Spike là gì? Lợi ích và cách sử dụng Spike trong Agile

Mục đích của Spike là tìm hiểu và thu thập thông tin để xác định hiện trạng, khả năng và tiềm năng của một giải pháp hoặc vấn đề cụ thể nào đó. Cùng Atoha tìm hiểu rõ hơn về khái niệm Spike, lợi ích và cách sử dụng trong bài viết dưới đây!

ĐỊNH NGHĨA

“Spike” trong Agile được thực hiện khi đội ngũ dự án cần thu thập thông tin, hiểu biết để căn cứ vào đó lập ra kế hoạch tiếp theo, hoặc giúp team đưa ra được một ước lượng công việc, hoặc để đánh giá tính khả thi của các giải pháp & tính năng chứ KHÔNG với mục đích tạo ra giao phẩm (deliverables) hay “shippable product”. 

Spike Story trong Agile là gì?
 

LỢI ÍCH CỦA SPIKE

Các User Story về Spike có thể mang lại lợi ích sau đây cho nhóm phát triển:

  • Thu thập được thông tin cần thiết, từ đó có thể thực hiện kế hoạch tiếp theo
  • Ước lượng thời gian hoàn thành User Story chính xác hơn
  • Tạo ra các User Story mang lại nhiều giá trị cho sản phẩm hơn
  • Đánh giá tính khả thi của tính năng, giải pháp
  • Hạn chế lãng phí thời gian cho việc thiếu thông tin hoặc rework

CÁCH THỰC HIỆN 


Cụ thể hơn, nhóm sẽ tạo một User Story về Spike - User Story này không với mục đích tạo ra giao phẩm mà chỉ để thu thập thông tin. Các nhóm thường có một khoảng thời gian nhất định (time-boxed) được vạch ra cho các User Story này và đó là lý do tại sao các Spike thường được gọi là “điều tra” theo khung thời gian. Việc sử dụng Spikes có thể thông qua 02 cách:

  • Toàn đội phát triển cùng làm Spike
  • Chỉ một phần đội phát triển làm Spike, và các thành viên khác tập trung để tạo ra các giao phẩm trong Sprint


Đôi khi User Story của Spike có thể được triển khai trong thời gian ngắn hơn hoặc dài hơn so với thời gian dự đoán. Trong trường hợp này, các thành viên trong nhóm cần chia sẻ trạng thái và kết quả nghiên cứu của họ cho những người còn lại trong nhóm, để toàn nhóm có thể nắm thông tin về trạng thái tìm hiểu. 

Khi xem xét cách viết User Story về Spike, điều quan trọng cần nhớ là User Story nên tìm cách trả lời một câu hỏi cụ thể, đơn lẻ, thay vì nhiều câu hỏi hoặc một thông tin mơ hồ. Nếu mục tiêu của nhóm là cần tìm hiểu thêm thông tin về nhiều câu hỏi thì cách làm là nên chia nhỏ thời gian để giải quyết từng vấn đề riêng lẻ.

CÁC DẠNG SPIKES

Có 03 dạng spike chính trong Agile:

  • Technical Spikes: khi nhóm phát triển cần có nhiều thông tin hơn về tùy chọn kỹ thuật, tác động của công nghệ mới. 
  • Functional Spikes: khi nhóm phát triển đánh giá tác động của các chức năng mới đối với giải pháp/hoặc mức độ phù hợp của tính năng với sản phẩm và nhu cầu kinh doanh.
  • Risk-based Spikes: khi nhóm phát triển muốn đánh giá tác động hoặc khả năng xảy ra của rủi ro đối với sản phẩm, dự án. 


Nguồn: wrike.com

Xem thêm

Đấu tranh giữa các sprint goal

Tổng quan về Disciplined Agile Delivery

Product Backlog là gì?

Tạo ra bảng công việc của riêng bạn: Cách duy trì quy trình quản lý dự án từ xa


Cũ hơn Mới hơn


Thông tin liên hệ

Thông tin chuyển khoản
Công ty Cổ phần ATOHA. Ngân hàng Á Châu (ACB). Số tài khoản: 6868 2468, PGD Tân Sơn Nhì, TPHCM.
Đăng ký khóa học
Chọn khóa học phù hợp bằng cách điền thông tin như link bên dưới. Tư vấn viên Atoha sẽ liên hệ anh/chị ngay.
Câu hỏi thường gặp

“Có. Atoha sẽ có chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo dành cho học viên và cung cấp 35 giờ đào tạo bắt buộc (1 trong 3 điều kiện thi lấy chứng chỉ PMP quốc tế)."

“Cả 2. Tài liệu có thể là tiếng Anh hoặc tiếng Việt tùy vào lớp. Atoha có thể đào tạo bằng cả tiếng Anh hoặc tiếng Việt."

“Chưa bao gồm. Học viên sẽ cần đóng phí thi trực tiếp cho viện PMI nếu muốn đăng ký thi, phí thi tham khảo như sau: 389 USD/non-member và 393 USD/member (trong đó phí thành viên PMI là 99 USD, phí admin là 10 USD, phí thi PMP là 284 USD). Chi phí này dành cho một số khu vực, trong đó có Việt Nam. Tham khảo thêm tại: www.pmi.org"

Liên hệ ngay với Atoha để được tư vấn về chương trình phù hợp