So sánh As-Is vs. To-be

As-is là trạng thái hiện tại (“now” state). To-be là trạng thái tương lai mong muốn (“desired future” state). Đây là các thuật ngữ thường gặp trong “Yêu cầu chuyển đổi và sẵn sàng” - một trong số các loại Tài liệu yêu cầu.


Nếu bạn có tham gia quản lý quy trình, quản lý yêu cầu dự án, hoặc cả quản lý danh mục, thuật ngữ as-is và to-be là thuật ngữ quan trọng cần phải biết. Trước khi bạn có thể thực hiện bất kỳ điều chỉnh nào cho một quy trình, bạn nên có một ý tưởng rõ ràng về cách thức hoạt động của nó bây giờ (“now” state), cũng như nó sẽ như thế nào sau khi bạn thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với quy trình đó (“desired future” state).

Sự khác nhau giữa As-is và To-be trong quản lý dự án

Khi Giám đốc dự án và đội nhóm dự án tiến hành Thu thập yêu cầu dự án (Collect Requirements) thì sẽ tạo ra Tài liệu yêu cầu (Requirements documentation). Quy trình Thu thập yêu cầu là quy trình xác định, ghi chép và quản lý các nhu cầu và yêu cầu của các bên liên quan để đáp ứng các mục tiêu. Tài liệu yêu cầu trong Quản lý dự án mô tả cách từng yêu cầu cá nhân đáp ứng nhu cầu kinh doanh cho dự án.

“Yêu cầu chuyển đổi và sẵn sàng” là một trong số các loại Tài liệu yêu cầu. Chúng mô tả các khả năng tạm thời, chẳng hạn như các yêu cầu đào tạo và chuyển đổi dữ liệu, cần thiết để chuyển từ trạng thái hiện tại (“as-is” state) sang trạng thái tương lai mong muốn (“to-be” state).

As-is là trạng thái hiện tại (“now” state). Đây là quy trình, tài liệu, thủ tục hiện tại đang dùng.

To-be là trạng thái tương lai mong muốn (“desired future” state). Đây là quy trình, tài liệu, thủ tục sẽ sử dụng sau khi hoàn thành dự án.

Sự khác nhau giữa As-is và To-be trong quản lý danh mục

Góc nhìn tích hợp về Chiến lược danh mục tổng thể sẽ thể hiện tình trạng hiện tại “as-is” và tầm nhìn tương lai “to-be”, trong đó tình trạng hiện tại as-is và tầm nhìn tương lai to-be sẽ nằm ở hai phía của phổ.

 

Xem thêm

Tài liệu Yêu cầu là gì? Requirements documentation là gì?

 

 

Cũ hơn Mới hơn


Thông tin liên hệ

Thông tin chuyển khoản
Công ty Cổ phần ATOHA. Ngân hàng Á Châu (ACB). Số tài khoản: 6868 2468, PGD Tân Sơn Nhì, TPHCM.
Đăng ký khóa học
Chọn khóa học phù hợp bằng cách điền thông tin như link bên dưới. Tư vấn viên Atoha sẽ liên hệ anh/chị ngay.
Câu hỏi thường gặp

“Có. Atoha sẽ có chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo dành cho học viên và cung cấp 35 giờ đào tạo bắt buộc (1 trong 3 điều kiện thi lấy chứng chỉ PMP quốc tế)."

“Cả 2. Tài liệu có thể là tiếng Anh hoặc tiếng Việt tùy vào lớp. Atoha có thể đào tạo bằng cả tiếng Anh hoặc tiếng Việt."

“Chưa bao gồm. Học viên sẽ cần đóng phí thi trực tiếp cho viện PMI nếu muốn đăng ký thi, phí thi tham khảo như sau: 389 USD/non-member và 393 USD/member (trong đó phí thành viên PMI là 99 USD, phí admin là 10 USD, phí thi PMP là 284 USD). Chi phí này dành cho một số khu vực, trong đó có Việt Nam. Tham khảo thêm tại: www.pmi.org"

Liên hệ ngay với Atoha để được tư vấn về chương trình phù hợp