So sánh Run chart và Control chart trong bài thi PMP®

PMBOK® đề cập đến 07 Công cụ Quản lý Chất lượng Cơ bản trong lĩnh vực Quản lý Chất lượng dự án, gồm: 

  1. Sơ đồ nguyên nhân kết quả Cause-and-effect diagram (như biểu đồ xương cá/Ishikawa)
  2. Bảng kiểm kê Check sheet
  3. Biểu đồ kiểm soát Control chart
  4. Biểu đồ Histogram
  5. Biểu đồ Pareto chart
  6. Sơ đồ phân tán Scatter diagram
  7. Sơ đồ Flowchart

Trong số 07 Công cụ này, Biểu đồ Chạy Run chart và Biểu đồ Kiểm soát Control chart thường bị nhiều người nhầm lẫn vì trông rất giống nhau. Nội dung dưới đây sẽ giải thích điểm tương đồng và khác biệt giữa Biểu đồ chạy Run chart và Biểu đồ kiểm soát Control chart là gì.

Run chart là gì?

- Run chart chỉ đơn giản là vẽ dữ liệu của một biến theo thời gian.

- Phân tích run chart, ta có thể thấy:

  • Sự thay đổi/xu hướng của quy trình theo thời gian
  • Một mô hình/chu trình bất kỳ của quy trình

- Ví dụ về run chart là gì:

  • tiến độ của dự án/các quy trình/nhiệm vụ (phần trăm hoàn thành theo thời gian)
  • chi tiêu của dự án

- Ưu điểm: Run chart rất dễ vẽ và diễn giải. Nó cũng rất hữu ích để phân tích các quy trình đơn giản.

- Hạn chế của run chart là gì: Là không thể thể hiện nếu quy trình nằm trong tầm kiểm soát hoặc ổn định. Nó cũng không hẳn hữu ích khi kiểm soát chất lượng.

Control chart là gì?

- Control chart cũng vẽ dữ liệu của một biến theo thời gian (như run chart), nhưng nó bao gồm thêm các giới hạn thông số kỹ thuật (Giới hạn thông số kỹ thuật trên - USL và Giới hạn thông số kỹ thuật dưới - LSL) và giới hạn kiểm soát (Giới hạn kiểm soát trên - UCL và Giới hạn kiểm soát dưới - LCL).

- Giới hạn thông số kỹ thuật: có trong kế hoạch/hợp đồng dự án như một yêu cầu quy trình của dự án.

- Giới hạn kiểm soát: được chỉ định bởi các yêu cầu chất lượng của quy trình (như 3-sigma); nếu dữ liệu vượt quá giới hạn kiểm soát hoặc mẫu/xu hướng đã được hình thành, ta phải thực hiện các hành động khắc phục để điều chỉnh độ lệch.

- Control chart cho biết liệu quy trình có nằm trong tầm kiểm soát hay không bằng cách xem xét:

  • Điểm dữ liệu nào nằm ngoài giới hạn kiểm soát
  • Quy tắc 07 điểm: 7 điểm dữ liệu liên tiếp trong giới hạn kiểm soát nhưng ở cả hai bên của giá trị trung bình
  • Hình thành một xu hướng (ví dụ: 6 điểm liên tiếp tạo thành một xu hướng tăng hoặc giảm)

Minh họa Run chart với Control chart 

Run chart với Control chart được minh hoạ lần lượt như bên dưới:

run chart vs. control chart

Minh họa So sánh Run chart và Control chart trong bài thi PMP

 

Nói một cách đơn giản:

  • Run chart: vẽ giá trị của một biến theo thời gian để phân tích xu hướng của một quy trình
  • Control chart: về cơ bản là run chart, thêm giá trị trung bình, hai giới hạn thông số kỹ thuật (Giới hạn thông số kỹ thuật trên - USL và Giới hạn thông số kỹ thuật dưới - LSL) và hai giới hạn kiểm soát (Giới hạn kiểm soát trên - UCL và Giới hạn kiểm soát dưới - LCL) để phân tích xem quy trình có được kiểm soát hay không.

Xem thêm các bài viết liên quan: Các thuật ngữ dễ nhầm lẫn trong bài thi PMP® và Giải thích chuyên sâu

 

Cũ hơn Mới hơn


Thông tin liên hệ

Thông tin chuyển khoản
Công ty Cổ phần ATOHA. Ngân hàng Á Châu (ACB). Số tài khoản: 6868 2468, PGD Tân Sơn Nhì, TPHCM.
Đăng ký khóa học
Chọn khóa học phù hợp bằng cách điền thông tin như link bên dưới. Tư vấn viên Atoha sẽ liên hệ anh/chị ngay.
Câu hỏi thường gặp

“Có. Atoha sẽ có chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo dành cho học viên và cung cấp 35 giờ đào tạo bắt buộc (1 trong 3 điều kiện thi lấy chứng chỉ PMP quốc tế)."

“Cả 2. Tài liệu có thể là tiếng Anh hoặc tiếng Việt tùy vào lớp. Atoha có thể đào tạo bằng cả tiếng Anh hoặc tiếng Việt."

“Chưa bao gồm. Học viên sẽ cần đóng phí thi trực tiếp cho viện PMI nếu muốn đăng ký thi, phí thi tham khảo như sau: 389 USD/non-member và 393 USD/member (trong đó phí thành viên PMI là 99 USD, phí admin là 10 USD, phí thi PMP là 284 USD). Chi phí này dành cho một số khu vực, trong đó có Việt Nam. Tham khảo thêm tại: www.pmi.org"

Liên hệ ngay với Atoha để được tư vấn về chương trình phù hợp