Dự án và Vòng đời sản phẩm: Tích hợp, không phải Tách biệt
Bài viết gốc: Project vs Product Life Cycles: Integration, not Separation
(Từ blog chuyên đề The Critical Path Blog bởi Marjorie Anderson, Kimberly Whitby, Laura Zchofield)
Vòng đời sản phẩm có liên quan gì đến quản lý dự án? Well, để tôi giải thích điều đó qua một ví dụ: Ví dụ rằng chúng ta có 1 dự án xây dựng nhà máy. Chúng ta sẽ dành thời gian để thiết kế và xây dựng nó, và sau đó nó sẽ được bàn giao cho một nhóm khác để vận hành.
Dự án của chúng ta là việc đầu tư chính, và là tác nhân của sự thay đổi – trong trường hợp này là tạo ra nhà máy – và sau đó bộ phận vận hành là nơi tạo ra giá trị bằng cách sử dụng sản phẩm mà chúng ta đã tạo ra. Bộ phận vận hành tiếp tục sử dụng nhiều năm sau đến khi người chủ sở hữu quyết định dừng việc sử dụng nhà máy vì lý do chính đáng, hoặc vì một số lý do khác.
Chi tiết dự án và vòng đời sản phẩm: Tích hợp, không phải Tách biệt
Dự án và Vòng đời sản phẩm: Tích hợp, không phải Tách biệt như thế nào
Bạn sẽ làm gì với nhà máy khi bạn quyết định không sử dụng nó? Luôn có lựa chọn là bỏ hoang nhà máy này, điều này tạo cơ hội cho các nhiếp ảnh gia tác nghiệp trong nhiều năm sau đó, ví dụ nhà máy như hình trên, không quá xa vị trí của tôi ở Charleroi, Bỉ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, vì lý do an toàn, môi trường, hoặc kinh tế, bạn muốn tháo dỡ những phần có thể dùng được từ nhà máy, phá hủy phần còn lại, xây dựng các bức tường hoặc hàng rào, …
Trong trường hợp này, các hoạt động này tạo thành một gói thay đổi, cái mà cần được quản lý đúng cách với một mục đích rõ ràng. Nói một cách khác, nó được xem như là một dự án khác.
Có phải đó là tất cả mọi thứ? Thật khó. Khi nhà máy hoạt động, có nhiều thứ thay đổi trong môi trường hoạt động đó, nhà máy không giữ nguyên hiện trạng như ban đầu cho đến khi nó ngừng hoạt động. Trong nhiều trường hợp, chúng ta tạo sự thay đổi vòng đời sản phẩm (nhà máy) trong suốt quá trình nó vận hành để thích nghi với môi trường và để gia tăng lợi nhuận. Một vài thay đổi thì đơn giản, và chúng ta có thể làm được ngay. Tuy nhiên, cũng có những thay đổi lớn và nhiều thách thức, cần được quản lý một cách nghiêm túc. Những thay đổi này sẽ được quản lý bởi một dự án.
Chúng ta có phải dừng công việc vận hành trong dự án? Nó còn tùy: Có khi phải dừng, có khi không. Trong vài trường hợp, dự án có thể chỉ tập trung để thay đổi một phần trong vòng đời sản phẩm, trong khi đó các phần còn lại vẫn tiếp tục vận hành một cách bình thường. Trong dự án phát triển IT, có khả năng là chuyển giao từng phần trong dự án: chuyển giao một chức năng có thể chạy được của sản phẩm trong tổng thể sản phẩm lớn trong khi đội dự án đang làm việc cho tính năng mới sẽ được chuyển giao tiếp theo.
Trong một số dự án, các hoạt động hàng ngày và những thay đổi được kết hợp chặt chẽ đến mức chúng có thể trông giống như hình sau và thậm chí có thể được thực hiện bởi các nhóm chung chịu trách nhiệm cho cả hai khía cạnh.
Khi chúng ta, cũng như là những người tham gia vào dự án, nghĩ về vòng đời của sản phẩm, có nhiều thứ để cân nhắc, ví dụ như:
- Làm sao để khớp vòng đời dự án của chúng ta với vòng đời sản phẩm lớn.
- Bạn có đang dự định đặt sản phẩm [mới] vào vận hành ngay thời điểm kết thúc dự án, hay bạn dự định chuyển giao sản phẩm của mình theo từng phần? Trong cả hai trường hợp, làm thế nào để chúng ta khớp việc quản lý dự án với phương pháp chuyển giao đó?
- Chúng ta sẽ phát triển sản phẩm như thế nào để phù hợp với phương pháp chuyển giao? Chúng ta có cần một cách tiếp cận phát triển tuần tự hay một phương pháp lặp, xoắn ốc không? Trong mỗi trường hợp, chúng ta sẽ điều chỉnh phương pháp quản lý dự án như thế nào để hỗ trợ tốt hơn cho phương pháp chuyển giao.
Nói một cách đơn giản, không chỉ có một cách tiếp cận duy nhất trong việc quản lý dự án và chúng ta không nên sử dụng một cách tiếp cận quen thuộc hoặc phổ biến cho tất cả loại hình dự án bất kể bản chất và nhu cầu của dự án.
Nói cách khác, chúng ta nên cân nhắc vòng đời quản lý (life cycle management) như là một trong những miền hiệu suất (performance domains) của chúng ta trong quản lý dự án. Trọng tâm chính của miền hiệu suất này là vòng đời dự án (project life cycle) - đó là chuỗi giai đoạn mà dự án phải trải qua từ khi bắt đầu đến khi kết thúc dự án, nhưng cũng nên cân nhắc mọi thứ tác động đến vòng đời dự án, bao gồm cả vòng đời sản phẩm, phương pháp tiếp cận và nhịp độ giao hàng.
(Nguồn: projectmanagement.com)