Proximity vs. Dormancy trong bài thi PMP®
Proximity và Dormancy là 2 thông số rủi ro có thể nhầm lẫn. Tham khảo bài viết bên dưới.
Proximity và Dormancy là 2 trong số các thông số rủi ro (risk parameters) mà đội nhóm dự án có thể cân nhắc khi sắp xếp thứ tự ưu tiên từng rủi ro riêng lẻ trong quy trình Thực hiện phân tích rủi ro định tính (Perform Qualitative Risk Analysis)
Proximity (Trạng thái gần) là gì?
Đây là khoảng thời gian trước khi rủi ro có thể có tác động đến một hoặc nhiều mục tiêu dự án.
Nếu khoảng thời gian này ngắn thì cho thấy “trạng thái gần” cao - High Proximity.
Nếu khoảng thời gian này dài thì cho thấy “trạng thái gần” thấp - Low Proximity.
Ví dụ dịch bệnh coronavirus (COVID-19) xảy ra và ngay tuần sau (khoảng thời gian ngắn) đã có tác động đến một hoặc nhiều mục tiêu dự án (ví dụ ảnh hưởng sức khỏe của người lao động và làm trễ tiến độ dự án) thì khoảng thời gian 1 tuần đó là High Proximity. Còn nếu 3 tháng sau mới có tác động đến mục tiêu dự án thì có thể xem là Low Proximity.
Dormancy (Trạng thái ngủ) là gì?
Đây là khoảng thời gian có thể trôi qua sau khi rủi ro đã xảy ra và trước khi tác động của nó được phát hiện.
Nếu khoảng thời gian này ngắn thì cho thấy “trạng thái ngủ” thấp - Low Dormancy.
Nếu khoảng thời gian này dài thì cho thấy “trạng thái ngủ” cao - High Dormancy.
High Dormancy nghĩa là rủi ro ĐÃ xảy ra rồi mà mất nhiều thời gian mới PHÁT HIỆN tác động của nó.
Ví dụ dịch bệnh coronavirus (COVID-19) đã xảy ra mà 3 tháng sau mới phát hiện tác động/hậu quả của nó thì có thể gọi là High Dormancy. Còn nếu dịch bệnh này đã xảy ra và sau 1 tuần đã phát hiện tác động/hậu quả của nó thì có thể gọi là Low Dormancy.
Vậy tóm lại:
Nếu coronavirus (COVID-19) xảy ra vào tháng 2; sau đó 1 tháng (vào tháng 3) mới phát bệnh tùm lum (rủi ro tác động đến mục tiêu); và sau đó 2 tháng (vào tháng 4) mới phát hiện hậu quả.
Thì proximity là 1 tháng
Và dormancy là 2 tháng
Xem thêm