Work shadowing / Job shadowing vs. Reverse shadowing
Work shadowing và Reverse shadowing là các công cụ và kỹ thuật quản lý kiến thức.
Work shadowing là gì? Job shadowing là gì?
Work shadowing (hay còn gọi là job shadowing) tạm dịch là “Núp bóng công việc” hoặc “Theo dõi công việc”. Job shadowing là một chương trình học tập thông qua công việc (on-the-job learning), phát triển nghề nghiệp và phát triển lãnh đạo.
Trong các trường đại học, job shadowing là một chương trình giáo dục nơi sinh viên đại học hoặc học viên lớn tuổi khác có thể tìm hiểu về một nghề nghiệp cụ thể để xem liệu nó có phù hợp với họ không. Trong job shadowing, một doanh nghiệp thường hợp tác với một cơ sở giáo dục để cung cấp trải nghiệm cho sinh viên về việc thực hiện một loại công việc nhất định bằng cách cho sinh viên đi cùng với một công nhân có kinh nghiệm khi họ thực hiện công việc đó.
Trong các doanh nghiệp, job shadowing liên quan đến việc làm việc với một nhân viên khác để dạy và giúp nhân viên này học các khía cạnh mới liên quan đến công việc, tổ chức, một số hành vi hoặc năng lực nhất định. Các tổ chức đã và đang sử dụng job shadowing như một công cụ học tập hiệu quả:
- Đào tạo công việc mới: Một cá nhân có kế hoạch đảm nhận một vai trò khác trong cùng một tổ chức có thể được yêu cầu núp bóng (shadow) người đương nhiệm trong một vài ngày đến vài tháng để hiểu rõ hơn về vai trò của anh ta hoặc cô ta. Điều này giúp các cá nhân mới (shadowing) hiểu các chi tiết của công việc mà không cần có sự cam kết trách nhiệm. Điều này cho phép cá nhân mới tự tin hơn, nhận thức và chuẩn bị tốt hơn để đảm nhận vai trò này. Đối với tổ chức, đào tạo thông qua công việc giúp giảm mối nguy thất bại và giảm thời gian cần thiết để cá nhân mới có thể làm việc đầy đủ.
- Phát triển nghề nghiệp: Với nhiều tùy chọn có sẵn cho một cá nhân để phát triển trong một tổ chức, job shadowing có thể giúp cá nhân đó có được cảm nhận tốt hơn về các tùy chọn có sẵn và các năng lực cần thiết cho các vị trí này. Một nhân viên có thể theo dõi các nhân viên cấp cao ở nhiều vị trí hoặc chức năng khác nhau để đánh giá và hiểu rõ hơn về những gì cần thiết để xây dựng sự nghiệp tương tự.
- Phát triển chuyên môn: Cốt lõi của job shadowing là khả năng truyền tải kiến thức và chuyên môn từ cá nhân này sang cá nhân khác. Bằng cách thực hiện công việc theo kế hoạch, job shadowing có thể hỗ trợ quản lý kiến thức và đảm bảo rằng chuyên môn và kiến thức không bị mất.
- Phát triển lãnh đạo: Nhiều tổ chức sử dụng job shadwoing như một công cụ để phát triển lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo mới được trao cơ hội để theo dõi các nhà lãnh đạo cấp cao và học hỏi từ họ. Nó bổ sung cho việc học tập trên lớp và các nhà lãnh đạo mới được trải nghiệm trực tiếp những gì cần có để trở thành một nhà lãnh đạo thực thụ. Áp dụng vào chính PMI thì ở PMI có 16 Region (từ Region 1 đến Region 16), và mỗi region sẽ có Region mentor và thường có Region shadow mentor.
Job shadowing giúp cả hai bên học hỏi và trao đổi ý kiến. Nó giúp kết nối tương tác, khám phá các cơ hội, đưa và nhận phản hồi, và cộng tác với các bộ phận khác nhau.
Reverse shadowing là gì?
Reverse shadowing tạm dịch là “Núp bóng ngược”. Reverse shadowing là về việc một nhân viên cấp thấp hơn, người được công nhận là một trong những người ít ỏi của tổ chức, chia sẻ một số kinh nghiệm quý báu của họ (kinh nghiệm khó mà có được) với một đồng nghiệp ở cấp quản lý / lãnh đạo về cách mà họ phá vỡ các rào cản để tạo ra kết quả đạt hiệu quả và hiệu suất cao.
Lợi ích của Reverse shadowing là nhân viên cấp dưới có cơ hội thể hiện kiến thức và kinh nghiệm mà họ có được, từ đó nâng cao hồ sơ của chính họ và có thêm mối quan hệ tốt.
Lợi ích của Reverse shadowing đối với nhân viên cấp cao là họ không mất quá nhiều thời gian trong lịch trình bận rộn của họ mà có thể học cách quy trình hoạt động trong thực tế và cách cải thiện chất lượng công việc của chính họ.
Reverse mentoring là gì?
Reverse mentoring cũng tương tự reverse shadowing. Ý tưởng về việc cố vấn ngược (reverse mentoring) đã được nhắc đến từ cuối những năm 1990 bởi Giám đốc điều hành GE, Jack Welch, khi ông đề nghị các giám đốc cấp cao của GE bắt cặp với những người bên dưới họ để học cách sử dụng Internet. Thế hệ trẻ mang lại kiến thức và sự thoải mái với công nghệ vì họ đã được tiếp xúc với các khía cạnh kỹ thuật số khác nhau kể từ khi sinh ra. Thế hệ trẻ này đang bước vào nơi làm việc với sự nắm bắt một công cụ kinh doanh quan trọng tốt hơn so với nhiều lãnh đạo cao cấp. Mô hình cố vấn ngược có thể xây dựng tinh thần và tăng cường hợp tác giữa tất cả các thế hệ
Nguồn:
- https://en.wikipedia.org/wiki/Job_shadow
- https://ledgeledgemaverick.com/the-maverick-approach/what-works/reverse/reverse-shadowing/
- PMI’s Pulse of the Profession®: Capturing the Value of Project Management Through Knowledge Transfer, March 2015
Xem thêm
Knowledge là gì? Công cụ Knowledge management trong PMP® là gì?
Các thuật ngữ dễ nhầm lẫn trong bài thi PMP® và Giải thích chuyên sâu