3 trụ cột của Chủ nghĩa Kinh nghiệm trong Scrum

Hiren Doshi hiện đang là Giám đốc điều hành của Practice Agile Solutions và là Nhà huấn luyện Scrum Chuyên nghiệp (Professional Scrum Trainer - PST), hợp tác với Scrum.org. Ông có 26 năm kinh nghiệm phát triển sản phẩm với tư cách là Product Owner, Scrum Master. Hiren đam mê xây dựng các nhóm có hiệu suất cao và tạo điều kiện thuận lợi trong kinh doanh cho các tổ chức. Hiren, với tư cách là PST đã đào tạo hơn 5,000 người về Scrum trên khắp các châu lục.

Chủ nghĩa kinh nghiệm nghĩa là làm việc dựa trên thực tế, kinh nghiệm và bằng chứng. Scrum thực hiện một quy trình kinh nghiệm mà ở đó, tiến độ được dựa trên các quan sát thực tế, thay vì các kế hoạch hư cấu, chưa có thực. Scrum cũng đặt trọng tâm vào sự thay đổi tư duy và văn hóa để đạt được mục tiêu kinh doanh và sự linh hoạt trong tổ chức.

 

3 trụ cột của Chủ nghĩa kinh nghiệm được thể hiện như sau:  

Minh bạch

Sự minh bạch nghĩa là trình bày và thể hiện những sự thật vốn có, đang hiện hữu. Tất cả những người có liên quan như khách hàng, CEO, cá nhân những người đóng góp, đều minh bạch trong quá trình làm việc hàng ngày với những người khác.

Tất cả đều tin tưởng lẫn nhau, và thể hiện sự can đảm để đảm bảo rằng mỗi người đều sẽ nắm bắt được cả những tin tốt và tin xấu. Mọi người đều cố gắng và chung sức vì mục tiêu chung của tổ chức, không ai có bất kỳ kế hoạch ngầm nào.

 

Kiểm tra

Sự kiểm tra trong ngữ cảnh này không phải là sự kiểm tra bởi một thanh tra viên hay một kiểm toán viên mà là sự kiểm tra của tất cả mọi người trong Nhóm Scrum.

Việc kiểm tra có thể được thực hiện đối với sản phẩm, quy trình, các khía cạnh con người, thực tiễn và sự cải tiến liên tục. Ví dụ, nhóm giới thiệu sản phẩm một cách công khai và minh bạch vào cuối mỗi Sprint cho khách hàng, nhằm thu thập các phản hồi có giá trị. Nếu khách hàng thay đổi các yêu cầu trong quá trình kiểm tra này, nhóm sẽ không phàn nàn mà thích nghi bằng cách sử dụng điều này như một cơ hội để cộng tác với khách hàng, làm rõ các yêu cầu và thử những giả thuyết mới.

 

Thích ứng

Tính thích ứng trong bối cảnh này ám chỉ việc cải tiến liên tục, khả năng thích ứng dựa trên kết quả kiểm tra. Mọi người trong tổ chức phải thường xuyên đặt câu hỏi: Chúng ta có tốt hơn ngày hôm qua không? Đối với các tổ chức dựa trên lợi nhuận, giá trị được thể hiện dưới dạng lợi nhuận.

Sự thích ứng cuối cùng sẽ chuyển tiếp trở lại là một trong những lý do để thích ứng Agile. Ví dụ như thời gian đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn, tăng lợi tức đầu tư thông qua phân phối dựa trên giá trị, giảm tổng chi phí sở hữu thông qua nâng cao chất lượng phần mềm và cải thiện sự hài lòng của khách hàng và nhân viên.

Atoha Institute

Nguồn: Hiren Doshi (Scrum.org)
    

Servant Leadership - "Lãnh đạo đầy tớ" trong Agile

Planning Poker - Công cụ ước tính hiệu quả trong Agile

Một số cách chạy Daily scrum hiệu quả

Leadership vs. Management - So sánh Lãnh Đạo và Quản Lý

Leadership Styles là gì? Một số loại Phong cách lãnh đạo trong bài thi PMP®


Cũ hơn Mới hơn


Thông tin liên hệ

Thông tin chuyển khoản
Công ty Cổ phần ATOHA. Ngân hàng Á Châu (ACB). Số tài khoản: 6868 2468, PGD Tân Sơn Nhì, TPHCM.
Đăng ký khóa học
Chọn khóa học phù hợp bằng cách điền thông tin như link bên dưới. Tư vấn viên Atoha sẽ liên hệ anh/chị ngay.
Câu hỏi thường gặp

“Có. Atoha sẽ có chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo dành cho học viên và cung cấp 35 giờ đào tạo bắt buộc (1 trong 3 điều kiện thi lấy chứng chỉ PMP quốc tế)."

“Cả 2. Tài liệu có thể là tiếng Anh hoặc tiếng Việt tùy vào lớp. Atoha có thể đào tạo bằng cả tiếng Anh hoặc tiếng Việt."

“Chưa bao gồm. Học viên sẽ cần đóng phí thi trực tiếp cho viện PMI nếu muốn đăng ký thi, phí thi tham khảo như sau: 389 USD/non-member và 393 USD/member (trong đó phí thành viên PMI là 99 USD, phí admin là 10 USD, phí thi PMP là 284 USD). Chi phí này dành cho một số khu vực, trong đó có Việt Nam. Tham khảo thêm tại: www.pmi.org"

Liên hệ ngay với Atoha để được tư vấn về chương trình phù hợp