VÌ SAO KỸ NĂNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐƯỢC ĐÀO TẠO TRONG HẦU HẾT CÁC DOANH NGHIỆP?
Phát triển năng lực nhân viên luôn là chủ đề được quan tâm, vì sự phát triển của cá nhân tác động trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có nhiều tình huống tốc độ phát triển của doanh nghiệp phát triển nhanh vượt qua kỹ năng của nhân viên. Nên việc đào tạo cho nhân viên thường được xem là tầm nhìn chiến lược dài hạn. Trong phần lớn công ty có hệ thống đào tạo bài bản thì mỗi cấp độ nhân viên có những chủ đề đào tạo rất thiết thực và tương xứng trình độ chuyên môn.
Nhưng có một điểm chung trong các chương trình đào tạo, chủ đề về kỹ năng quản lý dự án chuyên nghiệp được bắt gặp hầu hết từ công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp lớn-nhỏ Việt Nam, các công ty SME hoặc thậm chí là các doanh nghiệp start-up. Việc chuẩn bị cho nhân viên có kỹ năng quản lý dự án luôn là mối quan tâm hàng đầu. Vì sao lại có điểm chung như vậy? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Tầm nhìn và sứ mệnh là lý do để một doanh nghiệp tồn tại.
Để hiện thực hóa tầm nhìn và sự mệnh này thì doanh nghiệp đưa ra những chiến lược và mục tiêu cụ thể. Danh mục (Portfolio) nhằm để thực hiện những mục tiêu chiến lược trên. Mỗi công ty sẽ có những danh mục để phát triển và tập trung rất cụ thể.
Ví dụ: Công ty ABC có chiến lược dẫn đầu thị trường trong ngành thương mại điện tử trong năm 2022. Để đạt được chiến lược này thì cần tập trung 03 trụ cột chính về công nghệ, sản phẩm, và mạng lưới giao hàng. Để đạt được 03 trụ cột chính trên sẽ cần chia ra thành các chương trình, dự án và công việc vận hành để bộ máy được chạy suôn sẻ và đạt được mục tiêu đã đề ra.
Đôi khi chúng ta không nhận diện một cách rõ ràng nhưng dự án là một phần không thể thiếu đóng góp cho các chiến lược kinh doanh của tổ chức. Không thực hiện dự án thì ý tưởng vẫn nằm trên giấy. Đọc đến đây chắc mọi người sẽ thắc mắc thế thì dự án và công việc vận hành khác nhau như thế nào?
Điểm khác biệt rõ nhất là công việc vận hành thì lặp đi lặp lại. Còn dự án là 01 nỗ lực tạm thời – nghĩa là có thời gian nhất định (điểm bắt đầu – điểm kết thúc), cho ra một kết quả duy nhất (có thể sản phẩm hoặc dịch vụ). Ví dụ: dự án phát triển sản phẩm mới, dự án xây nhà máy, dự án gia tăng mức độ hài lòng của nhân viên, dự án team building dành cho nhân viên.....
Trong bài viết này, sẽ tập trung về các kỹ năng liên quan đến quản lý dự án và tại sao doanh nghiệp lại chú trọng đào tạo cho nhân viên kỹ năng này.
Nếu không học kỹ năng quản lý dự án mọi người có thể tự triển khai dự án được không? Câu trả lời là được. Nếu vậy tại sao doanh nghiệp lại cần đào tạo kỹ năng này cho nhân viên? Chẳng phải không học vẫn làm được đấy sao? Vốn dĩ vẫn chạy bình thường mà?
Câu hỏi đặt ra là, dự án triển khai được nhưng hiệu quả như thế nào? Anh/chị có quy trình để đánh giá dự án cho doanh nghiệp mình chưa? Nếu làm cách A thay vì cách B thì lợi ích mang lại là gì? Và liệu rằng khi một nhân viên đột xuất không tham gia xuyên suốt dự án thì những tổn thất cần bỏ ra để chi trả các chi phí đó là như thế nào? Và phải làm sao để kỹ năng của nhân viên trong đội triển khai dự án đồng đều nhau?
Đào tạo cho nhân viên về kỹ năng quản lý dự án không chắc đảm bảo 100% dự án sẽ triển khai được thành công mà là để giảm thiểu rủi ro dự án rơi vào thất bại và gia tăng cơ hội thành công.
Cùng điểm qua nội dung đào tạo PMP inhouse cho doanh nghiệp do Atoha tổ chức trang bị những kiến thức gì cho nhân viên:
1. Nền tảng Quản lý dự án (QLDA):
- Dự án và cấu trúc doanh nghiệp
- Nhóm quy trình và lĩnh vực kiến thức QLDA
2. Khởi tạo dự án:
- Phát triển Hiến chương dự án
- Xác định các bên liên quan
3. Lập kế hoạch dự án:
- Xác định phạm vi
- Tạo WBS & Xác định hoạt động
- Sắp xếp thứ tự các hoạt động
- Ước lượng thời gian cho các hoạt động
- Phát triển tiến độ dự án
- Xác định ngân sách dự án
- Kế hoạch quản lý chất lượng
- Kế hoạch quản lý nguồn lực với RACI
- Kế hoạch quản lý truyền thông
- Xác định, đánh giá và lên giải pháp đối phó rủi ro
- Kế hoạch quản lý mua sắm
- Kế hoạch quản lý các bên liên quan
3. Thực thi dự án:
- Dẫn dắt và thực hiện công việc trong dự án
- Quản lý mâu thuẫn
- Quản lý và phát triển đội nhóm
- Quản lý truyền thông
4. Kiểm soát và giám sát dự án:
- Kiểm soát và giám sát công việc trong dự án
- Quản lý thay đổi trong dự án
- Giám sát truyền thông
5. Đóng dự án:
- Thu thập bài học kinh nghiệm
- Đóng dự án
Cách học nhanh nhất và hiệu quả nhất là gắn vào công việc thực tế. Nên chương trình của Atoha sẽ là thu thập các case study tình huống thực tế của doanh nghiệp và của học viên để hướng dẫn và giúp anh/chị nhận ra những lợi ích khi quản lý dự án có thệ thống và tăng khả năng thành công.
Anh/chị vẫn muốn trao đổi chi tiết hơn về trường hợp của công ty mình?
Chia sẻ thêm nhu cầu của anh/chị cho chúng tôi qua số 0707 666 866 (Bộ phận chăm sóc khách hàng doanh nghiệp)
Một vài doanh nghiệp đã đồng hành cùng Atoha
Atoha - Chìa khoá quản lý dự án chuyên nghiệp
Atoha là PMI REP - GLOBAL PROVIDER (ĐỐI TÁC TOÀN CẦU CỦA VIỆN QUẢN LÝ DỰ ÁN HOA KỲ PMI) mã số 4888. Atoha cũng là trung tâm đào tạo tiên phong và duy nhất Việt Nam hiện nay đủ năng lực triển khai đầy đủ 08 bộ chứng chỉ do PMI cấp, bao gồm: PfMP®, PgMP®, PMP®, PMI-ACP®, PMI-PBA®, PMI-RMP®, PMI-SP®, CAPM®.
Xem thêm:
Giải pháp đào tạo chuyên sâu về QLDA mà doanh nghiệp đang tìm kiếm
Thời điểm nào phù hợp nhất để training kỹ năng QLDA cho tổ chức?
Profile Khủng của CEO/Trainer Atoha - Nguyễn Sĩ Triều Châu
Thư viện ảnh các khoá đào tạo đã triển khai thành công