Những lầm tưởng và quan niệm sai lầm về Servant Leadership

Đa phần lầm tưởng và quan niệm sai lầm về Lãnh đạo phục vụ/Lãnh đạo đầy tớ là do chúng ta tập trung vào từ “phục vụ/đầy tớ” trong thuật ngữ này và nghĩ về một người quản gia, phục vụ một cách trung thành cho chủ của mình với sự phục tùng hoàn toàn. Người quản gia ở cấp dưới người chủ và chỉ làm những điều được yêu cầu, mà không cần biết lý do. Do đó, một số lãnh đạo không chấp nhận quan điểm này và cho rằng nếu trở thành Lãnh đạo đầy tớ, họ phải trở thành quản gia, từ bỏ mọi quyền lực và để nhân viên của họ điều hành công ty.

Tuy nhiên, đó không phải là Lãnh đạo phục vụ. 

Trước khi bàn về những lầm tưởng liên quan đến Servant Leadership (tạm dịch là “Lãnh đạo đầy tớ” hoặc “Lãnh đạo phục vụ”), ta cần làm rõ về triết lý của nó cũng như các đặc điểm cơ bản so với phong cách lãnh đạo truyền thống.

Triết lý và đặc điểm cơ bản của Lãnh đạo phục vụ và Lãnh đạo truyền thống

Quan điểm của Lãnh đạo truyền thống nhấn mạnh rằng ưu tiên hàng đầu của nhân viên trong sứ mệnh và mục tiêu trọng tâm của họ là “đáp ứng vượt quá mong đợi của cổ đông”. Vì nếu các cổ đông hài lòng, họ sẽ đầu tư nhiều hơn, giúp công ty có thể chăm sóc khách hàng tốt hơn. Và khi khách hàng hài lòng, doanh thu của công ty sẽ tăng thêm, nhân viên sẽ được chăm sóc hơn.

Trong khi đó, Lãnh đạo phục vụ cho rằng “nhân viên luôn cần được đặt lên hàng đầu” và vai trò của một nhà lãnh đạo là tạo ra tầm nhìn - giá trị, huấn luyện và phát triển nhân viên, đồng thời hỗ trợ họ thành công. Quan điểm này tin rằng những nhân viên năng động và làm việc hiệu quả sẽ mang đến trải nghiệm khách hàng tốt nhất, mang lại cho công ty “những người hâm mộ cuồng nhiệt”, từ đó doanh thu công ty sẽ tăng thêm và các cổ đông sẽ vui lòng hơn.

Cả hai nhà lãnh đạo đều tạo ra tầm nhìn - giá trị của tổ chức và đặt ra các mục tiêu để nhân viên của họ phấn đấu đạt được. Tuy nhiên, Lãnh đạo phục vụ chia sẻ quyền lực với nhân viên để giúp họ đạt được tầm nhìn, sống đúng với giá trị và đạt được mục tiêu.

Không giống như các Lãnh đạo truyền thống, Lãnh đạo phục vụ sử dụng quyền lực để:

  • Trao quyền nhiều hơn và quản lý ít hơn;
  • Hướng dẫn nhiều hơn và chỉ đạo ít hơn;
  • Gắn kết nhiều hơn và loại bỏ ít hơn;
  • Đặt câu hỏi nhiều hơn và giả định ít hơn;
  • Lắng nghe nhiều hơn và nói ít hơn.

Nếu vậy, phải chăng khi trở thành Lãnh đạo phục vụ, họ sẽ không còn quyền lãnh đạo hay có quyền hạn cao hơn nhân viên của mình? Hãy cùng tìm hiểu xem, liệu bạn có đang lầm tưởng hay có quan niệm sai lầm về Lãnh đạo phục vụ không nhé!

Những lầm tưởng và quan niệm sai lầm về Lãnh đạo phục vụ/Lãnh đạo đầy tớ

Đa phần lầm tưởng và quan niệm sai lầm về Lãnh đạo phục vụ/Lãnh đạo đầy tớ là do chúng ta tập trung vào từ “phục vụ/đầy tớ” trong thuật ngữ này và nghĩ về một người quản gia, phục vụ một cách trung thành cho chủ của mình với sự phục tùng hoàn toàn. Người quản gia ở cấp dưới người chủ và chỉ làm những điều được yêu cầu, mà không cần biết lý do. Do đó, một số lãnh đạo không chấp nhận quan điểm này và cho rằng nếu trở thành Lãnh đạo đầy tớ, họ phải trở thành quản gia, từ bỏ mọi quyền lực và để nhân viên của họ điều hành công ty.

Tuy nhiên, đó không phải là Lãnh đạo phục vụ. Dưới đây là các lầm tưởng thường thấy cùng các quan niệm sai lầm về Lãnh đạo phục vụ.

Sai lầm 1. Lãnh đạo phục vụ từ bỏ mọi quyền lực cho nhân viên.

Lãnh đạo phục vụ chia sẻ quyền lực và quyền quyết định với nhân viên để doanh nghiệp đạt thành công.

Kim Savage, Giám đốc Điều hành của Hope International, một cơ quan phi lợi nhuận có trụ sở tại New Westminster, BC đã nói rằng: “Lãnh đạo phục vụ không có nghĩa nhân viên có thể làm mọi điều họ muốn mà mọi quyết định trong tổ chức đều được đưa ra từ sự đồng thuận.

Các nhà lãnh đạo theo phong cách phục vụ trao quyền cho cấp dưới, huấn luyện và đào tạo họ cách sử dụng quyền lực đó, đồng thời để họ chịu trách nhiệm cho các hành động và quyết định của mình. Các Lãnh đạo phục vụ cũng cần làm việc để hiểu khả năng của các nhân viên và nhận biết rằng một số cá nhân có thể cần huấn luyện và hỗ trợ nhiều hơn những người khác.

Sai lầm 2. Lãnh đạo phục vụ thoái thác trách nhiệm đảm bảo sự thành công.

Lãnh đạo phục vụ hiểu rằng họ chịu trách nhiệm sau cùng cho sự thành công của nhân viên cũng như doanh nghiệp. Nếu không đạt được các mục tiêu của tổ chức, người lãnh đạo phục vụ sẽ nhìn lại bản thân trước tiên và những gì họ đã có thể làm để hỗ trợ nhân viên tốt hơn trong việc đạt được các mục tiêu.

Theo Savage, “đôi khi có những quyết định mà chỉ người lãnh đạo mới có thể đưa ra; những lời kêu gọi khó khăn có thể không được ưa chuộng." Nhưng cô ấy cũng lưu ý rằng "một tổ chức theo phong cách lãnh đạo phục vụ sẽ có thể vượt qua những khoảnh khắc đó với sự tin tưởng và khả năng thích ứng cao hơn nhiều so với tổ chức theo phong cách lãnh đạo truyền thống."

Sai lầm 3. Lãnh đạo phục vụ không quan tâm khách hàng hay các cổ đông.

Một số người nghĩ rằng bởi vì các Lãnh đạo phục vụ tập trung chủ yếu vào nhu cầu và mối quan tâm của nhân viên, họ không quan tâm đến nhu cầu của khách hàng hay cổ đông. Thực tế là ngược lại. Các Lãnh đạo phục vụ tin rằng: Mong đợi của khách hàng hay cổ đông có thể được đáp ứng (hoặc vượt quá) bằng cách xây dựng đội ngũ nhân viên có động lực, gắn bó và có hiệu suất cao.

Khi Cheryl Bachelder được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành của Popeye’s Louisiana Kitchen vào năm 2007, chuỗi nhà hàng này là một thương hiệu trì trệ và gặp khó khăn về tài chính. Trong cuốn sách “Dare to Serve (Tạm dịch: Dám Phục vụ)” của mình, Bachelder kể câu chuyện về cách cô ấy đã làm việc để tạo ra văn hóa lãnh đạo phục vụ tại Popeyes như một cách để đảo ngược vận mệnh của công ty. Và cô ấy đã thành công. Vào thời điểm Popeyes bán với giá 1,8 tỷ đô la cho Nhà hàng Brands International (chủ sở hữu của Burger King và Tim Hortons), doanh thu và lợi nhuận của công ty đã tăng lên; thị phần đã mở rộng, các bên nhượng quyền và khách hàng hài lòng hơn bao giờ hết.

Tóm lại, Lãnh đạo phục vụ bao gồm 2 phần “lãnh đạo” – tạo ra tầm nhìn, giá trị và mục tiêu cho tổ chức, đồng thời hướng dẫn, nâng đỡ nhân viên cấp dưới nhằm đạt được kết quả mong đợi/vượt quá kỳ vọng và “phục vụ” – hỗ trợ đắc lực cho nhân viên, tạo sự gắn kết và phát triển cho chính bản thân họ và rộng ra là doanh nghiệp, tạo sự chia sẻ về quyền lợi và trách nhiệm để mọi quyết định và hành động đều xuất phát từ sự đồng thuận chung.

Nguồn: Servant Leadership Examples & Characteristics

 


10 nguyên tắc của một nhà lãnh đạo phục vụ.

Servant Leadership - "Lãnh đạo đầy tớ" trong Agile.

 


Cũ hơn Mới hơn


Thông tin liên hệ

Thông tin chuyển khoản
Công ty Cổ phần ATOHA. Ngân hàng Á Châu (ACB). Số tài khoản: 6868 2468, PGD Tân Sơn Nhì, TPHCM.
Đăng ký khóa học
Chọn khóa học phù hợp bằng cách điền thông tin như link bên dưới. Tư vấn viên Atoha sẽ liên hệ anh/chị ngay.
Câu hỏi thường gặp

“Có. Atoha sẽ có chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo dành cho học viên và cung cấp 35 giờ đào tạo bắt buộc (1 trong 3 điều kiện thi lấy chứng chỉ PMP quốc tế)."

“Cả 2. Tài liệu có thể là tiếng Anh hoặc tiếng Việt tùy vào lớp. Atoha có thể đào tạo bằng cả tiếng Anh hoặc tiếng Việt."

“Chưa bao gồm. Học viên sẽ cần đóng phí thi trực tiếp cho viện PMI nếu muốn đăng ký thi, phí thi tham khảo như sau: 389 USD/non-member và 393 USD/member (trong đó phí thành viên PMI là 99 USD, phí admin là 10 USD, phí thi PMP là 284 USD). Chi phí này dành cho một số khu vực, trong đó có Việt Nam. Tham khảo thêm tại: www.pmi.org"

Liên hệ ngay với Atoha để được tư vấn về chương trình phù hợp