Lesson learned sharing - Hoàng Công Anh (CAPMONLINEPRO1)

Xin chào anh chị em, mình là Hoàng Công Anh, học viên lớp CAPMONLINEPRO1. Mình vừa passed CAPM với kết quả 11 Above Target vào ngày 05/08/2022 sau một thời gian ôn luyện dưới sự hướng dẫn của các thầy cô tại Atoha. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với các bạn cách mà mình đã chinh phục thành công kỳ thi này.

Tổng Hợp Kiến Thức

Chịu khó tổng hợp lại các ý chính của các chapter trong PM BOK 6th, có thể dùng ứng dụng OneNote trong Windows để ghi chú kiến thức.

Hiểu 49 processes - the most important part: Hiểu cái này thì các bạn có thể suy luận ra được nhiều vấn đề khi gặp các câu hỏi thi.

Phân biệt sự khác nhau giữa Project management planProject documents, mẹo để nhớ:

  • PM plan: có chữ plan, baseline, life cycle, approach
  • PM Docs: Các output của các process

 

Đây là ví dụ của 1 chapter khi các bạn take note (có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng tốt nhất vẫn là học hiểu, KHÔNG học thuộc
o    Học hiểu = long-term memory = giúp các bạn nắm rõ cơ bản và hiểu sâu hơn
o    Học thuộc = short-term memory = chỉ nhớ được 1 thời gian ngắn (vài ngày), chỉ phù hợp với những kiến thức các bạn chưa trải qua và không thể ngấm vào đầu nổi. Không recommend cách học này, chỉ nên khi gần sát ngày thi đối với những kiến thức phức tạp.


Kinh Nghiệm Học

Nên nhớ 49 processes (căn bản)
Làm bất cứ cái gì cũng cần có PLAN và thông qua PLAN

 

Chapter 4: Integration
Initiating: Dự án cần có thông tin, thì thông tin đầu vào sẽ là project charter → Develop project charter
Planning: Sau khi có các thông tin đầu vào, các bạn sẽ bắt đầu lên plan cho dự án → Develop PM Plan
Executing: Sau khi có Plan, các bạn sẽ thực hiện cái plan đó, và cần phải quản lý thông tin của dự án đó → Direct & Manage Project Work + Manage Project Knowledge
Monitoring & Controlling: Khi bạn execute dự án, chắc chắn sẽ có vấn đề xảy ra, gần như tất cả các dự án đều có problem, không dự án nào smooth hết, các problems ở dự án thường thấy gọi là phát sinh/thay đổi → Sẽ có phát sinh tăng/giảm; thay đổi nhiều/ít 
Monitor and control project work để "giám sát cái phát sinh/thay đổi - project work"
PICC = để theo dõi các thay đổi, vì không phải thay đổi nào cũng thực hiện
 
Chapter 5: Scope

Đương nhiên phải có Plan Scope Management đầu tiên 
Vd: làm 1 cái bàn
→ Có plan sẽ bắt đầu Collect Requirements (để lấy thông tin) 
•    Chất liệu: Gỗ/Thép/Sắt/Nhôm/…
•    Số lượng: 1/2/3/4
•    Màu: nâu/đỏ/xám/vàng/…
•    Chân bàn: 4/3/2/1/…
•    Chất liệu chân bàn: thép/gỗ/sắt/…
 

→ Sau khi Collect đủ thông tin thì sẽ Define Scope (để biết trong scope này có những yêu cầu gì) 
Chốt thông tin từ khâu collect requirements
•    Chất liệu: gỗ
•    Số lượng: 1
•    Màu: nâu
•    Số lượng chân bàn: 4
•    Chất liệu chân bàn: sắt
 
→ Khi đã final được thông tin, bạn sẽ phân tách cái scope đó nhỏ ra = Create WBS để dễ M&C hơn
•    Chất liệu: Gỗ -> Nhà cung cấp nào -> Mua ở đâu -> Chi phí bao nhiêu 
•    Số lượng: 1 -> Nhà cung cấp nào -> Mua ở đâu -> Chi phí bao nhiêu
•    Màu: nâu-> Nhà cung cấp nào -> Mua ở đâu -> Chi phí bao nhiêu
•    Số lượng chân: 4-> Nhà cung cấp nào -> Mua ở đâu -> Chi phí bao nhiêu
•    Chất liệu chân: sắt-> Nhà cung cấp nào -> Mua ở đâu -> Chi phí bao nhiêu
 
 → Khi M&C thì cần Validate Scope Control Scope để biết chúng ta có follow đúng với cái scope không.
Có làm đúng ra sản phẩm: 1 bàn gỗ màu nâu, 4 chân sắt không?
 
Chapter 6: Schedule 

***xem youtube cách lập bảng tiến độ trên phần mềm MS Project hoặc Primavera P6 là sẽ tự động hiểu chap 6***
 
→ Luôn phải có plan đầu tiên = Plan Schedule Management
VD: làm 1 bàn gỗ màu nâu, 4 chân sắt 
 
→ Có plan sẽ biết được cần làm những gì = Define Activities
Công tác gia công: cắt/hàn/mài/dũa,…….
Công tác chuẩn bị vật tư: dao, búa, cưa,…..
Công tác mua sắm: Mua ở đâu, nhà cung cấp nào,…..
Công tác chi phí: Ngân sách như thế nào: tiền túi/tiền tạm ứng/…..
Công tác nhân lực: cần bao nhiêu người để làm được cái này?
Các công tác khác (nghiệm thu) /…
 
→ Khi biết các công việc cần làm = bắt đầu sắp xếp công việc lại theo thứ tự = Sequence Activities
Bắt đầu sắp xếp:
Công tác chi phí trước (có tiền mới làm được) → Công tác mua sắm (có tiền mới đi mua) → Công tác chuẩn bị vật tư (đi mua về mới có) → Công tác nhân lực (có đồ chơi rồi bắt đầu chuẩn bị người, có thể song song với giai đoạn mua sắm) → Công tác gia công → Các công tác khác (nghiệm thu các kiểu….) →  Thành phẩm
 
→ Sau khi sắp xếp xong, ước lượng thời gian mỗi công việc có thể hoàn thành = Estimate Activity Durations
Công tác chi phí trước (1 ngày) → Công tác mua sắm (1 ngày) → Công tác chuẩn bị vật tư (1 ngày) → Công tác nhân lực (3 ngày) → Công tác gia công (3 ngày) → Các công tác khác (2 ngày) →  Thành phẩm
 
→ Đầy đủ hết thông tin sẽ lập bảng tiến độ = Develop Schedule
Tiến độ tổng sau khi estimate = 11 ngày (tổng các activities trên)
 
→ Lập xong đưa vào triển khai và cần bám sát bảng tiến độ đề ra = Control Schedule
 
Chapter 7: Cost

→ Luôn phải có plan đầu tiên = Plan Cost Management
Plan chi phí làm 1 bàn gỗ màu nâu, 4 chân sắt
 
→ Có plan rồi mới ước lượng được chi phí cần dùng cho dự án = Estimate Costs
•    1 mặt bàn gỗ màu nâu: khoảng 500k VND
•    4 chân bàn sắt: khoảng 400k VND
•    Chi phí gia công: khoảng 1000k VND
•    Chi phí dự phòng: khoảng 200k VND
•    Chi phí khác: khoảng 100k VND
 
→ Khi estimate rồi thì bắt đầu xác định ngân sách tổng = Determine Budget
Sau khi estimate xong, sẽ xác định được budget cần 2200k VND để làm cái bàn này
 
→ Khi thực hiện dự án, cần control dòng tiền của dự án = Control Costs
Việc cuối cùng là control tiền trong phạm vi 2200k
 
Chapter 8: Quality  

***Đọc hiểu + nhớ 7 QC tools***


Luôn phải có plan đầu tiên = Plan Quality Management

Chapter 9: Resource

→ Luôn phải có plan đầu tiên: Plan Resource Management
 
→ Sau khi có plan, sẽ bắt đầu ước lượng tài nguyên (nhân lực, máy móc, thiết bị) cho mỗi activity = Estimate Activity Resources
VD1: Để trồng được 100 cái cây cần:
•    Xẻng: 10 cái
•    Người: 10 người
•    Cây: 100 cây
•    Đất: ~150 bao
•    Phân bón: ~150 bao
VD2: Lập 1 đội bóng cần: 
•    Cầu thủ: 11 người
•    Huấn luyện viên: 1 người
•    Y tế: 2 người
•    ...
 
→Sau khi estimate ra được con số, mình sẽ bắt đầu hành động = Acquire Resources
Theo các ví dụ + định nghĩa của cụm "acquire" thì mình sẽ đi tìm cho đủ "resources" theo plan
 
→ Sau khi đã tìm đủ resources thì lúc đó mới bắt đầu Develop Team được
 
→ Sau khi develop thì sẽ bắt đầu quản lý và kiểm soát = Manage Team; Control Resources
 
Chapter 10: Communication

→ Luôn phải có plan đầu tiên: Plan Communication Management
Đọc hiểu encode, decode, transmit message
Communication method: interactive/push/pull


→ Khi đã có plan thì sẽ bắt đầu quản lý cách thông tin = Manage Communications
Xem "communication skills" + khi nào thì dùng văn phong formal/informal - verbal/non-verbal
 
→ Trong quá trình quản lý thì cần kiểm soát giao tiếp, vì giao tiếp không control được (anh không thể bắt người khác truyền tải thông tin giống anh được), nên chỉ monitor được = Monitor Communications
 
Chapter 11: Risk
Risk có lợi = Opportunity
Risk có hại = Threat

→ Luôn phải có plan đầu tiên: Plan Risk Management
→ Khi đã có plan, thì cần xác định rủi ro = Identify Risks
VD: xây nhà:
Risk 1: sập nhà
Risk 2: hết tiền
Risk 3: trễ tiến độ
Risk 4: tai nạn lao động
Risk 5: ...
 
→ Sau khi đã có plan thì bắt đầu phân tích định tính = Perform Qualitative Risk Analysis
Vì liên quan đến sắp xếp sự ưu tiên nên chú ý keyword: priority, prioritizing, probability and impact
Các tool: Hierarchical chart (bubble chart), probability and impact matrix
 
→ Sau khi đã có plan thì bắt đầu phân tích định lượng = Perform Quantitative Risk Analysis
Vì liên quan đến số liệu nên chú ý keyword: numerically

Các tool: Simulation (Monte Carlo) - potential impact, Sensitivity diagram (Tornado diagram) - most potential impact, Decision Tree analysis (EMV = expected monetary value), Influence diagram

→  Sau khi phân tích rủi ro xong, mình sẽ bắt đầu lập 1 cái plan để ứng phó với các rủi ro vừa phân tích = Plan Risk Responses
Đọc hiểu + phân biệt được Strategies for Opportunities/Threats
 
→  Lập xong thì thực hiện thôi = Implement Risk Responses
→  Vì Risk không thể control được (vì rủi ro là việc chưa xảy ra - khác với Issue = việc đã xảy ra, mà con người thì không ai đoán trước được việc chưa xảy ra, chỉ có phương án đề phòng thôi) , nên chỉ theo dõi = Monitor Risks
 
Chapter 12: Procurement

→ Luôn phải có plan đầu tiên: Plan Procurement Management

Đọc hiểu "Typical step to finish a procurement" trong PMBOK 6

Đọc hiểu các loại hợp đồng (FF, FPIF, FPEPA, CPFF, CPIF, CPAF, T&M) 

Đọc hiểu Table 12.1 - Procurement Documentation

→ Sau khi có plan thì bắt đầu triển khai = Conduct Procurements

Xem các key ITTO [seller proposal (i) ; bidder conferences, negotiation, advertising (t&t); selected seller (o)]

→ Trong quá trình triển khai thì cần kiểm soát song song để đảm bảo đúng với yêu cầu của dự án = Control Procurements
 
Chapter 13: Stakeholder

→ Trước khi có plan thì cần phải xác định trước những người có liên quan đối với dự án, thông tin này sẽ được tìm thấy ở giai đoạn triển khai project charter và sau này (trong quá trình chạy dự án, sẽ có thay đổi nhân sự liên tục, nên quá trình này sẽ xuyên suốt) = Identify Stakeholder

Đọc + hiểu các mục sau, chủ yếu đề thi tập trung vào phần highlight vàng
o    Phân biệt được định nghĩa power/interest/influence/impact để chọn đáp án đúng
o    Phân biệt được Salience Model/Direction of influences/Prioritization
 
→ Khi xác định được người thì mình bắt đầu lập plan để có phương án quản lý = Plan Stakeholder Engagement

Tại sao không là "management" mà lại là "engagement" ?

 

Nhớ T&T - Data representation: Stakeholder engagement assessment matrix = comparison between the current engagement levels - desired engagement levels (Unaware/Resistant/Neutral/Supportive/Leading)
 
→ Khi đã có plan thì mình sẽ bắt đầu triển khai và quản lý cái plan đó = Manage Stakeholder Engagement
Keyword: Ground rule. 
Từ keyword này có thể phân tích xé to ra các vấn đề liên quan
→ Vì stakeholder biến động liên tục và nằm ngoài tầm kiểm soát của PM, nên không thể control mà chỉ có thể theo dõi thông tin thôi = Monitor Stakeholder Engagement
Đọc + nghiền ngẫm định nghĩa
 

Đề Thi CAPM

Trước khi ĐĂNG KÝ THI, cần lên web của pmi đọc về rules đề thi

Thi CAPM sẽ bao gồm:

  • Kéo thả các định nghĩa/ITTO vào từng process group tương ứng (~2 câu)
  • Câu hỏi về tính toán các công thức liên quan đến cost, rất đơn giản (~3 câu)
  • Câu hỏi về tiến độ - tính float của 1 activities - giống các câu tính toán của ATOHA (~2 câu)
  • ITTO = Input, Tool & Technique, Output của khác process (~ 15-20 câu)
  • Định nghĩa của các process group (~ 10 câu)
  • Phân biệt giữa Control Quality × Manage Quality; Control Scope × Manage Scope; RACI × RAM × OBS × RBS (~ 10 câu)
  • Các câu hỏi về tam giác PM - Technical/Strategic & Business/Leadership (~ 10 câu)

  • Câu hỏi đưa ra ví dụ => Từ ví dụ suy luận ra PM cần bổ sung/thiếu kỹ năng nào
  • Đưa ra 1 ví dụ => Suy luận ra PM cần áp dụng kỹ năng nào

•   Các câu hỏi về Organizational Structure Type: (~5 câu) - câu hỏi sẽ hỏi đến resource availability, ai manage budget,…..

  • Functional
  • Matrix-strong
  • Matrix-weak
  • Matrix-balanced
  • Project-oriented

•    Câu hỏi về chap COMMUNICATION , STAKEHOLDER - (chiếm đa số)
•    Các câu hỏi về project life cycle - adaptive/waterfall/agile/predictive (chiếm đa số)

  • Đa số là các câu hỏi tình huống
  • Các bạn đọc hiểu và chọn đáp án theo suy luận + độ hiểu
  • Các câu hỏi sẽ khá lắt léo, để ý kỹ các keyword: Khẳng định (must, should,..), Xu hướng (only, a part, most, many,…). Thông thường sẽ chọn đáp án không có các từ này, vì không có cái gì perfect để khẳng định cả.

•   Format đề thi thật hơi khác với ATOHA, không có khung tracking sẵn các câu hỏi mà phải ấn nút "Navigator" để hiện hộp thoại câu hỏi đó ra.

Chúc các bạn thành công!

Tác giả: Hoàng Công Anh, CAPM.


Cũ hơn Mới hơn


Thông tin liên hệ

Thông tin chuyển khoản
Công ty Cổ phần ATOHA. Ngân hàng Á Châu (ACB). Số tài khoản: 6868 2468, PGD Tân Sơn Nhì, TPHCM.
Đăng ký khóa học
Chọn khóa học phù hợp bằng cách điền thông tin như link bên dưới. Tư vấn viên Atoha sẽ liên hệ anh/chị ngay.
Câu hỏi thường gặp

“Có. Atoha sẽ có chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo dành cho học viên và cung cấp 35 giờ đào tạo bắt buộc (1 trong 3 điều kiện thi lấy chứng chỉ PMP quốc tế)."

“Cả 2. Tài liệu có thể là tiếng Anh hoặc tiếng Việt tùy vào lớp. Atoha có thể đào tạo bằng cả tiếng Anh hoặc tiếng Việt."

“Chưa bao gồm. Học viên sẽ cần đóng phí thi trực tiếp cho viện PMI nếu muốn đăng ký thi, phí thi tham khảo như sau: 389 USD/non-member và 393 USD/member (trong đó phí thành viên PMI là 99 USD, phí admin là 10 USD, phí thi PMP là 284 USD). Chi phí này dành cho một số khu vực, trong đó có Việt Nam. Tham khảo thêm tại: www.pmi.org"

Liên hệ ngay với Atoha để được tư vấn về chương trình phù hợp