Disciplined Agile là gì? Tại sao nên áp dụng Disciplined Agile?

Disciplined Agile (DA) là một bộ công cụ ra quyết định (process-decision toolkit), cung cấp các hướng dẫn đơn giản để giúp mọi người, nhóm và tổ chức sắp xếp hợp lý các quy trình của họ theo cách phù hợp với ngữ cảnh cụ thể.

Sự nhanh nhạy, nhạy bén trong kinh doanh thực sự đến từ sự tự do, chứ không phải sự rập khuôn theo bất kỳ khuôn khổ nào. Không một tổ chức khác nhau nào lại có cùng tập hợp con người, cùng chuẩn mực hành vi, cùng quy trình, cùng trạng thái hiện tại, cùng trở ngại, cùng khách hàng, cùng thương hiệu, cùng giá trị, cùng lịch sử, cùng văn hóa,... Với tính độc đáo và duy nhất này, không thể có một phương pháp tối ưu hóa kết quả cho mọi bối cảnh, mọi trường hợp, mọi tổ chức. Một phương pháp có thể cải thiện kết quả tại một thời điểm. Theo thời gian, khi hệ thống thay đổi, nó sẽ không còn tối ưu nữa. Tổ chức của chúng ta có hàng chục, hàng trăm hoặc hàng nghìn tình huống, ngữ cảnh cần giải quyết, và mỗi ngữ cảnh ấy lại là duy nhất.

Disciplined Agile kích hoạt các phương pháp tiếp cận linh hoạt, phù hợp với từng ngữ cảnh, sẽ tối đa hóa kết quả trong toàn tổ chức. Disciplined Agile (DA) giúp chúng ta tìm hiểu về các lựa chọn của mình và hướng dẫn chúng ta cần làm gì ở bước tiếp theo một cách tốt nhất. Có một lời khuyên mà DA gợi ý cho chúng ta, đó là hãy bắt đầu từ nơi chúng ta đang có, làm tốt nhất có thể với tình huống mà chúng ta phải đối mặt và luôn cố gắng để trở nên tốt hơn. Khi mức độ thành thạo trong toàn tổ chức tăng lên, hãy tiếp tục kiểm tra và điều chỉnh.

 

Disciplined Agile là gì?

Disciplined Agile (DA) là một bộ công cụ ra quyết định (process-decision toolkit), cung cấp các hướng dẫn đơn giản để giúp mọi người, nhóm và tổ chức sắp xếp hợp lý các quy trình của họ theo cách phù hợp với ngữ cảnh cụ thể. DA có thể được sử dụng như một bộ công cụ nhằm giúp chúng ta lựa chọn cách làm việc của mình (Way of Working - WoW - thuật ngữ này chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều lần khi tìm hiểu về DA) cho những tình huống mà chúng ta gặp phải. DA mô tả cách kết hợp hiệu quả các chiến lược từ Scrum, Agile Modeling, Extreme Programming (XP), Kanban, Agile Data, SAFe, và nhiều chiến lược khác theo cách có thể tùy biến và có thể mở rộng được.

DA cung cấp nền tảng vững chắc cho sự linh hoạt bằng cách chỉ ra cách thức hoạt động của các hoạt động khác nhau trong một tổ chức như Cung cấp giải pháp (phát triển phần mềm) - Solution Delivery, Kiến trúc doanh nghiệp - Enterprise Architecture, Quản lý danh mục - Portfolio Management, Bảo mật - Security, Tài chính - Finance, Quản lý nhà cung cấp - Vendor Management và nhiều hoạt động khác có liên quan với nhau. DA cũng mô tả những gì các hoạt động này cần giải quyết, cung cấp một loạt các tùy chọn để thực hiện điều đó và mô tả các điểm trade-offs (điểm mạnh, điểm yếu cần phải đánh đổi) liên quan đến mỗi tùy chọn.

Chúng ta cùng tìm hiểu một ví dụ sau, khi chúng ta có một mục tiêu là cải thiện chất lượng (Improve Quality), DA sẽ cung cấp cho chúng ta một sơ đồ mục tiêu (xem Hình 1), hay còn gọi là Goal Diagram. Goal sẽ là hình thoi nằm ở ngoài cùng bên trái. Với tập hợp các điểm quyết định (hình chữ nhật), đó là các vấn đề mà nhóm chúng ta cần xác định xem có cần giải quyết hay không và nếu có, sẽ thực hiện như thế nào. Các phương pháp / chiến lược tiềm năng để giải quyết một vấn đề, có thể được kết hợp trong nhiều trường hợp, được trình bày dưới dạng danh sách (danh sách ngoài cùng bên phải). Danh sách các phương pháp / chiến lược này có thể được sắp xếp theo thứ tự hiệu quả, hoặc thứ tự nên thực hiện trước - sau (Hình 2). Sơ đồ mục tiêu này cũng khá giống mind maps, nhưng có thêm phần mũi tên để thể hiện tính hiệu quả của các tùy chọn trong một số trường hợp. Trên thực tế, sơ đồ mục tiêu là những hướng dẫn đơn giản để giúp một nhóm chọn những chiến lược tốt nhất có thể thực hiện ngay bây giờ dựa trên kỹ năng, văn hóa và tình huống của riêng mình. DA cung cấp rất nhiều Goal Diagram như vậy, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở những bài viết tiếp theo.

 

Improve Quality Goal Diagram

Improve Quality goal diagram (Trang 8, sách Chose your WoW!) 

 

Chú thích cho goal diagram

Chú thích cho goal diagram (Trang 9, sách Chose your WoW!)

 

Trong bất kỳ một nhóm nào, chúng ta đều có thể sử dụng DA để xác định ý định và các hoạt động chúng ta nên giải quyết nhằm giúp chúng ta có thể đưa ra các lựa chọn theo ngữ cảnh cụ thể tốt nhất cho tình huống của mình. Trên thực tế, DA xem xét bốn quan điểm sau:

  1. Tư duy (Mindset): DA xây dựng dựa trên nền tảng của sự linh hoạt (Agile) và tinh gọn (Lean) để giải quyết các vấn đề thực tế của doanh nghiệp.
  2. Con người (People): DA mô tả vai trò, trách nhiệm và cấu trúc nhóm mà chúng ta nên có.
  3. Dòng chảy (Flow): DA mô tả các khía cạnh động của các quy trình thông qua sơ đồ vòng đời của giải pháp mà nhóm đang theo đuổi và sơ đồ quy trình làm việc.
  4. Thực hành (Practices): DA cung cấp các kỹ thuật giúp nhóm của chúng ta có thể phát triển, sử dụng các sơ đồ mục tiêu đơn giản nhằm cung cấp danh sách các phương pháp thực hành khả thi.

 

Phạm vi của Disciplined Agile

Bộ công cụ Disciplined Agile (DA) được tổ chức thành bốn lớp:

  1. Nền tảng (foundation)
  2. Disciplined DevOps
  3. Dòng giá trị (Value Streams)
  4. Disciplined Agile tầng doanh nghiệp (Disciplined Agile Enterprise - DAE)

 

phạm vi của bộ công cụ DA

Sơ đồ mô tả phạm vi của bộ công cụ DA

 

Lớp 1: Nền tảng (Foundation)

Lớp Nền tảng cung cấp nền tảng khái niệm của bộ công cụ DA. Điều này bao gồm các nguyên tắc, lời hứa và hướng dẫn của tư duy DA; khái niệm cơ bản từ cả Agile và Lean; các khái niệm cơ bản từ các cách tiếp cận truyền thống (waterfall, serial); vai trò và cấu trúc nhóm; và các nguyên tắc cơ bản về việc lựa chọn cách làm việc của chúng ta (WoW).

 

Lớp nền tảng (foundation)

Lớp nền tảng (foundation)

 

Lớp 2: Disciplined DevOps

Trong lĩnh vực phát triển phần mềm, sẽ gồm giai đoạn chính đó là phát triển phần mềm và giai đoạn vận hành. Tại một số tổ chức, 2 giai đoạn này tương đối tách biệt lẫn nhau. Nhằm tối ưu hóa quy trình, DevOps ra đời nhằm đơn giản hóa các hoạt động phát triển phần mềm và hoạt động vận hành, có thể được trình bày như chúng ta thấy trong Hình 5. Đây là chỉ là một phần trong Disciplined DevOps, chúng ta còn có việc tích hợp Bảo mật và Quản lý dữ liệu nhằm mang lại hiệu quả hơn cho tổ chức. Disciplined DevOps cũng nhận thấy rằng đối với các tổ chức có hàng trăm, và đôi khi hàng nghìn hệ thống/sản phẩm đang hoạt động, thì các hoạt động như hỗ trợ (Help Desk) và Quản lý phát hành cũng cần phải mạnh mẽ. Bức tranh toàn cảnh cho Disciplined DevOps được thể hiện trong hình 6.

 

Quy trình làm việc DevOps cổ điển

Quy trình làm việc DevOps cổ điển.

 

Quy trình làm việc của Disciplined DevOps

Quy trình làm việc của Disciplined DevOps.

 

Lớp 3: Dòng giá trị (Value Streams)

Lớp Value Streams dựa trên FLEX, quy trình làm việc được thể hiện trong Hình 5. FLEX là chất keo gắn kết các chiến lược của một tổ chức trong đó nó giúp chúng ta hình dung ra một dòng giá trị hiệu quả, cho phép chúng ta đưa ra quyết định để cải thiện từng bộ phận của tổ chức trong bức tranh toàn cảnh. Đổi mới là chưa đủ, chúng ta còn cần phải tăng cường việc đem lại giá trị của toàn bộ tổ chức - lớp này chỉ cho chúng ta cách thực hiện chính xác điều đó trong môi trường mà chúng ta phải đối mặt.

 

Quy trình làm việc DA FLEX

Quy trình làm việc DA FLEX

 

Lớp 4: Disciplined Agile tầng doanh nghiệp (Disciplined Agile Enterprise - DAE)

Một doanh nghiệp ứng dụng Disciplined Agile có thể cảm nhận và phản ứng nhanh chóng với những thay đổi trên thị trường. Điều này được thực hiện thông qua một cơ cấu và văn hóa tổ chức giúp tạo điều kiện cho sự thay đổi trong tình huống mà doanh nghiệp phải đối mặt. Các tổ chức như vậy yêu cầu một tư duy học hỏi, các quy trình tinh gọn và linh hoạt để thúc đẩy sự đổi mới. Lớp DAE tập trung vào những hoạt động khác của doanh nghiệp, giúp hỗ trợ các luồng giá trị của tổ chức.

 

Tại sao nên áp dụng Disciplined Agile?

Tại sao các tổ chức nên áp dụng Disciplined Agile

 DA cho phép chúng ta trở thành một tổ chức học tập

Thay vì áp dụng “các phương pháp hay nhất” của một agile framework nào đó, DA cung cấp cho nhóm những công cụ cần thiết từ rất nhiều agile framework khác nhau để học và cải thiện cách làm việc của mình (WoW). Các nhóm giải quyết vấn đề trước mắt bằng cách điều chỉnh WoW của mình sao cho phù hợp với mục đích và đề ra đường hướng đạt được chiến lược dài hạn bằng cách cải tiến liên tục. Khi các nhóm của chúng ta liên tục cải tiến, chúng ta đã trở thành một tổ chức học hỏi.

 DA cho phép chúng ta tăng tỷ lệ cải thiện quy trình của mình 

Các tổ chức thành công trong việc cải thiện WoW bằng cách thông qua một loạt các cải tiến nhỏ, dựa trên thử nghiệm: gọi là Kaizen. Bộ công cụ DA cung cấp hướng dẫn đơn giản nhằm giúp xác định các cải tiến tiềm năng có khả năng hoạt động trong bối cảnh mà chúng ta phải đối mặt, cho phép nhóm của chúng ta giảm số lượng thử nghiệm thất bại và từ đó tăng tỷ lệ cải thiện của mình.

 DA hỗ trợ toàn bộ phạm vi phức tạp mà nhóm của chúng ta phải đối mặt, không chỉ ở quy mô nhóm

Mỗi người, mỗi nhóm và mỗi tổ chức là duy nhất. Hàm ý là chúng ta cần một bộ công cụ cung cấp cho chúng ta các lựa chọn để chúng ta có thể điều chỉnh và phát triển về sau - một cách tiếp cận để giải quyết tình huống mà chúng ta phải đối mặt trong thực tế. Mặc dù các framework thuộc dạng một-cho-tất-cả (one-size-fits-all) như SAFe hoặc Nexus có thể là một giải pháp hấp dẫn, dễ dàng cho các nhu cầu liên quan đến quy trình của chúng ta, nhưng thực tế là chúng không giải quyết được đầy đủ các vấn đề phức tạp mà chúng ta phải đối mặt. Việc ép buộc áp dụng ở những trường hợp không áp dụng được thường gây hại nhiều hơn là có lợi.

 Disciplined Agile là Agile thực dụng

DA áp dụng các kỹ thuật thực dụng từ nhiều nguồn - nguồn Agile, nguồn Lean và thậm chí là các phương pháp truyền thống (waterfall, serial) - và thực hiện công việc đưa chúng vào từng ngữ cảnh để chúng ta không cần phải cân nhắc nhiều khi thực hiện. Bởi vì DA là thực dụng nên nó không bị giới hạn trong các ý tưởng của một phương pháp hoặc thậm chí một mô hình duy nhất nào cả. DA cung cấp cho chúng ta các lựa chọn và đưa ra lời khuyên để chúng ta chọn các kỹ thuật phù hợp nhất với tình huống mà chúng ta phải đối mặt - quyết định tốt hơn dẫn đến kết quả tốt hơn.

 Hỗ trợ tất cả các lĩnh vực, không chỉ phần mềm

Có 24 quy trình / lĩnh vực trong bộ công cụ DA, nhưng chỉ một trong số đó - Disciplined Agile Delivery - DAD, được tập trung vào các nhóm phát triển phần mềm. Nhóm marketing, nhóm quản lý nhà cung cấp, nhóm bán hàng và nhiều nhóm khác đều có thể hưởng lợi từ việc trở nên nhanh nhẹn hơn. Một điều quan trọng là hầu hết các phương pháp hoặc agile framework tập trung vào các nhóm, điển hình là nhóm phát triển phần mềm, bộ công cụ DA cũng giúp chúng ta tối ưu hóa cách làm việc của cả tổ chức (WoW).

 Quản trị nhất quán giữa các nhóm khác nhau

Các đội quản lý truyền thống thường cảm thấy lo lắng khi nghe nói rằng mỗi nhóm đều là duy nhất và sẽ lựa chọn, sau đó phát triển WoW của riêng họ. May mắn thay, không chỉ khả thi mà còn rất đáng mong đợi khi có một chiến lược quản trị tinh gọn. Trên thực tế, bộ công cụ DA xây dựng các chiến lược quản trị tinh gọn vào hầu hết các quy trình.

 Disciplined Agile là nền tảng cho sự nhanh nhẹn trong kinh doanh

Cách tổ chức của chúng ta có thể trở nên cạnh tranh hơn, cách tổ chức có thể thường xuyên làm hài lòng khách hàng và cách tổ chức có thể tiếp tục phát triển cũng như cải thiện theo thời gian. Đó mới thực sự là sự nhanh nhạy, nhạy bén trong kinh doanh và bộ công cụ DA cho thấy tất cả phù hợp với nhau như thế nào.

 

Tại sao người thực hành Agile nên áp dụng Disciplined Agile?

 Trở nên hiệu quả hơn

Một chiến lược quan trọng để trở nên hiệu quả hơn với tư cách một chuyên gia chính là thử nghiệm các cách làm việc khác nhau (WoW) giúp xem điều gì phù hợp với chúng ta trong tình huống chúng ta phải đối mặt. Bộ công cụ DA cung cấp cho chúng ta các ý tưởng và tùy chọn mà chúng ta có thể thử nghiệm, đồng thời cung cấp thông tin chúng ta cần để xác định các chiến lược có nhiều khả năng hiệu quả hơn cho chúng ta. Bởi vì DA là thực dụng nên không giới hạn ở các kỹ thuật của một phương pháp hoặc framework duy nhất. Một trong những nguyên tắc của DA là “Choice is good” - “Có được sự lựa chọn là tốt”.

 Phân biệt mình với những người thực hành Agile khác

Nhiều người thực hành Agile thích đạt được chứng nhận trong một phương pháp hoặc framework duy nhất và sau đó chỉ tập trung vào đó. Nhưng chúng ta có thể làm tốt hơn thế,  hãy chọn trau dồi bằng cách học nhiều kỹ thuật từ nhiều nguồn khác nhau. Bộ công cụ DA là một điểm khởi đầu tuyệt vời để tìm hiểu về bức tranh toàn cảnh này.

 DA là Agile thực dụng

Bộ công cụ DA tập hợp hàng trăm phương pháp và kỹ thuật từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm Scrum, Spotify, Extreme Programming (XP), Kanban, Agile Modeling, SAFe, Unified Process, DevOps, v.v... DA đưa những kỹ thuật này vào ngữ cảnh cho chúng ta theo cách thực dụng, từ đó đưa ra lời khuyên về việc lựa chọn cách làm việc tốt nhất (WoW) cho chúng ta trong tình huống mà chúng ta phải đối mặt.

 Giải quyết theo từng ngữ cảnh

Mỗi chúng ta là một cá thể riêng biệt với nền tảng, kỹ năng, ưu tiên, sở thích và trải nghiệm khác với đồng nghiệp của chúng ta. Một kỹ thuật hiệu quả với người này có thể không hiệu quả với người kia. Vì bối cảnh của chúng ta là duy nhất nên chúng ta cần có các lựa chọn về cách chúng ta có thể làm việc, bộ công cụ DA nắm bắt nhiều lựa chọn và đưa chúng vào ngữ cảnh cho riêng chúng ta.

 

Tại sao các nhóm Agile nên áp dụng Disciplined Agile?

 Nhóm của chúng ta có thể học cách liên tục cải tiến, không chỉ áp dụng một framework

Ivar Jacobson đã đặt ra thuật ngữ “method prison - nhà tù phương pháp” để chỉ rằng các phương pháp như Scrum, hoặc các framework như SAFe đang giới hạn WoW của chúng ta thông qua việc quy định cách nhóm của chúng ta nên hoạt động. Những phương pháp này có thể mang lại cho chúng ta một khởi đầu tốt, nhưng cuối cùng chúng ta sẽ đạt đến giới hạn của bất cứ điều gì phương pháp đó tập trung vào và chúng ta cần phải vượt ra ngoài những giới hạn đó. Những phương pháp này không thực sự cho chúng ta bất kỳ hướng dẫn nào để dễ dàng sửa đổi. Tuy nhiên, bộ công cụ DA có một cách tiếp cận hoàn toàn khác và thay vào đó, cung cấp cho chúng ta một tập các tùy chọn và sự đánh đổi liên quan đến chúng (điểm mạnh, điểm bất cập). Điều này giúp nhóm của chúng ta phát triển WoW hiệu quả hơn để chúng ta có thể trở nên tuyệt vời!

 Tối ưu hóa quy trình làm việc

Bộ công cụ DA nhìn vào bức tranh toàn cảnh, bức tranh của toàn tổ chức. Chúng ta có thể không cần lo lắng về toàn bộ bức tranh nhưng chúng ta cần đủ hiểu biết về doanh nghiệp để biết mình phù hợp với bức tranh đó như thế nào, từ đó giúp chúng ta có thể tối ưu hóa quy trình làm việc tổng thể mà chúng ta tham gia. Cũng quan trọng không kém, DA xem xét tất cả các khía cạnh của công việc. Ví dụ: khi Scrum tập trung vào các chiến lược quản lý và cộng tác chứ không tập trung vào các chiến lược kỹ thuật, thì phần Disciplined Agile Delivery (DAD) của bộ công cụ DA sẽ xem xét tất cả các khía cạnh của việc phát triển giải pháp / sản phẩm từ đầu đến cuối. Điều này bao gồm cộng tác, quản lý, kiến ​​trúc, thiết kế, thử nghiệm, lập trình, quản trị và nhiều cân nhắc khác một cách chặt chẽ. Chúng ta có cơ hội tốt hơn nhiều để tối ưu hóa quy trình và từ đó tăng hiệu quả khi biết cách làm cho tất cả phù hợp với nhau.

 Disciplined Agile Delivery (DAD) giải quyết toàn bộ quy trình agile của phần mềm 

DAD là một phần của bộ công cụ DA đề cập đến quá trình phát triển phần mềm, hay chính xác hơn là phân phối giải pháp. Đối với một nhóm phát triển phần mềm Agile, DAD giải quyết những việc mà các phương pháp như Scrum hoặc SAFe chưa giải quyết được. Nghĩa là với DAD, nhóm của chúng ta cần dành ít thời gian hơn để xác định cách làm việc (WoW) và thay vào đó có thể tập trung vào việc cung cấp giá trị thực cho các bên liên quan.

 

Tại sao Agile coach nên áp dụng Disciplined Agile?

 Mở rộng cơ sở kiến ​​thức

Một agile coach không bao giờ có thể biết quá nhiều phương pháp hoặc kỹ thuật. Vì các phương pháp hoặc kỹ thuật của Disciplined Agile đến từ nhiều nguồn, do đó sẽ cho phép họ cung cấp lời khuyên tốt hơn cho các nhóm mà họ đang làm việc cùng.

 DA là Agile thực dụng

DA không giới hạn ở một phương pháp hoặc framework duy nhất. Hơn nữa, nó thậm chí không bị giới hạn ở Agile. DA mang lại những ý tưởng từ các nguồn khác nhau (Lean, waterfall, serial,...). Ý tưởng tốt là một ý tưởng tốt cho dù nguồn gốc từ đâu.

 Phân biệt chúng ta với các Agile coach khác

Ngày nay, có rất nhiều người tự xưng là Agile coach. Có hiểu biết vững chắc về bộ công cụ DA và cách áp dụng nó vào thực tế sẽ giúp chúng ta có lợi thế hơn so với phần lớn các coach khác chỉ biết Scrum hoặc SAFe,...

 

Lịch sử của Disciplined Agile

Cho đến nay, đã có một số cấp phát hành chính của Disciplined Agile:

  1. Disciplined Agile Delivery 0.x: DAD ban đầu được phát triển tại IBM Rational từ đầu năm 2009 đến tháng 6 năm 2012. Nhóm IBM đã làm việc chặt chẽ với các đối tác kinh doanh, bao gồm Mark Lines, và được dẫn dắt bởi Scott Ambler. IBM Rational Method Composer (RMC) hiện vẫn hỗ trợ phiên bản 0.5 của DAD.
  2. Disciplined Agile Delivery 1.x: Việc phát hành DAD 1.0 vào tháng 6 năm 2012 với việc xuất bản cuốn sách DAD đầu tiên, Disciplined Agile Delivery. Quyền sở hữu trí tuệ của DAD được chuyển giao một cách hiệu quả cho Disciplined Agile Consortium vào tháng 10 năm 2012, được IBM công nhận về mặt pháp lý vào tháng 6 năm 2014.
  3. Disciplined Agile 2.x: Đây là phiên bản đầu tiên của bộ công cụ Disciplined Agile, được phát hành lần đầu vào tháng 8 năm 2015. Trọng tâm là mô tả cách tiếp cận linh hoạt, giải quyết theo từng ngữ cảnh đối với DevOps và IT.
  4. Disciplined Agile 3.x: Phiên bản này của bộ công cụ được phát hành vào tháng 8 năm 2017. Trọng tâm của bản phát hành này là mở rộng DA để giải quyết các nhu cầu đầy đủ của doanh nghiệp, Disciplined Agile Enterprise (DAE).
  5. Disciplined Agile 5.x: Phiên bản này của bộ công cụ được phát hành vào tháng 5 năm 2020 với bản cập nhật của cuốn sách Choose Your WoW!.

Biên soạn: Trainer Nguyễn Hải HàPMP®, PMI-ACP®, DASSM, PSM II, PSPO II, PMI-ATP Instructor - PMP, PMI-ATP Instructor - DASSM.

References: 

 

Xem thêm

Sự kết thúc của Agile? Không, là sự kết thúc của Undisciplined Agile.

Disciplined Agile là gì? Tại sao nên áp dụng Disciplined Agile?

Hệ tư duy của Disciplined Agile - Disciplined Agile Mindset

8 nguyên tắc trong Disciplined Agile

Tổng quan về Disciplined Agile Delivery - Một phần thiết yếu của Disciplined Agile

Vai trò, quyền và trách nhiệm của đội Disciplined Agile Delivery

DASM ONLINE PRO - CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI DASM HIỆU QUẢ

DASSM ONLINE PRO - CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI DASSM HIỆU QUẢ

Atoha vinh dự là PMI ATP Disciplined Agile tiên phong tại Việt Nam

Nguyễn Sĩ Triều Châu – Giảng viên DASSM đầu tiên tại Việt Nam

Viện Quản lý dự án PMI thông báo việc mua lại Disciplined Agile

 


Cũ hơn Mới hơn


Thông tin liên hệ

Thông tin chuyển khoản
Công ty Cổ phần ATOHA. Ngân hàng Á Châu (ACB). Số tài khoản: 6868 2468, PGD Tân Sơn Nhì, TPHCM.
Đăng ký khóa học
Chọn khóa học phù hợp bằng cách điền thông tin như link bên dưới. Tư vấn viên Atoha sẽ liên hệ anh/chị ngay.
Câu hỏi thường gặp

“Có. Atoha sẽ có chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo dành cho học viên và cung cấp 35 giờ đào tạo bắt buộc (1 trong 3 điều kiện thi lấy chứng chỉ PMP quốc tế)."

“Cả 2. Tài liệu có thể là tiếng Anh hoặc tiếng Việt tùy vào lớp. Atoha có thể đào tạo bằng cả tiếng Anh hoặc tiếng Việt."

“Chưa bao gồm. Học viên sẽ cần đóng phí thi trực tiếp cho viện PMI nếu muốn đăng ký thi, phí thi tham khảo như sau: 389 USD/non-member và 393 USD/member (trong đó phí thành viên PMI là 99 USD, phí admin là 10 USD, phí thi PMP là 284 USD). Chi phí này dành cho một số khu vực, trong đó có Việt Nam. Tham khảo thêm tại: www.pmi.org"

Liên hệ ngay với Atoha để được tư vấn về chương trình phù hợp