Lesson learned sharing - Lê Quang Đại (PMI-ACPONLINEPRO11)

Xin chào anh chị em, mình là Lê Quang Đại, học viên lớp PMI-ACPONLINEPRO11. Mình vừa passed PMI-ACP max score 7 Above Target vào ngày 09/08/2022 sau một thời gian ôn luyện dưới sự hướng dẫn của các thầy cô tại Atoha. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với các bạn cách mà mình đã chinh phục thành công kỳ thi này.

Khởi động

Nếu phải bình chọn giai đoạn nào là khó nhất thì mình sẽ chọn giai đoạn này. Vấn đề khó nhất là sắp xếp thời gian và duy trì động lực để có thể đạt được PMI-ACP. Trong quá trình này, mình đã gặp vấn đề về việc làm sao để có thể cân bằng dự án mà mình đang triển khai ở công ty và thi PMI-ACP, kết quả là mình đã thi muộn 2 tháng so với lịch trình ban đầu mình xác định, mất thêm chi phí cơ hội khi không thể hoàn thành đúng kế hoạch để kick off các dự án khác sớm hơn. Bài học mà mình muốn chia sẻ ở đây là bạn cần chuẩn bị cho mình một khung thời gian cố định trong tuần để học và thực hiện “incremental delivery”, đừng dễ dàng “trade-off” nó với các kế hoạch khác.

Vượt chướng ngại vật

Vì không có nhiều thời gian đọc nên chủ yếu mình đọc lướt nhanh, làm bài tập có trong sách Exam Prep và vẽ concept map một cách nhanh chóng (thường mình dùng dạng mindmap). Sau đó mình sử dụng các buổi dạy của thầy cô Atoha như cơ hội để lấp các lỗ hổng kiến thức trên concept map của mình. Tuy nhiên, cách làm trên có sự hạn chế là mình hiểu về quan hệ của các yếu tố nhưng định nghĩa các yếu tố là gì thì mình không nhớ, chính vì vậy trong quá trình đọc lướt, mình sẽ highlight các khái niệm mới và dùng app flashcard - <Anki> để luyện tập ghi nhớ. Bạn có thể nhập khái niệm trên web qua máy tính và ôn lại hàng ngày 10 phút qua điện thoại.

Chủ động nhớ lại kiến thức: trước mỗi buổi học mới mình thường dành nửa tiếng để chủ động vẽ lại concept map hoặc làm mini-test của một trong các topic trước. Lưu ý ở đây là mình dành đúng nửa tiếng, với trường hợp vẽ không đủ hay vẽ sai mình sẽ ghi nhận là mình chưa đủ hiểu kiến thức và tiến hành review lại. Cách này giúp mình dùng hiện tượng “space repetition” để nhớ, hiểu tốt hơn và gợi nhớ liên kết với bài mới.


 
Tăng tốc

Sau khi hoàn thành học các chủ đề, bạn nên sắp xếp thời gian để làm full test càng sớm càng tốt. Thời gian làm bài test là 3 giờ, bạn nên sắp xếp làm đề một ngày, review fill gap (RFG) vào một ngày khác và re-test vào một ngày khác nữa. Số đề full test mình khuyên các bạn nên làm trước khi thi là 3 đề: 2 đề PMI và 1 đề SUPER. Không nên làm nhiều đề hơn nữa, vì nó làm bạn tập trung vào việc “nhớ” đáp án của câu bạn đã trả lời sai hơn là việc “hiểu” cách chọn đáp án đúng. Điều đó dẫn đến là việc làm nhiều đề hơn lại cho kết quả thi kém hơn. Thay vì dành thời gian làm đề mới thì nên tập trung vào 3 đề bạn đã làm, RFG (review fill gap) và re-test. Khoảng cách để re-test ít nhất nên là 2 ngày, khi bạn đã quên chi tiết của đề. Tùy vào việc sắp xếp công việc thì quãng thời gian này sẽ rơi vào khoảng 2-3 tuần.

Đọc đề: mình thường bắt đầu từ câu hỏi trong đề trước vì câu hỏi sẽ cho biết bạn đang đứng ở vai trò nào trong team để ra quyết định và đó có phải là một câu hỏi “except” không? Từ đó, bạn sẽ lọc được thông tin quan trọng nhanh hơn và không bị đánh lạc hướng bởi các thông tin nhiễu.

Làm đề full test: vấn đề không chỉ là trí lực mà còn là sức tập trung. Khi review kết quả làm full-test, mình thấy các câu trả lời sai của mình thường phân bố nhiều nhất ở các câu từ 55 - 70 và từ 90 - 100 (website Atoha hiển thị cho bạn dễ dàng nhìn thấy các câu sai tập trung ở đâu). Đọc lại nội dung và phân tích thì mình thấy nguyên nhân sai chủ yếu từ việc mình mất tập trung, chọn sai trong khi chưa hiểu đúng tình huống. Từ đó, lúc làm đề đến câu 55, 90 mình sẽ nghỉ 2 phút: nhắm mắt, hít thở sâu, chuyển tâm trí sang bãi biển… Mức độ tập trung sẽ tùy từng người, tình trạng thể chất ở thời điểm đó nên để có con số đúng với bản thân, các bạn cứ thử full-test không nghỉ cho bài test đầu tiên nhé.

Về đích

Bạn có thể chọn 2 hình thức là thi online hoặc thi ở địa điểm của Pearson VUE. Mình chọn thi địa điểm của Peason Vue vì các lý do sau: 

  1. Các địa điểm phân bố nhiều, dễ chọn địa điêm gần nhà. 
  2. Không cần tốn thời gian tìm hiểu, chuẩn bị môi trường cho việc thi online.
  3. Không cần đối mặt với các rủi ro về thiết bị, tín hiệu, lỗi khi vận hành phần mềm Pearson VUE lần đầu trên thiết bị của bạn.

Trước ngày thì mình không làm đề hay đọc lại các câu sai nữa mà chỉ vẽ lại các concept map mà mình muốn. Sau đó thì ngủ đúng giờ, đủ giấc để sáng hôm sau thực hiện theo quy trình và lấy max score về thôi.

Lưu ý: nhớ học kỹ và tận dụng tài liệu Atoha + các nguồn test xịn. 

Chúc các bạn thành công!

 

Xem thêm

Chi tiết về khoá luyện thi PMI-ACP ONLINE PRO

Lịch Khai Giảng Atoha

Lý do PMI-ACP® là chứng chỉ anh/chị nên sở hữu sau chứng chỉ PMP®

Mọi Hướng Dẫn Cho Kì Thi PMI-ACP® Online

 


Cũ hơn Mới hơn


Thông tin liên hệ

Thông tin chuyển khoản
Công ty Cổ phần ATOHA. Ngân hàng Á Châu (ACB). Số tài khoản: 6868 2468, PGD Tân Sơn Nhì, TPHCM.
Đăng ký khóa học
Chọn khóa học phù hợp bằng cách điền thông tin như link bên dưới. Tư vấn viên Atoha sẽ liên hệ anh/chị ngay.
Câu hỏi thường gặp

“Có. Atoha sẽ có chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo dành cho học viên và cung cấp 35 giờ đào tạo bắt buộc (1 trong 3 điều kiện thi lấy chứng chỉ PMP quốc tế)."

“Cả 2. Tài liệu có thể là tiếng Anh hoặc tiếng Việt tùy vào lớp. Atoha có thể đào tạo bằng cả tiếng Anh hoặc tiếng Việt."

“Chưa bao gồm. Học viên sẽ cần đóng phí thi trực tiếp cho viện PMI nếu muốn đăng ký thi, phí thi tham khảo như sau: 389 USD/non-member và 393 USD/member (trong đó phí thành viên PMI là 99 USD, phí admin là 10 USD, phí thi PMP là 284 USD). Chi phí này dành cho một số khu vực, trong đó có Việt Nam. Tham khảo thêm tại: www.pmi.org"

Liên hệ ngay với Atoha để được tư vấn về chương trình phù hợp