7 nguyên lý quản lý rủi ro - Seven risk management principles
Rủi ro là một sự kiện hoặc điều kiện không chắc chắn, nếu nó xảy ra, có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến một hoặc nhiều mục tiêu dự án. Có bảy nguyên lý quản lý rủi ro cốt lõi làm nền tảng cho các quy trình quản lý rủi ro mà không thể thiếu để quản lý rủi ro hiệu quả.
Bảy nguyên lý quản lý rủi ro cốt lõi làm nền tảng cho các quy trình quản lý rủi ro mà không thể thiếu để quản lý rủi ro hiệu quả.
Luôn cố gắng đạt được sự xuất sắc trong thực tiễn quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro cho phép các tổ chức và nhóm tăng khả năng dự đoán kết quả, cả về chất và lượng. Nguyên lý này là về việc đạt đến mức trưởng thành của quy trình tổ chức (khả năng của một tổ chức để áp dụng một bộ quy trình nhất định một cách nhất quán) và mức hiệu suất tối ưu. Sự xuất sắc trong quản lý rủi ro không đạt được bằng việc áp dụng nghiêm ngặt và toàn diện các quy trình liên quan. Thay vào đó, sự xuất sắc có thể đạt được bằng cách (a) cân bằng các lợi ích thu được so với chi phí liên quan và (b) điều chỉnh các quy trình quản lý rủi ro theo đặc điểm của tổ chức và các danh mục, chương trình và dự án của tổ chức. Quy trình xuất sắc trong quản lý rủi ro tự nó là một chiến lược quản lý rủi ro.
Điều chỉnh quản lý rủi ro phù hợp với chiến lược tổ chức và thực hành quản trị
Thực tiễn quản lý rủi ro trong các tổ chức được phát triển và tiến hoá cùng tồn tại với các quy trình tổ chức khác, như chiến lược và quản trị. Bản chất của danh mục, chương trình và dự án trong hoàn cảnh này thì có thể thay đổi thường xuyên. Điều chỉnh trở nên cần thiết khi tổ chức phát triển, ví dụ, khi các thay đổi về quy trình ra quyết định, thời gian, phạm vi và tốc độ được thực hiện.
Tập trung vào rủi ro có tác động lớn nhất
Các tổ chức thành công có thể xác định các rủi ro ảnh hưởng trực tiếp đến mục đích và mục tiêu một cách hiệu quả cao và hiệu suất cao. Thách thức đối với hầu hết các tổ chức là tận dụng tốt nhất các nguồn lực bằng cách tập trung vào các rủi ro phù hợp. Điều này phụ thuộc vào đặc điểm của tổ chức, môi trường, sự trưởng thành nội bộ, văn hóa và chiến lược. Xác định các rủi ro tác động mạnh nhất có thể khó thực hiện. Các tổ chức phát triển và cải thiện bằng cách tinh chỉnh các quy trình sắp xếp ưu tiên rủi ro.
Cân bằng giữa giá trị đạt được so với rủi ro tổng thể
Quản lý rủi ro tìm cách cân bằng hợp lý giữa mức độ rủi ro và việc tạo ra hoặc hiện thực hoá giá trị kinh doanh dự kiến. Các sáng kiến đưa ra mức độ rủi ro thấp có thể không tạo ra đủ mức giá trị và hiệu suất. Mặt khác, các sáng kiến đưa ra một hiệu suất mong đợi cao có thể khiến tổ chức gặp phải một mức độ đe dọa không thể chấp nhận được.
Nuôi dưỡng một nền văn hóa bao trùm quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro là một phần vốn có và thiết yếu của khung quản lý danh mục, chương trình và dự án. Việc thực hành quản lý rủi ro được lan truyền, công nhận và khuyến khích trong toàn tổ chức. Văn hóa quản lý rủi ro khuyến khích (a) xác định các mối đe dọa thay vì bỏ qua chúng và (b) xác định các cơ hội bằng cách nuôi dưỡng một tư duy tích cực trong tổ chức, một cách cởi mở hơn để chấp nhận và khai thác những thay đổi tích cực ảnh hưởng đến các sáng kiến khác nhau.
Điều hướng sự phức tạp bằng cách sử dụng quản lý rủi ro để tạo ra kết quả thành công
Quản lý rủi ro là một phần thiết yếu của việc giảm và xử lý sự phức tạp trong các sáng kiến của tổ chức. Khả năng xác định và quản lý rủi ro phụ thuộc trực tiếp vào mức độ phức tạp của các sáng kiến. Tập trung nỗ lực làm rõ các mục tiêu, yêu cầu và phạm vi của các sáng kiến tạo điều kiện cho việc xác định rủi ro và tăng cường khả năng quản lý chúng, do đó làm giảm các tình huống không lường trước được của các sáng kiến này. Tổ chức/công ty điều hướng sự phức tạp bằng cách sử dụng quản lý rủi ro càng nhiều, thì họ sẽ càng có thể tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, tăng lợi tức đầu tư và cải thiện hiệu suất và kết quả kinh doanh tổng thể.
Liên tục nâng cao năng lực quản lý rủi ro
Bản chất của rủi ro mà một tổ chức phải đối mặt và công nghệ có sẵn để quản lý những rủi ro đó đang thay đổi. Công nghệ cho phép các tổ chức quản lý rủi ro hiệu quả hơn và tập trung tốt hơn vào các tác động rủi ro. Thông qua việc cải thiện liên tục các năng lực quản lý rủi ro, các tổ chức và cá nhân có thể phát triển các lợi thế cạnh tranh bền vững góp phần vào hiệu suất của toàn bộ tổ chức.
Xem thêm
Tiêu chuẩn quản lý rủi ro trong danh mục, chương trình và dự án (2019, PMI)