Sự khác biệt giữa Definition of Done và Acceptance Criteria

Definition of Done (Định nghĩa hoàn thành) và Acceptance Criteria (Tiêu chí nghiệm thu) là hai thuật ngữ phổ biến nhưng dễ nhầm lẫn trong nhóm phát triển. Hôm nay hãy cùng Atoha tìm hiểu sự khác biệt giữa Definition of Done và Acceptance Criteria nhé.

Trước khi đi vào sự khác biệt giữa Definition of Done và Acceptance Criteria, mình cùng nhau tìm hiểu định nghĩa của hai thuật ngữ này trước.

Definition of Done

Definition of Done là gì?

 

Theo định nghĩa Scrum Guide V2022: “The Definition of Done is a formal description of the state of the Increment when it meets the quality measures required for the product.” - "Định nghĩa hoàn thành (DoD) là một mô tả chính thức về trạng thái của increment (tính năng hoặc sản phẩm hoàn tất trong Sprint) khi nó đáp ứng các thước đo chất lượng cần thiết cho sản phẩm". Thời điểm Product Backlog Items (PBIs) đáp ứng được Định nghĩa hoàn thành là thời điểm Increment sẽ được sinh ra. 

DoD tạo ra sự minh bạch bằng cách cung cấp cho mọi người sự hiểu biết chung về công việc nào đã được hoàn thành như một phần của Increment. Nếu một hạng mục Product Backlog không đáp ứng được DoD, thì nó không thể được release hoặc thậm chí không được trình bày tại Sprint Review. Thay vào đó, các hạng mục này sẽ được đưa vào Product Backlog để Product Owner xem xét trong tương lai.

Nếu doanh nghiệp/tổ chức đã có DoD, thì tất cả các đội ngũ phát triển Scrum phải tuân theo các định nghĩa này ở mức tối thiểu. Nếu trong doanh nghiệp/tổ chức không có sẵn DoD, đội ngũ phát triển Scrum sẽ cùng nhau tự tổ chức và tạo ra DoD sao cho phù hợp với sản phẩm cũng như đáp ứng được những tiêu chí chất lượng của sản phẩm. Thông thường, khi nói về DoD, người ta thường nghĩ ngay đến các tiêu chí về chất lượng. 

Trong trường hợp nhóm phát triển theo framework “Scrums of Scrums”, thì toàn bộ Scrum Team phải định nghĩa DoD chung và mỗi Scrum Team khác nhau có thể có thêm những DoD riêng, miễn là DoD chung được đáp ứng và DoD riêng không mâu thuẫn với DoD chung. DoD được tạo ra trong giai đoạn đầu của dự án và có thể chỉnh sửa duy nhất tại buổi Retrospectives, đội ngũ phát triển càng trưởng thành (mature), thì DoD sẽ càng chi tiết và nghiêm ngặt nhầm mang lại chất lượng cao nhất cho giao phẩm.

 

Acceptance Criteria

Acceptance Criteria là gì?
 

Acceptance Criteria (tiêu chí nghiệm thu) là một tập hợp các danh sách yêu cầu mà tính năng/sản phẩm cần đáp ứng được để thoả mãn yêu cầu kinh doanh hoặc tính năng của sản phẩm, cũng như làm hài lòng Product Owner/Stakeholders. 

 

Sự khác biệt giữa DoD và Acceptance Criteria

So sánh Definition of Done và Acceptance Criteria

 

 

Định nghĩa hoàn thành (DoD)

Tiêu chí nghiệm thu (Acceptance Criteria)
Điểm khác nhau
  • Ứng dụng cho TOÀN BỘ Product Backlog Item và Product Increment
  • Được tạo bởi Scrum Team
  • Sự cam kết của Product Backlog Item
  • Bắt buộc trong Scrum
  • Ứng dụng cho MỘT user story hoặc một tính năng cụ thể
  • Tạo bởi Product Owner (Accountable - chịu trách nhiệm chính)
  • Một phần của Product Backlog Items
  • Không bắt buộc trong Scrum
Ví dụ
  • Code của tính năng đã hoàn thành và tuân thủ theo hướng dẫn chưa?
  • Tính năng đã được peer review chưa? 
  • Tính năng đã được thực hiện Unit Test chưa?
  • Tính năng đã được kiểm thử bởi QC/Tester chưa?
Một vài tiêu chí nghiệm thu cho tính năng mua hàng: 
  • Người dùng phải chọn ít nhất một món hàng mới có thể tiến hành mua hàng
  • Người dùng phải điền đầy đủ các thông tin bắt buộc mới có thể thực hiện thanh toán
  • Thông tin từ người dùng được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu đăng ký
  • Các hình thức cho phép: tiền mặt, chuyển khoản, và thẻ tín dụng


Nguồn: scrumguides.org


 


Cũ hơn Mới hơn


Thông tin liên hệ

Thông tin chuyển khoản
Công ty Cổ phần ATOHA. Ngân hàng Á Châu (ACB). Số tài khoản: 6868 2468, PGD Tân Sơn Nhì, TPHCM.
Đăng ký khóa học
Chọn khóa học phù hợp bằng cách điền thông tin như link bên dưới. Tư vấn viên Atoha sẽ liên hệ anh/chị ngay.
Câu hỏi thường gặp

“Có. Atoha sẽ có chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo dành cho học viên và cung cấp 35 giờ đào tạo bắt buộc (1 trong 3 điều kiện thi lấy chứng chỉ PMP quốc tế)."

“Cả 2. Tài liệu có thể là tiếng Anh hoặc tiếng Việt tùy vào lớp. Atoha có thể đào tạo bằng cả tiếng Anh hoặc tiếng Việt."

“Chưa bao gồm. Học viên sẽ cần đóng phí thi trực tiếp cho viện PMI nếu muốn đăng ký thi, phí thi tham khảo như sau: 389 USD/non-member và 393 USD/member (trong đó phí thành viên PMI là 99 USD, phí admin là 10 USD, phí thi PMP là 284 USD). Chi phí này dành cho một số khu vực, trong đó có Việt Nam. Tham khảo thêm tại: www.pmi.org"

Liên hệ ngay với Atoha để được tư vấn về chương trình phù hợp