Tổng quan về các loại chứng chỉ PMI
Giới thiệu về hệ thống chứng chỉ từ Viện Quản lý dự án PMI (Project Management Institute). Tính đến thời điểm hiện tại, 08 chứng chỉ chuyên nghiệp của PMI liên quan đến quản lý dự án đã được công nhận rộng rãi trên toàn cầu. Thông tin bài viết này cung cấp sơ bộ cho người đọc hiểu hơn về các cấp độ chứng chỉ, những yêu cầu cần thiết để ứng viên đạt được chứng chỉ nghề nghiệp danh giá và làm sao duy trì được chứng nhận sau khi sở hữu.
Các loại chứng chỉ PMI
Chương trình chứng nhận PMI bao gồm:
· Chứng chỉ Chứng nhận Năng lực quản lý dự án (CAPM)®
· Chứng chỉ Chứng nhận Agile (PMI-ACP)®
· Chứng chỉ Chứng nhận Quản lý Rủi ro chuyên nghiệp (PMI-RMP)®
· Chứng chỉ Chứng nhận Quản lý Tiến độ chuyên nghiệp (PMI-SPI)®
· Chứng chỉ Chứng nhận Quản lý Danh mục chuyên nghiệp (PfMP)®
· Chứng chỉ Chứng nhận Quản lý Chương trình chuyên nghiệp (PgMP)®
· Chứng chỉ Chứng nhận Quản lý Dự án Chuyên nghiệp (PMP)®
· Chứng chỉ Chứng nhận Phân tích Kinh doanh chuyên nghiệp (PMI-PBA)®
PMI nhận thức được tầm quan trọng của sự công bằng, đảm bảo tính khách quan trong việc thực hiện các hoạt động chứng nhận và quản lý những xung đột lợi ích.
Chương trình chứng nhận PMP® được công nhận bởi Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) dựa trên Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO 17024. Tiêu chuẩn 17024 liệt kê những yêu cầu nghiêm ngặt với định hướng đánh giá và kiểm soát mức độ phát triển nhằm mục đích nâng cao hệ thống quản lý chất lượng. Bên cạnh đó, Chứng nhận PMP® còn được đăng ký hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008. Điều này công nhận sự khẳng định của bên thứ ba về sự hoàn thiện trong quá trình quản lý và quản trị chứng nhận PMP®, góp phần làm nổi bật giá trị sự khác biệt và củng cố tự tin cho người sở hữu chứng nhận và các tổ chức sử dụng chúng. Các chứng chỉ, chứng nhận PMI khác biệt dựa vào tính chất ứng dụng toàn cầu, điều này khiến chúng có giá trị quy đổi vượt trên những rào cản của lĩnh vực kinh doanh hoặc biên giới địa lý. Sức mạnh của các chứng nhận PMI nằm ở sự linh động và không bị trói buộc vào bất kỳ phương pháp, tiêu chuẩn hoặc tổ chức nào.
Chương trình chứng nhận của PMI được thiết kế để đảm bảo rằng tất cả các chủ sở hữu chứng nhận thể hiện năng lực của mình thông qua các hình thức đo lường hợp lệ và công bằng. Quá trình đánh giá được triển khai theo từng bước cụ thể nhằm xác định chỉ những biện pháp kiểm tra đáng tin cậy nhất được sử dụng trong việc đánh giá năng lực thí sinh dự thi. Ví dụ, các cuộc phỏng vấn đôi khi có thể bị ảnh hưởng bởi độ khó tính của người phỏng vấn, sự thể hiện của thí sinh ngày hôm đó, và thậm chí số lượng câu hỏi mà người phỏng vấn hỏi trong cùng một câu vấn đáp. Chứng chỉ PMI cũng được phát triển bởi các học viên đã học quản lý dự án. Nhằm mục đích phát triển chất lượng chứng chỉ, hàng ngàn tình nguyện viên đã sở hữu bằng cấp PMI hiện vẫn đang chắt chiu thời gian xây dựng và tinh chỉnh các câu hỏi thi được PMI sử dụng. Những tình nguyện viên này đại diện cho sự đa dạng của thị trường PMI, đến từ mọi miền lãnh thổ, mọi ngành nghề, với trình độ công việc và kinh nghiệm vô cùng đa dạng. Các câu hỏi trong đề thi được phát triển song song dựa trên các quy trình thống kê theo tiêu chuẩn của ngành và sự kiểm nghiệm của tình nguyện viên. Cuối cùng, toàn bộ chương trình PMI được thẩm định xuyên suốt bởi Hội đồng quản trị chứng nhận (the Certification Governance Council - CGC), một ủy ban các chủ sở hữu chứng nhận được uỷ nhiệm quyền giám sát.
Một thí sinh sẽ được đánh giá năng lực thông qua các hình thức:
- Xem xét trình độ giáo dục và kinh nghiệm — Sự kết hợp giữa giáo dục và/hoặc kinh nghiệm trong quản lý dự án là yêu cầu cần thiết cho mỗi chứng nhận.
- Kiểm tra năng lực — Ứng cử viên được yêu cầu áp dụng các khái niệm và kinh nghiệm quản lý dự án thông qua hàng loạt câu hỏi giải quyết tình huống thực tế.
- Phát triển liên tục — Việc duy trì chứng nhận PMI đòi hỏi sự tích lũy chuyên môn liên tục. Ngay cả chứng chỉ CAPM®, cũng cần được đánh giá lại.
Nguồn: www.pmi.org
Người dịch: Kat - Atoha
Xem thêm
Tất tần tật những điều cần biết để thi chứng chỉ PMP®