Feedback trong quản lý dự án là một cơ hội: hãy trân trọng nó
Tôi tin vào giá trị của feedback. Nhiều Project Manager chỉ chú tâm vào làm việc, mà không đề cao giá trị của thông tin phản hồi. Đảm nhận các vị trí quan trọng, feedback sẽ là điểm tựa đáng tin cậy, đóng góp vào sự thành công của dự án. Theo kinh nghiệm, có 3 việc cần làm khi feedback.
Yêu cầu được feedback (phản hồi)
Đầu tiên và quan trọng nhất, nhà quản lý phải biết tự tìm feedback cho mình. Là PM, bạn chịu trách nhiệm cho sự thành công của team. Vậy nên hãy tự trau dồi và cải thiện bản thân trước khi thay đổi người khác. Bằng cách yêu cầu đánh giá hiệu suất làm việc của bạn, bạn tạo nên tương tác 2 chiều trong nhóm, và chứng minh được rằng trách nhiệm là của chung.
Bạn cần chuẩn bị tâm lý để lắng nghe những phản hồi không tích cực. Khởi đầu sự nghiệp, tôi đã nỗ lực hết mình để trở thành một trong những người quản lý hàng đầu trong công ty. Nhưng việc này lại làm tôi trở nên kém tinh tế trong mắt đồng nghiệp. Người quản lý trực tiếp của tôi đã nói thẳng: "Bạn xuất sắc và là một trong những người giỏi nhất chúng tôi có, tuy nhiên, không ai muốn làm việc với bạn." Ôi. Thật tổn thương! Tuy vậy, phản hồi đó là một trong những món quà lớn nhất mà tôi đã từng nhận được trong sự nghiệp của mình. Nó thúc đẩy tôi hành động và tìm cách quản lý tốt hơn.
Khi bạn yêu cầu được feedback, đừng tranh luận, đừng bảo vệ cá nhân. Lắng nghe để soi chiếu lại mình. Những quan điểm của họ là động lực cải thiện bản thân và cùng team tiến về phía trước. Và sẽ sớm thôi, nhóm của bạn cũng sẽ yêu cầu được nhận feedback như cách bạn đã làm.
Tăng phản hồi tích cực
Các thành viên trong nhóm cần sự cỗ vũ, rằng họ đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ được giao. Không phải lúc nào cũng có những feedback tích cực, tuy nhiên sự bi quan gây nên nhiều bất lợi tạo công sở. Bạn có thể đề xuất cải thiện, nhưng đừng làm nhân viên thấy mất động lực.
Theo Tạp chí Harvard Business Review, một nhóm nghiên cứu lớn về tâm lý tổ chức tích cực đã chứng minh “một môi trường tích cực sẽ dẫn đến lợi ích đáng kể cho người lao động và người sử dụng lao động "
Làm sao để lan truyền sự tích cực. Đơn giản thôi: “Bắt” lấy những khoảnh khắc mà nhân viên làm việc hiệu quả. Hoan hô những thành tựu và chúc mừng họ. Hãy để đồng đội của bạn biết bạn đánh giá cao sự đóng góp của họ như thế nào. Điều này không chỉ truyền cảm hứng cho họ phát huy thế mạnh của mình mà còn cho phép họ cảm thấy tự chủ và có quyền sở hữu trong các tổ chức. Họ sẽ nhìn thấy tổ chức như một toàn thể thống nhất thịnh vượng.
Phản hồi lành mạnh
Cuối cùng là, giữ sự trung lập và lành mạnh trong feedback. Mục tiêu cuối cùng vẫn là tìm kiếm phương án cải thiện để đưa toàn bộ doanh nghiệp đi lên. Sẽ không dễ dàng, nhưng kết quả rất xứng đáng.
Cũng giống như việc tập gym. Bạn sẽ ko thích Huấn luyện viên khi họ ép bạn chạy thêm 1 km, đẩy thêm vài kg tạ. Tuy nhiên, họ biết giá trị bạn nhận được sẽ không chỉ là biến đổi cơ thể, mà còn là một cuộc sống chất lượng hơn: chơi đùa với con cái, tận hưởng body đẹp trong một bộ quần áo vừa vặn, cảm thấy tràn đầy sinh lực để làm những điều bạn muốn làm.
Với vai trò PM, hãy lãnh đạo nhóm theo cách tương tự. Tạo động lực để mọi người vượt qua khó khăn và vươn tới thành công, ngày một phát triển hơn. Hãy nhớ, bạn đang tặng cho họ một món quà với lợi ích giá trị. Hãy tập trung vào sự thật, nêu ra điểm cần khắc phục nhưng cũng tuyên dương và nhấn mạnh những thành tựu. Làm được như thế, bạn sẽ hoàn toàn giải phóng tiềm năng của cộng sự mà mình hợp tác.
Tác giả:Hernani Alves
Nguồn: Projectmanagement.com
Viện Quản lý dự án Atoha (Lược dịch: Kat)
Xem thêm
11 BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG CỦA GIÁM ĐỐC DỰ ÁN