Scrum Guide 2020: Lãnh đạo thực thụ là một thái độ
Chỉ khi các Scrum Master nhận thức được sức mạnh sáng tạo từ bản thân, họ sẽ khéo léo thay đổi cách thức mà họ dùng để hỗ trợ mọi người. Trọng tâm vẫn là những gì họ cố gắng tạo ra trên cơ sở kiến thức mà họ có. Họ cũng sẽ nhận ra rằng không có sự tồn tại của một con đường bằng phẳng, an toàn để trở thành một người lãnh đạo thực thụ.
Con đường đi đến lãnh đạo thực thụ.
Như trong Scrum Guide 2020 đã đề cập:
“Scrum Masters là những nhà lãnh đạo thực thụ, họ phục vụ cho Scrum Team và cho cả tổ chức.”
Theo kinh nghiệm của tôi, điều kiện tiên quyết để bạn có thể trở thành một nhà lãnh đạo thực thụ là khi bạn có sự thay đổi từ trong tư duy hoặc thái độ. Bài viết này sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề trên.
Hiện nay, nỗi lo lắng chính của một Scrum Master là sự căng thẳng giữa một mục đích cụ thể và sự an toàn liên quan. Có một số cách giải thích để hiểu rõ vấn đề như sau:
• Bằng cách nào Scrum Master có thể tạo cho Scrum Team một môi trường an toàn?
• Bằng cách nào Scrum Master có thể cảm thấy an toàn để tạo ra môi trường đó?
Tôi nghĩ rằng, không có một quy tắc cứng nhắc hay một con đường nhanh chóng nào để trở thành một nhà lãnh đạo thực thụ. Hàng trăm Scrum Master đều có chung một câu hỏi khi đến tham dự buổi hội thảo của tôi. Mọi người mong đợi khác với sự lãnh đạo cốt lõi – họ hỏi cách làm thế nào để tiến bước trên hành trình của mình? Làm cách nào họ có thể giải phóng hoàn toàn năng lượng tích cực và nhân bản hoá bản chất của một team trên quan điểm tự tổ chức (self-organizing).
Để trả lời cho câu hỏi đó, tôi sử dụng 2 cấu trúc tư duy riêng biệt do Bob Anderson nghiên cứu và phát triển.
Tư duy Sáng tạo và Tư duy Phản ứng
Tư duy Phản ứng hay thông qua quá trình bắt đầu từ một vấn đề nhất định. Khi bạn gặp một vấn đề, cảm giác sợ hãi sẽ xuất hiện dẫn đến bản chất kết quả bị dao động. Khi mức độ sợ hãi tăng dần từ thấp đến cao, kết quả cũng sẽ dao động theo.
Tư duy Sáng tạo thì hoàn toàn khác biệt, trong mô hình trên, bên cạnh hiệu suất, không giống như quy trình của tư duy phản ứng. Các Scrum Master với tư duy sáng tạo về cơ bản sẽ củng cố khả năng tinh thần của họ từ một quan điểm sáng tạo ở mức độ cao. Họ có niềm đam mê, tầm nhìn rõ ràng và tình yêu vô hạn trong việc phục vụ đội ngũ tổ chức và công ty của họ. Đồng thời, họ không quan tâm đến kết quả. Đối với họ, mọi vấn đề xảy đến đều là cơ hội ngàn vàng. Do đó, vòng lặp hỗ trợ của Scrum Master đi qua các khía cạnh sáng tạo của quá trình suy nghĩ hoặc thái độ. Từ đó, khuynh hướng tự nhiên của thái độ sẽ dẫn đến kết quả cân bằng, bền vững.
Chỉ khi các Scrum Master nhận thức được sức mạnh sáng tạo từ bản thân, họ sẽ khéo léo thay đổi cách thức mà họ dùng để hỗ trợ mọi người. Trọng tâm vẫn là những gì họ cố gắng tạo ra trên cơ sở kiến thức mà họ có. Họ cũng sẽ nhận ra rằng không có sự tồn tại của một con đường bằng phẳng, an toàn để trở thành một người lãnh đạo thật sự. Không phải lúc nào chúng ta cũng hoạt động sáng tạo, tâm trí của chúng ta thật sự tung hứng (juggle). Nhưng nếu bạn trau dồi cho mình những ý niệm khi phản ứng với vấn đề, nó có thể hỗ trợ tích cực trong việc giải mã những suy nghĩ. Bằng cách tập trung một cách có ý thức vào những suy nghĩ đang thay đổi, bạn có thể đạt được tư duy sáng tạo, hay tôi còn gọi là tư duy dồi dào (Abundance mindset).
Lược dịch: Trần Lan Atoha
Nguồn: Scrum Guide 2020: True Leadership is an Attitude
Bản tuyên ngôn Agile - lịch sử hình thành Agile
Trong dự án Agile, công việc ước tính có thật sự cần thiết?