CÁC TIPS HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN CHỨNG CHỈ AWS PHÙ HỢP
AWS cung cấp quy trình giúp bạn xác nhận lại chuyên môn của bạn và liên quan đến định hướng phát triển trong sự nghiệp sau này. Hy vọng bài viết này sẽ là một hướng dẫn đầy đủ giúp bạn có thể chọn chứng chỉ AWS phù hợp với nghề nghiệp của bạn.
Hiện nay, Amazon Web Services (AWS) đang cung cấp 12 loại chứng chỉ được phân loại thành 4 cấp độ: foundational, associate, professional và specialty theo vai trò và mức độ kinh nghiệm. Nếu bạn đang có kế hoạch cho việc lấy chứng chỉ AWS, bước đầu tiên và quan trọng nhất chính là hiểu và tìm ra chứng chỉ phù hợp nhất cho nghề nghiệp của bạn. Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó. Lưu ý: bạn cần tìm hiểu và đánh giá được các loại chứng chỉ bởi việc có một chứng chỉ có thể là không đủ cho việc phát triển sự nghiệp và bạn sẽ cần phải chuẩn bị một lộ trình học phù hợp với nhu cầu của mình.
Tại sao nên có Chứng chỉ AWS?
Nhìn vào hình ảnh bên dưới, ta có thể thấy AWS đang được đánh giá cao và tìm học nhiều nhất trong ngành CNTT. Khi có chứng chỉ AWS, bạn sẽ có cơ hội có một mức lương cao hơn. Đây chính là câu trả lời cho câu hỏi tại sao bạn nên chuẩn bị cho các kỳ thi AWS. Hiện nay số lượng kỹ sư có chứng chỉ AWS rất ít so với nhu cầu của thị trường. Nếu bạn đạt được chứng chỉ AWS sẽ có rất nhiều cánh cửa rộng mở trong con đường sự nghiệp để bạn lựa chọn.
Thể hiện kỹ năng của bạn với nhà tuyển dụng
Chứng chỉ là bằng chứng tốt nhất để thể hiện kỹ năng của bạn. Vì vậy, khi bạn có chứng chỉ AWS, nhà tuyển dụng sẽ biết rằng bạn có thể làm việc với AWS cloud và tin tưởng rằng bạn có thể đưa ra các giải pháp tân tiến và tối ưu nhất trong quá trình làm việc.
Xin lưu ý rằng việc có chứng chỉ chỉ là một lợi thế giúp bạn tìm được những công việc tốt nhưng điều quan trọng nhất vẫn là sự hiểu biết, sự tự tin cũng như các kinh nghiệm thực tế cần thiết của bạn với AWS cloud.
Mức lương khi có chứng chỉ AWS
Khi bạn có chứng chỉ, điều đó đồng nghĩa với việc bạn đã bổ sung các kỹ năng mới, xác nhận các kỹ năng hiện có và có những phương án để cải thiện bản thân. Do đó, AWS làm gia tăng giá trị của bạn và bạn có thể nhận được mức lương cao hơn ở thời điểm hiện tại. Hãy để nhà tuyển dụng cảm thấy rằng bạn rất xứng đáng để được đánh giá cao và hưởng những đãi ngộ cần thiết! Dưới đây là tổng quan chi tiết về Mức lương AWS tại Ấn Độ.
Khảo sát của Business Insider cho thấy rằng chứng chỉ về công nghệ AWS cloud của Amazon có thể giúp mức lương của bạn tăng lên đến 26%.
Bạn phù hợp với loại chứng nhận AWS nào?
Như đã đề cập ở trên, AWS cung cấp các cấp chứng chỉ khác nhau. Xem thông tin về chứng chỉ AWS dựa trên vai trò tại đây. Nếu bạn muốn phát triển nhanh hơn trong AWS Roles, bạn sẽ phải tuân theo Lộ trình chứng nhận AWS và có kế hoạch đạt được nhiều chứng chỉ nhất có thể.
Các chứng chỉ AWS được phân loại thành bốn cấp độ:
- Foundation
- Associate
- Professional
- Specialty
Chúng dành cho các vị trí khác nhau như developer, architect, admin… cùng những chuyên môn khác như Big data, Security và Networking. Vì vậy, bạn có thể lựa chọn chứng chỉ AWS phù hợp theo nghề nghiệp và mức độ kinh nghiệm của mình.
Đây là danh sách các chứng chỉ AWS được phân nhóm theo từng cấp độ. Trong các phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về từng danh mục và cách bạn nên chọn lộ trình học tập phù hợp với nghề nghiệp của mình.
Hãy bắt đầu với chứng nhận AWS cơ bản nhất!
AWS Foundational Level Certifications
Đây là chứng nhận cấp độ cơ bản do AWS cung cấp. Hầu hết những người mới làm quen với AWS đều có những thắc mắc như sau:
- Nên bắt đầu với chứng chỉ AWS nào? Câu trả lời là AWS Certified Cloud Practitioner.
- Là một người ít kiến thức và kinh nghiệm về AWS, tôi có thể vượt qua kỳ thi chứng chỉ AWS không? Câu trả lời rất đơn giản "Có".
Các chứng chỉ này dành cho những người mới làm quen hoặc các nhà quản lý không tập trung vào công việc kỹ thuật và muốn hiểu các khái niệm về đám mây. Nói một cách dễ hiểu, nếu bạn muốn hiểu đám mây là gì, AWS là gì, ai có thể sử dụng nó thì chứng chỉ cấp độ nền tảng là chứng chỉ phù hợp với bạn.
AWS Certified Cloud Practitioner
Chứng chỉ này tập trung vào việc truyền đạt những kiến thức cơ bản về AWS và các khái niệm đám mây cho người mới bắt đầu. Nếu bạn là một chuyên gia AWS đã có kinh nghiệm, thì nó không dành cho bạn. Mục tiêu của chứng chỉ này là cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan đầy đủ về AWS và định nghĩa về đám mây. Bất cứ ai lần đầu tiên tìm hiểu về điện toán đám mây (cloud computing) thì chứng chỉ này là sự lựa chọn phù hợp với họ.
Chứng chỉ này bao gồm?
Các chủ đề sau được đề cập trong kỳ thi này:
- Các khái niệm cơ bản: Điều này bao gồm AWS và các khái niệm cơ bản
- Bảo mật và phân quyền: Cách bảo mật được xử lý trong AWS và vai trò người dùng/các chính sách liên quan đến quyền truy cập
- Công nghệ: Cơ sở hạ tầng AWS và triển khai công nghệ
- Định giá và thanh toán: Một trong những nội dung chính và quan trọng nhất cần được nghiên cứu trong kỳ thi cấp chứng chỉ này. Có nhiều tùy chọn và tính năng khác nhau của AWS để xem xét và tối ưu hóa chi phí AWS, bạn sẽ được tìm hiểu trong quá trình học.
Xem thêm cách chuẩn bị cho kỳ thi AWS Certified Cloud Practitioner tại đây.
AWS Associate Level Certifications
Nếu bạn đang có kế hoạch làm việc trong môi trường AWS và bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một người phát triển AWS, kiến trúc sư giải pháp hoặc quản trị viên SysOps, thì chứng chỉ ALC là nơi thích hợp để bắt đầu hành trình của bạn. Có ba chứng chỉ khác nhau được cung cấp trong cấp độ này dựa trên vai trò công việc.
1. Bạn muốn trở thành Kiến trúc sư giải pháp? - Chứng chỉ Solutions Architect Associate
2. Bạn muốn trở thành Nhà phát triển? - Chứng chỉ Developer Associate
3. Bạn muốn trở thành Quản trị viên SysOps? - Chứng chỉ Administrator Associate
Solutions Architect Associate Certification
AWS Solutions Architect là chứng chỉ dành cho người có kiến thức về thiết kế và triển khai các ứng dụng đảm bảo tính an toàn, có khả năng điều chỉnh, hiệu suất cao và tiết kiệm được chi phí trên AWS. Đây là chứng chỉ quan trọng và có giá trị nhất hiện nay trong ngành. Nếu bạn là người mới bắt đầu sử dụng cloud, bạn có thể đạt được chứng chỉ này ngay sau khi vượt qua chứng chỉ AWS Certified Cloud Practitioner. Có 2 chứng chỉ Amazon Web Services cho vai trò Kiến trúc sư Giải pháp AWS - một là cấp Liên kết (Associate level) và một là cấp Chuyên nghiệp (Professional level)
Không có điều kiện bắt buộc nào cho chứng chỉ này. Kỳ thi này chủ yếu tập trung vào cách thiết kế các giải pháp sử dụng các nguyên tắc kiến trúc AWS. Nó chứng thực tất cả các kỹ năng cần thiết của bạn để làm việc trên cơ sở hạ tầng AWS, đó là lý do chứng chỉ này phổ biến nhất đối với các kỹ sư AWS. Các dịch vụ cốt lõi được thử nghiệm nhiều trong kỳ thi này:
- Identity and access management (IAM)
- Simple Storage Service (S3)
- Virtual Private Cloud (VPC)
- Elastic Compute Cloud (Amazon EC2)
Những người đạt chứng chỉ này sẽ được đánh giá cao trong ngành đồng thời dễ dàng tìm được công việc với mức lương hấp dẫn.
Developer Associate Certification
Chứng nhận này dành cho những người muốn tập trung hơn vào các ngôn ngữ lập trình và phát triển công nghệ lõi trong các dịch vụ của AWS. Đừng chọn chứng nhận này nếu bạn không hứng thú với công việc liên quan đến lập trình. Bạn sẽ phải hiểu các ngôn ngữ lập trình cơ bản như JSON, config files và IAM nhưng đừng lo vì chúng rất dễ hiểu.
Bạn có thể đọc bài đăng về cách chuẩn bị cho kỳ thi AWS Developer Associate Certification tại đây. Ở đây bạn sẽ tìm thấy thêm thông tin về những chủ đề sẽ được đề cập trong kỳ thi chứng chỉ.
Bên cạnh đó, những nhà phát triển AWS cần có sự hiểu biết và kinh nghiệm về:
- Sử dụng công nghệ AWS và lập trình với API AWS
- Thiết kế, phát triển và triển khai các ứng dụng và hệ thống dựa trên cloud-base AWS
- Các dịch vụ AWS cơ bản, cách sử dụng và các phương pháp thiết lập tốt nhất
- Phát triển và bảo trì các ứng dụng được xây dựng cho Amazon S3, DynamoDB, SQS, SNS, SWS, Elastic Beanstalk và CloudFormation
- Các giải pháp tối ưu nhất của AWS, công cụ tự động hóa và triển khai AWS, tùy chọn lưu trữ và mô hình nhất quán
SysOps Administrator Associate Certification
Nếu bạn yêu thích vai trò quản trị viên hoặc vai trò DevOps, thì chứng chỉ này là lựa chọn phù hợp cho bạn. Đây là kỳ thi khó nhất và thử thách nhất trong ba kỳ thi lấy chứng chỉ ALC kể trên. Lý do là để vượt qua kỳ thi này bạn cần phải nghiên cứu một giáo trình về mạng và cơ sở hạ tầng rất lớn. Trong lộ trình học tập ở cấp độ liên kết, hầu hết các chuyên gia khuyên bạn nên làm bài kiểm tra SysOps Administrator cùng với Solutions Architect Associate để trở thành chuyên gia trong các dịch vụ AWS. Vì kỳ thi này ở mức độ nâng cao hơn hai kỳ thi kia.
Xem thêm cách chuẩn bị cho kỳ thi SysOps Administrator Associate tại đây.
AWS Professional Level Certifications
Professional Level Certifications là chứng chỉ nâng cao kiến thức chuyên sâu về các dịch vụ AWS. Nó chỉ phù hợp khi bạn có hơn 6 năm kinh nghiệm trong AWS services. Điều này không có nghĩa là bạn không nên thi lấy chứng chỉ này nếu bạn có ít kinh nghiệm hơn, vẫn có rất nhiều người vượt qua chứng chỉ này mà không có bất kỳ kinh nghiệm nào vì họ đã tích luỹ kinh nghiệm ngay trong quá trình làm việc và tự học tất cả các khái niệm.
Solutions Architect Professional
Nếu bạn đã tham gia kỳ thi Solutions Architect Associate, thì bạn nên lấy chứng chỉ cấp độ nâng cao này để trở thành Kiến trúc sư Giải pháp. Kỳ thi này sẽ kiểm tra kiến thức của bạn về tất cả các dịch vụ AWS với sự hiểu biết chuyên sâu và kỹ lưỡng. Nếu không có kinh nghiệm làm việc và vừa học vừa thực hành, sẽ rất khó khăn cho bất kỳ ai để vượt qua nó (tuy nhiên, chỉ cần bạn học tập và tích luỹ kiến thức với sự tận tâm và chăm chỉ, tôi không gì là không thể chinh phục).
Sau đây là danh sách sự khác biệt giữa các kỳ thi cấp chứng chỉ liên kết và chuyên nghiệp.
Như đã nói trước đó, không có điều kiện tiên quyết cho bất kỳ bài kiểm tra AWS nào. Bạn có thể trực tiếp tham gia kỳ thi này.
DevOps Engineer Professional
Chứng chỉ này phù hợp với bạn nếu bạn là kiến trúc sư hệ thống mạng hoặc quản trị viên hệ thống đa nhiệm. Nếu bạn là kiến trúc sư hoặc quản trị viên mạng, thì chứng chỉ này sẽ đảm bảo cho bạn rằng bạn sẽ biết hầu hết các vấn đề tiềm ẩn mà bạn phải đối mặt trong các tình huống thực tế.
Xem thêm tại đây.
Specialty Level Certifications
Đây là các chứng chỉ cấp độ nâng cao cho các lĩnh vực chuyên môn, AWS cung cấp sáu chứng chỉ cho cấp độ này. Bạn chỉ nên chuẩn bị cho các chứng chỉ này nếu bạn đang chọn một con đường nghề nghiệp cụ thể có liên quan đến một trong các kỳ thi chứng chỉ này. Ví dụ: nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực liên quan đến Bảo mật, thì bài kiểm tra Chuyên ngành bảo mật được chứng nhận AWS rất phù hợp với nghề nghiệp của bạn. Trong các phần tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét từng chứng chỉ và định hướng nghề nghiệp theo từng chứng chỉ
Advanced Networking Specialty
Đây là chứng nhận AWS khó nhất trong số 12 chứng chỉ. Chúng tôi đã nhận thấy rằng nhiều người dùng Whizlabs của chúng tôi cảm thấy rất khó để vượt qua kỳ thi chứng chỉ này nếu không có nhiều kinh nghiệm và thực hành tốt về các khái niệm mạng. Nhiều người đã vượt qua kỳ thi CCIE cũng đã không thành công trong kỳ thi này (CCIE là chứng chỉ phổ biến và có uy tín nhất trong không gian mạng). Chúng tôi cung cấp những thông tin chi tiết này để dự báo bạn rằng, không thể đánh giá thấp kỳ thi này và hãy chuẩn bị thật tốt để vượt qua nó.
Kỳ thi chứng chỉ này có giá trị đối với kiến trúc sư mạng, kỹ sư mạng… có liên quan đến thiết kế, triển khai và quản lý AWS cloud với các giải pháp mạng kết hợp. Bạn nên chọn kỳ thi này nếu bạn muốn trở thành Kỹ sư mạng AWS hoặc Chuyên gia mạng.
Xem thêm thông tin về lộ trình thi Advanced Networking Specialty tại đây.
Data Analytics Specialty
Kỳ thi chứng chỉ Data Analytics là kỳ thi lý tưởng dành cho những người là nhà phân tích dữ liệu, kỹ sư dữ liệu, nhà khoa học dữ liệu, kiến trúc sư dữ liệu hoặc những ai đang làm việc với dữ liệu. Nếu bạn không tập trung vào kỹ thuật dữ liệu, chúng tôi sẽ không đề xuất chứng nhận này cho bạn. Bởi chứng chỉ này sẽ kiểm tra kiến thức cốt lõi của bạn về các dịch vụ liên quan đến khoa học dữ liệu như Kinesis, Redshift, v.v. Kỳ thi này không quá khó so với kỳ thi mạng. Không có yêu cầu về điều kiện bắt buộc để tham gia kỳ thi này.
Vui lòng đọc hướng dẫn chuẩn bị cho kỳ thi Data Analytics Specialty để biết thêm thông tin về kỳ thi này tại đây.
Database Specialty
Chứng chỉ Database Specialty tập trung kiến thức vào các dịch vụ dữ liệu từ relational, non-relational, đồ thị, bộ nhớ đệm và kho dữ liệu. Nó cũng tập trung vào việc di chuyển dữ liệu. Để vượt qua kỳ thi này, bạn phải có kiến thức chuyên môn về cơ sở dữ liệu trên AWS cloud. Nếu bạn đang làm việc theo phương thức on-premises và di chuyển dữ liệu lên AWS Cloud, thì chứng nhận này phù hợp với vai trò công việc của bạn. Chứng nhận này sẽ giúp bạn thể hiện kiến thức của mình về các dịch vụ và giải pháp cơ sở dữ liệu.
Xem thêm thông tin tại đây.
Machine Learning Specialty
Chứng nhận này tập trung vào những người đang làm việc trên Machine Learning Domain. Machine Learning đang phát triển rất nhanh và cần phải có kiến thức về cloud để thực hiện các hoạt động ML. Chứng nhận này yêu cầu một kế hoạch học tập rõ ràng và sự chuẩn bị kĩ lưỡng để có thể vượt qua trong lần thi đầu tiên.
Security Specialty
Kỳ thi này kiểm tra một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có đối với mọi kỹ sư. Nếu bạn là một kỹ sư điện toán đám mây, thì chứng chỉ này ắt hẳn sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc của bạn. Trong không gian cơ sở hạ tầng, bảo mật là cốt lõi của mọi thứ chúng ta làm, vì vậy việc đạt được chứng chỉ này sẽ thực sự quan trọng để đạt được thành công trong sự nghiệp của bạn. Chúng tôi đề xuất chứng nhận này cho tất cả những người đang làm việc trên thiết kế cơ sở hạ tầng cloud, triển khai và quản lý bằng AWS cloud.
Xem thêm các bước chuẩn bị cho kỳ thi tại đây
SAP on AWS Specialty
Đây là chứng chỉ thứ 12 và cũng là chứng chỉ mới nhất của AWS. Kỳ thi chứng chỉ này chỉ dành cho những người đang làm việc trên SAP workloads và sử dụng cơ sở hạ tầng AWS.
Kết luận
Chúng tôi xin khẳng định rằng xu hướng chứng chỉ AWS sẽ không dễ dàng lỗi thời và biến mất! AWS cung cấp nền tảng dynamic cloud và thường xuyên mang đến các dịch vụ, tính năng và chứng chỉ mới. Hy vọng bài viết này sẽ là một hướng dẫn đầy đủ giúp bạn có thể chọn chứng chỉ AWS phù hợp với nghề nghiệp của bạn.
Có một số điều bạn cần nhớ về chứng chỉ AWS, đó là AWS cung cấp quy trình giúp bạn xác nhận lại chuyên môn của bạn và liên quan đến định hướng phát triển trong sự nghiệp sau này. Bạn cần renew chứng chỉ của mình hai năm một lần để duy trì hiệu lực của nó. Ngoài ra, không có điều kiện gì để giới hạn các chứng chỉ AWS.
Get certified and have a bright AWS career!