý giá. Và liệu đâu là yếu tố quyết định những thành công của anh ngày hôm nay, đâu là giá trị lớn nhất mà anh nhận được sau ngần ấy năm? Cùng Atoha lắng nghe những chia sẻ của anh Nguyễn Tuấn Lê giang về cuộc hành trình này.

1. Chào anh Giang, anh có thể chia sẻ về hành trình trở thành Top 5 người đầu tiên chinh phục thành công 3P (PMP®, PfMP®, PgMP®) tại Việt Nam?

Anh biết đến chứng chỉ quản lý dự án PMP® từ năm 2013, khi đó anh đang làm quản lý dự án tập sự. Tập đoàn cũng có nhiều chương trình đào tạo nội bộ, nội dung đào tạo & quy chuẩn, biểu mẫu quản lý dự án khá đầy đủ, bám theo PMBOK® do vậy anh chưa quan tâm lắm đến PMP®. Mãi đến năm 2020, khi anh chuyển qua Ấn Độ làm việc 2 năm theo sự điều chuyển, sắp xếp của tập đoàn. Không may lúc đó dịch bệnh Covid-19 bùng phát, anh chứng kiến sự tàn phá của dịch bệnh. Thế giới trở nên đảo lộn, nhiều người đột nhiên mất việc làm, thậm chí qua đời vì dịch bệnh. Anh nghĩ rằng mình cần phải làm gì đó để chuẩn bị cho những biến cố có thể đến bất cứ lúc nào trong tương lai. Anh xác định sẽ đi theo con đường quản lý dự án chuyên nghiệp nên khi đó anh tự học & thi PMP®

Sau khi đọc bài viết về độ khó của các chứng chỉ PMI từ Atoha, anh quyết định lấy tiếp PgMP® vì anh vốn thích chinh phục những thử thách khó. Tuy nhiên, tài liệu học & thi PgMP® trên thế giới rất ít nên anh khá trầy trật. Sau đó, nhờ sự hướng dẫn giúp đỡ của thầy Nguyễn Sĩ Triều Châu, thầy Lương Minh Hải, anh Mai Xuân Việt (3 người đầu tiên chinh phục 3P ở Việt Nam) cũng như nguồn tài liệu phong phú từ Atoha nên anh chinh phục PgMP® lẫn PfMP® khá dễ dàng, mặc dù anh phải dời lịch thi PgMP® nhiều lần vì phong tỏa (lockdown), các trung tâm thi đóng cửa dài ngày ở Ấn Độ & Việt Nam (do 2 chứng chỉ này phải thi ở trung tâm, chưa có thi trực tuyến). Đặc biệt hơn, ngày anh đạt được 3P cũng chính là dịp kỉ niệm 10 năm làm việc ở tập đoàn. 

2. Anh nhận định như thế nào về tính thực tiễn của các chứng chỉ từ PMI?

Ở đây có hai khía cạnh, đối với những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thì các chứng chỉ PMI giúp cung cấp kiến thức theo tiêu chuẩn, đối với các bạn đã có kinh nghiệm dày dạn về quản lý dự án thì chứng chỉ PMI giúp đánh giá lại & chứng minh năng lực, bên cạnh đó còn giúp hệ thống hóa lại kinh nghiệm thực tế theo tiêu chuẩn thông qua các câu hỏi tình huống của bài thi. 

Ví dụ như anh trước kia khi quản lý dự án, lúc ước lượng ngân sách thì anh luôn thêm vào một khoản dự phòng khá lớn (buffer) bởi vì khách hàng luôn thích nhận được sản phẩm với nhiều tính năng nhất nhưng ngân sách thì muốn cố định. Anh ngại phải thảo luận với khách hàng về việc xin thêm ngân sách dự án. Tuy nhiên, PMI không cho phép điều đó, theo tiêu chuẩn thì người quản lý dự án phải minh bạch rõ ràng với khách hàng, phải quản lý sự thay đổi rồi từ đó đàm phán, thuyết phục khách hàng bổ sung thêm ngân sách nếu muốn thêm những tính năng khác với thỏa thuận ban đầu. Sau này, khi anh quản lý chương trình, nếu có dự án kết thúc mà còn dư ngân sách, anh có thể dùng vào các mục đích khác nhau, ví dụ như đầu tư cho phòng lab hoặc chuyển cho các dự án khác. Tuy nhiên, PMI không cho phép như vậy, yêu cầu mình phải chuyển trả ngân sách dư cho người tài trợ chương trình (program sponsor) và nếu muốn dùng vào mục đích gì thì phải giải trình & xin lại. 

Những câu hỏi tình huống trong quá trình học như vậy giúp anh nhìn nhận lại cách hành xử của bản thân để thay đổi, điều chỉnh theo chuẩn mực đạo đức & tiêu chuẩn của PMI. Bên cạnh đó, kiến thức từ các chứng chỉ PMI còn giúp anh dễ dàng nói chung ngôn ngữ với các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý dự án trên toàn cầu khi thảo luận, trao đổi. 

3. Được biết, hiện anh đang giữ vai trò là một Program Manager, những kiến thức từ PgMP® đã hỗ trợ cho anh như thế nào trong công việc thực tế?

PgMP® giúp anh hệ thống hóa lại kinh nghiệm & tiếp thu kiến thức mới dựa trên quy trình chuẩn của PMI để quản lý chương trình (gồm các dự án liên quan với nhau để đem lại những lợi ích chiến lược cho tổ chức). PgMP® giúp anh thay đổi cách tư duy, suy nghĩ nhiều về chiến lược (strategy) hơn là chiến thuật (tactic) trong cách tiếp cận vấn đề & khi thảo luận cùng với các lãnh đạo cấp cao của tập đoàn. PgMP® còn cung cấp các công cụ như Balanced scorecard, PESTEL hoặc BAPO giúp anh hoạch định chiến lược cho chương trình, đánh giá toàn diện về khả năng & năng lực hiện tại của tổ chức (AS-IS) để từ đó xác định được lộ trình giúp tổ chức đạt được mục tiêu trong tương lai (TO-BE). 

Ngoài ra, chương trình (program) sẽ mang lại những thay đổi với tác động lớn đến tổ chức, mà đa số chúng ta đều không thích sự thay đổi vì cảm thấy thoải mái trong vùng an toàn. Những thay đổi này có thể mang lại tác động tích cực hay tiêu cực đến các bên liên quan. Vì vậy, anh thường xuyên kết nối đến các bên liên quan khi họ tiếp nhận những lợi ích từ chương trình. Anh phải đảm bảo họ hiểu được những lợi ích này & có sự đồng thuận của họ. Bên cạnh đó, kiến thức từ PgMP® giúp anh hiểu rõ tầm quan trọng của việc vận hành (operation) sau khi kết thúc chương trình (program) & duy trì những lợi ích (benefit) đó một cách bền vững, khi đó tổ chức mới đạt được những mục tiêu chiến lược. 

Anh lấy ví dụ về chương trình phát triển hệ thống đường cao tốc đến một vùng miền nào đó của nước ta để giúp kinh tế khu vực đó cất cánh, có nhiều doanh nghiệp đến đó đầu tư, tạo ra công ăn việc làm cho người dân, phát triển du lịch địa phương. Tuy nhiên, nếu việc thi công hệ thống đường cao tốc đó không nhận được sự đồng thuận của người dân địa phương & việc vận hành bảo trì con đường không thực hiện tốt sau khi hoàn thành chương trình dẫn đến hệ thống đường xuống cấp nhanh chóng, đi lại khó khăn. Khi đó người dân & doanh nghiệp cảm thấy không có lợi ích gì thì các mục tiêu chiến lược đề ra sẽ không đạt được, gây lãng phí nguồn vốn đầu tư ban đầu.

4. Ngoài là một Program Manager, anh còn đang đồng hành cùng Atoha với vai trò là một Trainer, với vị trí có phần "mới mẻ" này, anh có gặp nhiều thách thức và khó khăn không?

Thách thức & khó khăn lớn nhất của anh chính là phải liên tục làm mới bản thân. 2 khóa học mà Atoha tin tưởng giao cho anh là 2 chứng chỉ cao nhất của PMI và cũng là những chứng chỉ có độ khó cao. Kiến thức thì rất khô khan, sách từ PMI cũng viết ngắn gọn, ít tài liệu tham khảo, nội dung chủ yếu tập trung về phát triển tầm nhìn, sứ mệnh của tổ chức, hoạch định chiến lược, phân tích cơ hội kinh doanh, đánh giá thị trường... để từ đó lên kế hoạch quản lý danh mục đầu tư, quản lý chương trình. Vì vậy, anh phải thường xuyên nghiên cứu tìm tòi cách thức, phương pháp truyền đạt cho phù hợp, thường xuyên cập nhật, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm của bản thân nhằm đưa ra các ví dụ minh họa cụ thể trong mọi ngành nghề (công nghệ thông tin, xây dựng, dầu khí, sản xuất…) giúp học viên nắm rõ kiến thức & cách thức vận dụng vào thực tế như thế nào, tránh nói lý thuyết suông, gây nhàm chán, buồn ngủ cho học viên. 

5. Đồng hành & dẫn dắt nhiều học viên chinh phục PgMP®/PfMP®, giá trị lớn nhất mà anh nhận được là gì?

Giá trị lớn nhất anh nhận được chính là làm giàu thêm kiến thức & kinh nghiệm bởi vì các học viên ở 2 khóa học này đa phần đang giữ vị trí quản lý cấp trung & cấp cao tại các tập đoàn lớn ở lĩnh vực công nghệ thông tin, xây dựng, hậu cần, hàng hải, dầu khí,… Trong quá trình đồng hành cùng mọi người chinh phục PgMP®/PfMP®, anh học được rất nhiều từ các học viên, nhất là qua quá trình giúp học viên hoàn thành hồ sơ thi. Để được tham dự kỳ thi, học viên phải viết 5 bài luận mô tả kinh nghiệm thực tiễn về quản lý chương trình/danh mục đầu tư trong lĩnh vực mà họ đang phụ trách. Bài luận phải được đánh giá và thông qua bởi hội đồng chuyên gia của PMI trên toàn cầu. Khi anh đọc bài và giúp học viên hệ thống hóa & mô tả kinh nghiệm bằng việc viết bài luận, anh hiểu được cách họ vận dụng kiến thức vào công việc thực tế, hiểu được cách các tập đoàn lớn quản lý danh mục đầu tư, quản lý chương trình như thế nào và đặc biệt là học được thêm kiến thức chuyên ngành mới ngoài lĩnh vực anh đang làm việc. Bên cạnh đó, việc đồng hành cùng các học viên còn giúp anh mở rộng được sự kết nối vì họ như là những người bạn, người đàn anh, đàn chị để mình học hỏi thêm.  

Cảm những chia sẻ của Giang, Atoha mến chúc anh Giang nhiều sức khỏe và đạt được thêm nhiều thành công mới trên con đường sự nghiệp, đồng thời giữ vững tinh thần nhiệt huyết để tiếp tục sứ mệnh lan tỏa và song hành cùng những anh/chị/em trong cộng đồng quản lý dự án trên hành trình nâng cao năng lực chuyên môn của mình. 

 

Atoha Institute

 


Cũ hơn Mới hơn


Thông tin liên hệ

Thông tin chuyển khoản
Công ty Cổ phần ATOHA. Ngân hàng Á Châu (ACB). Số tài khoản: 6868 2468, PGD Tân Sơn Nhì, TPHCM.
Đăng ký khóa học
Chọn khóa học phù hợp bằng cách điền thông tin như link bên dưới. Tư vấn viên Atoha sẽ liên hệ anh/chị ngay.
Câu hỏi thường gặp

“Có. Atoha sẽ có chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo dành cho học viên và cung cấp 35 giờ đào tạo bắt buộc (1 trong 3 điều kiện thi lấy chứng chỉ PMP quốc tế)."

“Cả 2. Tài liệu có thể là tiếng Anh hoặc tiếng Việt tùy vào lớp. Atoha có thể đào tạo bằng cả tiếng Anh hoặc tiếng Việt."

“Chưa bao gồm. Học viên sẽ cần đóng phí thi trực tiếp cho viện PMI nếu muốn đăng ký thi, phí thi tham khảo như sau: 389 USD/non-member và 393 USD/member (trong đó phí thành viên PMI là 99 USD, phí admin là 10 USD, phí thi PMP là 284 USD). Chi phí này dành cho một số khu vực, trong đó có Việt Nam. Tham khảo thêm tại: www.pmi.org"

Liên hệ ngay với Atoha để được tư vấn về chương trình phù hợp