5 giai đoạn của quy trình quản lý dự án chuyên nghiệp

Project Management - Quản lý dự án, theo Viện Quản lý Dự án (PMI) là việc áp dụng kiến thức, kỹ năng, công cụ, kỹ thuật vào các hoạt động nhằm đáp ứng các yêu cầu chung của dự án. Quy trình quản lý dự án được xem là "xương sống" cho toàn bộ quá trình triển khai và thực thi dự án, từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc.

 

Quy trình quản lý dự án theo chuẩn PMI sẽ bao gồm 5 giai đoạn: 

  • Khởi tạo (Initiating)
  • Lên kế hoạch (Planning)
  • Thực thi (Executing)
  • Giám sát & kiểm soát (Monitoring & Controlling)
  • Đóng dự án (Closing)

1. Khởi tạo (Initiating)

Việc khởi tạo dự án được thực hiện để xác định một dự án mới hoặc một giai đoạn mới trong dự án bằng cách đạt được sự phê duyệt để bắt đầu. Mục đích của Nhóm quy trình khởi tạo là liên kết các kỳ vọng của các bên liên quan với mục đích của dự án, thông báo cho các bên liên quan về phạm vi và mục tiêu, cũng như thảo luận về cách thức đạt được chúng.

Giai đoạn khởi tạo bao gồm 2 quy trình:

  • Phát triển Hiến chương dự án - Project Charterlà quá trình phát triển một tài liệu chính thức, cho phép sự tồn tại của dự án và cung cấp cho nhà quản lý dự án quyền sử dụng các nguồn lực đáp ứng cho các hoạt động của dự án. Quá trình này cung cấp một liên kết trực tiếp giữa dự án và mục tiêu chiến lược của tổ chức, tạo ra một hồ sơ chính thức của dự án và thể hiện cam kết của tổ chức đối với dự án.
  • Xác định các bên liên quan - Stakeholderslà quá trình xác định các bên liên quan của dự án, phân tích và ghi lại các thông tin liên quan về lợi ích, sự tham gia, sự phụ thuộc lẫn nhau, ảnh hưởng và tác động tiềm ẩn của họ đối với sự thành công của dự án. Quy trình này cho phép nhóm dự án xác định trọng tâm cho sự tham gia của từng bên liên quan (hoặc nhóm các bên liên quan).

2. Giai đoạn Lên kế hoạch (Planning)

Nhóm quy trình lên kế hoạch bao gồm các quy trình thiết lập phạm vi tổng thể của dự án, xác định, tinh chỉnh các mục tiêu và phát triển quá trình hành động cần thiết để đạt được các mục tiêu đó, đem đến thành công cho dự án (hoặc giai đoạn).

Các quy trình trong giai đoạn này bao gồm:

  • Phát triển kế hoạch quản lý dự án
  • Lên kế hoạch quản lý phạm vi
  • Thu thập yêu cầu của các bên liên quan
  • Xác định phạm vi dự án
  • Xây dựng WBS – Work Breakdown Structure
  • Lê kế hoạch quản lý tiến độ
  • Xác định và sắp xếp các hoạt động
  • Ước tính ngân sách
  • Xây dựng tiến độ
  • Ước tính và Lên kế hoạch quản lý chi phí
  • Xác định ngân sách
  • Kế hoạch quản lý chất lượng
  • Kế hoạch quản lý nguồn nhân lực
  • Kế hoạch quản lý tài nguyên, nguồn lực
  • Dự toán nguồn lực hoạt động
  • Kế hoạch quản lý truyền thông
  • Kế hoạch quản lý rủi ro
  • Nhận diện các rủi ro
  • Phân tích rủi ro định tính, định lượng
  • Kế hoạch ứng phó với các thay đổi. 
  • Kế hoạch quản lý mua sắm
  • Kế hoạch tham gia của các bên liên quan

3. Giai đoạn Thực thi (Executing)

Nhóm quy trình thực thi liên quan đến việc điều phối các nguồn lực, quản lý sự tham gia của các bên liên quan, tích hợp và thực hiện các hoạt động của dự án được xác định trong giai đoạn (2). Mục đích chính của giai đoạn này là hoàn thành các công việc cần thiết để đáp ứng yêu cầu của dự án và các mục tiêu đã đề ra theo đúng kế hoạch.

Các quy trình trong giai đoạn này, bao gồm:

  • Chỉ đạo và quản lý các công việc của dự án
  • Quản lý kiến thức dự án
  • Quản lý chất lượng
  • Thu thập tài nguyên
  • Phát triển và quản lý đội nhóm dự án
  • Quản lý truyền thông
  • Thực hiện ứng phó rủi ro
  • Tiến hành mua sắm
  • Quản lý sự tham gia của các bên liên quan

4. Giai đoạn Giám sát và Kiểm soát (Monitoring & Controlling)

Giai đoạn này bao gồm các quy trình cần thiết để theo dõi, xem xét, điều chỉnh tiến độ và hiệu quả của dự án theo các khoảng thời gian đều đặn, kịp thời xác định, điều chỉnh các thay đổi và bắt đầu những thay đổi tương ứng. 

Các quy trình ở giai đoạn này có thể bao gồm:

  • Giám sát và kiểm soát công việc của dự án
  • Kiểm soát các thay đổi
  • Xác thực phạm vi dự án 
  • Kiểm soát phạm vi, tiến độ, chi phí, chất lượng, tài nguyên (có thể dựa trên đường cơ sở - baseline)
  • Giám sát truyền thông
  • Giám sát rủi ro
  • Kiểm soát mua sắm
  • Giám sát sự tham gia của các bên liên quan

5. Giai đoạn Đóng dự án (Closing)

Nhóm quy trình đóng dự án bao gồm (các) quy trình được thực hiện để chính thức hoàn thành hoặc kết thúc một dự án (hoặc giai đoạn dự án). Nhóm quy trình này xác minh rằng các quy trình đã được hoàn thành và chính thức xác nhận rằng dự án (hoặc giai đoạn dự án) đã hoàn tất. 

 

Atoha Institute

 

Cũ hơn Mới hơn


Thông tin liên hệ

Thông tin chuyển khoản
Công ty Cổ phần ATOHA. Ngân hàng Á Châu (ACB). Số tài khoản: 6868 2468, PGD Tân Sơn Nhì, TPHCM.
Đăng ký khóa học
Chọn khóa học phù hợp bằng cách điền thông tin như link bên dưới. Tư vấn viên Atoha sẽ liên hệ anh/chị ngay.
Câu hỏi thường gặp

“Có. Atoha sẽ có chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo dành cho học viên và cung cấp 35 giờ đào tạo bắt buộc (1 trong 3 điều kiện thi lấy chứng chỉ PMP quốc tế)."

“Cả 2. Tài liệu có thể là tiếng Anh hoặc tiếng Việt tùy vào lớp. Atoha có thể đào tạo bằng cả tiếng Anh hoặc tiếng Việt."

“Chưa bao gồm. Học viên sẽ cần đóng phí thi trực tiếp cho viện PMI nếu muốn đăng ký thi, phí thi tham khảo như sau: 389 USD/non-member và 393 USD/member (trong đó phí thành viên PMI là 99 USD, phí admin là 10 USD, phí thi PMP là 284 USD). Chi phí này dành cho một số khu vực, trong đó có Việt Nam. Tham khảo thêm tại: www.pmi.org"

Liên hệ ngay với Atoha để được tư vấn về chương trình phù hợp