So sánh Quality và Grade trong bài thi PMP®

Trong Quản lý chất lượng dự án của kỳ thi PMP®, khái niệm về “Quality” và “Grade” (Chất lượng vs. Cấp độ) là một trong những khái niệm rất dễ nhầm lẫn (một thuật ngữ quan trọng không kém khác trong quản lý chất lượng là Accuracy vs Precision được đề cập trong một bài viết riêng)


So sánh Quality (Chất lượng) và Grade (Cấp độ)

Trong cuộc sống thực, chúng ta có thể đã từng sử dụng các thuật ngữ Quality và Grade này thay thế cho nhau: các sản phẩm cấp thấp (low grade) được mô tả là chất lượng thấp (low quality) và ngược lại, tuy nhiên chúng không cùng nghĩa. Trong Bài kiểm tra PMP®, Quality và Grade là gì? Là những khái niệm hoàn toàn khác nhau mà những người thi PMP® không nên nhầm lẫn.

Grade (Cấp độ) trong luyện thi PMP

  • Quality (chất lượng): là thước đo cách thức sản phẩm phù hợp với yêu cầu, là sự phù hợp với mức độ sử dụng dự kiến.
    • Nếu sản phẩm có chất lượng cao, sản phẩm đó phải đáp ứng các yêu cầu chất lượng được nêu trong đặc điểm kỹ thuật sản phẩm và phù hợp với mục đích sử dụng như đã mô tả.
    • Nếu sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu chất lượng được nêu trong đặc điểm kỹ thuật sản phẩm và phù hợp với mục đích sử dụng như đã mô tả, nó được cho là có chất lượng thấp.
  • Grade là gì: Là thước đo mức độ mà sản phẩm dự kiến ​​sẽ thực hiện.
    • Nếu sản phẩm là loại cấp thấp, nó được dự định/thiết kế để sử dụng trong điều kiện hàng ngày hơn là trong trường hợp khắc nghiệt.

Quality so với Grade theo PMI PMBOK® Guide - 6th Edition

  • Quality. The degree to which a set of inherent characteristics fulfills requirements. Tạm dịch: Chất lượng (quality) là mức độ mà một tập hợp các đặc điểm vốn có đáp ứng các yêu cầu.
  • Grade. A category or rank used to distinguish items that have the same functional use but do not share the same requirements for quality. Tạm dịch: Cấp độ (grade) là một danh mục hoặc xếp hạng được sử dụng để phân biệt các mục có cùng chức năng sử dụng nhưng không chia sẻ cùng các yêu cầu về chất lượng.

 

So sánh Quality (Chất lượng) và Grade (Cấp độ)

Ví dụ Quality và Grade

  • Giả sử bạn đang cần mua một chiếc điện thoại di động cơ bản, cấp độ thấp (low grade) để sử dụng. Nó không có tính năng nâng cao nào mà chỉ có chức năng nghe gọi điện cơ bản như bạn mong muốn để giúp bạn thực hiện gọi và nhận các cuộc gọi điện thoại. Nhưng nó luôn hoạt động tốt. Nó không bao giờ mang đến cho bạn bất kỳ rắc rối nào, luôn hoạt động hoàn hảo và nó không có lỗi gì cả. Vì vậy, bạn có thể nói rằng đây là một sản phẩm chất lượng cao (high quality). Mặc dù nó là một sản phẩm cấp thấp, nhưng nó luôn khiến bạn thỏa mãn và hài lòng.
  • Bây giờ giả sử bạn cần mua một điện thoại di động cao cấp (high grade) đắt tiền khác. Điện thoại di động này có tất cả các tính năng nâng cao như màn hình cảm ứng, Wi-Fi, 4G, Bluetooth, camera có số điểm ảnh và khẩu độ cao, HĐH iOS hoặc Android mới nhất, màn hình vô vực hoặc màn hình cong, có thể lưu trữ và truy xuất các số điện thoại thường được sử dụng, nhận dạng giọng nói, nhận diện khuôn mặt, … Tuy nhiên bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu sản phẩm hoạt động không tốt? Ví dụ: Màn hình cảm ứng không hoạt động trong khi bạn đang điều hướng điện thoại, Máy ảnh không cung cấp cho bạn hình ảnh chất lượng tốt và ổn định, Hệ thống nhận dạng giọng nói không nhận ra bạn hầu hết thời gian… Bạn sẽ thất vọng vì bạn đã mua một sản phẩm cao cấp (high grade) không hoạt động như bình thường. Điều này có nghĩa là chất lượng của điện thoại di động này kém (low quality), và điều đó không được chấp nhận.

Cấp độ thấp (low grade) không bao giờ là vấn đề bởi vì khi bạn mua một sản phẩm cấp độ thấp, bạn biết rằng bạn đang trả tiền cho một sản phẩm cấp thấp và mong đợi các tính năng tương ứng theo danh mục của nó. Bạn không bao giờ mua một sản phẩm cấp thấp và mong đợi nó hoạt động như một sản phẩm cao cấp. Ví dụ: nếu bạn mua điện thoại di động không có tính năng camera, bạn sẽ không mong đợi nó có thể chụp ảnh.

Tuy nhiên, một sản phẩm chất lượng thấp (low quality) luôn là một vấn đề bởi vì nó không đáp ứng mong đợi của bạn khiến bạn không hài lòng.

Tóm lại:

  • Chất lượng thấp (low quality) không tương đương với cấp độ thấp (low grade), và chất lượng cao (high quality) không có nghĩa là cao cấp (high grade).
  • Cấp độ thấp (low grade) không phải là vấn đề và có thể chấp nhận được, trong khi một sản phẩm chất lượng thấp (low quality) luôn là vấn đề và không bao giờ được chấp nhận.
  • Một sản phẩm hoặc dịch vụ trong dự án, bất kể loại nào, đều yêu cầu có chất lượng cao (high quality).
  • Chất lượng (quality) là về việc giữ lời hứa của bạn rằng sản phẩm sẽ thực hiện một hành vi cụ thể, còn cấp độ (grade) là một danh mục, xếp hạng của sản phẩm.

Các định nghĩa về quality và grade là gì? Giải đáp là khác nhau nhiều. Đối với Bài kiểm tra PMP®, Chất lượng quan trọng hơn nhiều và không nên nhầm lẫn với Cấp độ. Có một lĩnh vực kiến thức là Quản lý chất lượng dự án, nhưng không có quản lý cấp độ dự án.

 

Xem thêm

MỌI KIẾN THỨC VỀ PMP®

So sánh Accuracy vs Precision

Các thuật ngữ dễ nhầm lẫn trong bài thi PMP® và Giải thích chuyên sâu

 
 

Cũ hơn Mới hơn


Thông tin liên hệ

Thông tin chuyển khoản
Công ty Cổ phần ATOHA. Ngân hàng Á Châu (ACB). Số tài khoản: 6868 2468, PGD Tân Sơn Nhì, TPHCM.
Đăng ký khóa học
Chọn khóa học phù hợp bằng cách điền thông tin như link bên dưới. Tư vấn viên Atoha sẽ liên hệ anh/chị ngay.
Câu hỏi thường gặp

“Có. Atoha sẽ có chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo dành cho học viên và cung cấp 35 giờ đào tạo bắt buộc (1 trong 3 điều kiện thi lấy chứng chỉ PMP quốc tế)."

“Cả 2. Tài liệu có thể là tiếng Anh hoặc tiếng Việt tùy vào lớp. Atoha có thể đào tạo bằng cả tiếng Anh hoặc tiếng Việt."

“Chưa bao gồm. Học viên sẽ cần đóng phí thi trực tiếp cho viện PMI nếu muốn đăng ký thi, phí thi tham khảo như sau: 389 USD/non-member và 393 USD/member (trong đó phí thành viên PMI là 99 USD, phí admin là 10 USD, phí thi PMP là 284 USD). Chi phí này dành cho một số khu vực, trong đó có Việt Nam. Tham khảo thêm tại: www.pmi.org"

Liên hệ ngay với Atoha để được tư vấn về chương trình phù hợp