Nắm vững chiến lược thực thi trong giai đoạn chuyển đổi

Giai đoạn chuyển đổi cần có chiến lược chuyển đổi tương ứng – nhưng hầu hết các doanh nghiệp thường thất bại trong những nổ lực này. Ricardo Vargas chia sẻ những “bí quyết” trong việc lập kế hoạch và đưa ra những sáng kiến chuyển đổi thành công dựa trên nghiên cứu kỳ công từ PMI’s Brightline Initiative.

Tác giả: Ricardo Viana Vargas - Giám đốc điều hành tại Brightline Initiative, PMI

Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên thay đổi chưa từng thấy, thúc đẩy nhu cầu cấp thiết cho việc chuyển đổi chiến lược nhanh chóng giữa các tổ chức. Rủi ro chuyển đổi là mối quan tâm mới đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang tìm cách duy trì sự phù hợp và theo kịp giữa bối cảnh công nghệ đang phát triển nhanh chóng và đại dịch toàn cầu liên tục diễn ra. Tuy nhiên, phần lớn các nhà lãnh đạo vẫn thất bại trong nỗ lực chuyển đổi chiến lược của các tổ chức họ với chi phí ước tính khoảng 2 nghìn tỷ đô la mỗi năm – đây là một sự lãng phí vô cùng to lớn cho chúng ta.

Nắm vững nghệ thuật thực hiện chiến lược là cách duy nhất để thu hẹp khoảng cách giữa thiết kế chiến lược và chuyển giao thực hiện làm cho nó trở thành một yếu tố quan trọng trong khả năng của tổ chức để hiện thực hóa tầm nhìn và mục tiêu của mình, cũng như khả năng của nó để chuyển đổi có thể duy trì sự liên quan trong bối cảnh kinh doanh ngày nay. Điều quan trọng cần lưu ý là việc thực hiện thành công chiến lược và khả năng chuyển đổi nhanh chóng và hiệu quả luôn đi đôi với nhau. Các tổ chức thành thạo hơn trong việc hiện thực hóa các sáng kiến chiến lược cũng là những người có thành tích cao trong khoảng chuyển đổi

Tại Brightline Inititative, chúng tôi chuẩn bị để giúp các tổ chức thay đổi cách họ chuyển đổi. Để tiếp tục thực hiện sứ mệnh này, chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu chuyên sâu với hơn 1.000 giám đốc điều hành cấp C toàn cầu về chuyển đổi chiến lược, nhằm khám phá những gì các tổ chức cần để thúc đẩy chuyển đổi, cũng như những gì chúng ta có thể học hỏi từ các tổ chức lão luyện trong việc thực hiện chiến lược. Báo cáo kết quả đi sâu vào mối liên hệ rõ ràng giữa thực hiện và chuyển đổi chiến lược thành công, đưa ra một lộ trình thực hành tốt nhất sẽ giúp các tổ chức bắt đầu hành trình chuyển đổi chiến lược của họ.

Mặc dù không có phương pháp duy nhất, hay công thức ma thuật nào giúp biến đổi chiến lược nhiều mặt của bạn thành công, dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo để làm chủ trong việc chuyển đổi chiến lược tại tổ chức của mình:

  • Đảm bảo rằng bạn có đúng nguồn lực. Đầu tư vào đúng nguồn lực – đặc biệt là đúng công nghệ và đúng tài năng – điều trực tiếp tác động đến chiến lược chuyển đổi thành công. Công nghệ tiên tiến đã giành vị trí số một trong hầu hết các tổ chức có hiệu suất cao trong việc thực hiện thành công các sáng kiến chiến lược. Nhưng lợi thế cạnh tranh từ công nghệ tiên tiến và khả năng lãnh đạo hiệu quả không thể tự cất cánh mà không có các tài năng nổi bật. Trên thực tế, các tổ chức chuyển đổi nhanh hơn gần gấp đôi so với những tổ chức còn lại (tỷ lệ là 34% so với 19%), điều này được cho là họ có sự tập trung nhiều hơn vào việc phát triển tài năng nội bộ. Do đó, việc triển khai các hệ thống tuyển dụng nhân tài và phát triển tài năng hiệu quả phải là sự ưu tiên cao nhất không chỉ trong quá trình chuyển đổi mà còn là công việc hàng ngày
  • Dựa vào sự lãnh đạo. Lãnh đạo hiệu quả vẫn là một trong những yếu tố tiên quyết cho sự thành công của một ý tưởng chuyển đổi có cất cánh được hay không. Các nhà lãnh đạo muốn hướng dẫn các nhóm của họ chuyển đổi thực sự cần có một tầm nhìn rõ ràng, các mục tiêu cụ thể, sự tự tin và khả năng truyền tải thông điệp về kế hoạch hành động cho đúng người trong tổ chức. Nếu tổ chức của bạn không có một Giám đốc chuyển đổi đang ngồi trên băng ghế điều hành của bạn, hãy xem xét thêm vị trí quan trọng này; họ sẽ phục vụ như người nhạc trưởng để phát minh và đưa ra các mục tiêu chuyển đổi chiến lược.
  • Chuẩn hóa các quy trình. Các tổ chức tích cực phấn đấu để trở nên thích nghi hơn và “sự nhanh nhẹn như vận động viên thể dục dụng cụ” nên cân nhắc trong việc chuẩn hóa các quy trình để thúc đẩy việc chuyển đổi nhanh chóng và hiệu quả. Cho dù con người của bạn có tài năng và công nghệ của bạn tiên tiến như thế nào, một tổ chức vẫn cần có Sao Bắc Đẩu - bao gồm các quy trình được tiêu chuẩn hóa - để tối đa hóa tài năng và công nghệ, tăng cường sự chuyển đổi. Với các quy trình hiện có, một tổ chức sẽ tìm thấy mức độ thích ứng cao hơn, tận dụng tối đa các công cụ theo ý của mình và nhằm khắc phục khi vượt qua các thử thách.

Trong thời điểm thử thách này, sự lãnh đạo, công nghệ đúng đắn và quy trình đúng chính là chìa khóa để phát triển mạnh trong nền kinh tế mới này. Tham khảo báo cáo đầy đủ để tìm hiểu thêm về cách tăng cường khả năng đưa ra chiến lược trong thời gian chuyển đổi.

Nguồn: www.pmi.org/about/blog/mastering-strategy-implementation-in-transformative-times


Xem thêm:

MỌI KIẾN THỨC VỀ PMP®

47 thuật ngữ dễ nhầm lẫn trong bài thi PMP® và Giải thích chuyên sâu


Cũ hơn Mới hơn


Thông tin liên hệ

Thông tin chuyển khoản
Công ty Cổ phần ATOHA. Ngân hàng Á Châu (ACB). Số tài khoản: 6868 2468, PGD Tân Sơn Nhì, TPHCM.
Đăng ký khóa học
Chọn khóa học phù hợp bằng cách điền thông tin như link bên dưới. Tư vấn viên Atoha sẽ liên hệ anh/chị ngay.
Câu hỏi thường gặp

“Có. Atoha sẽ có chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo dành cho học viên và cung cấp 35 giờ đào tạo bắt buộc (1 trong 3 điều kiện thi lấy chứng chỉ PMP quốc tế)."

“Cả 2. Tài liệu có thể là tiếng Anh hoặc tiếng Việt tùy vào lớp. Atoha có thể đào tạo bằng cả tiếng Anh hoặc tiếng Việt."

“Chưa bao gồm. Học viên sẽ cần đóng phí thi trực tiếp cho viện PMI nếu muốn đăng ký thi, phí thi tham khảo như sau: 389 USD/non-member và 393 USD/member (trong đó phí thành viên PMI là 99 USD, phí admin là 10 USD, phí thi PMP là 284 USD). Chi phí này dành cho một số khu vực, trong đó có Việt Nam. Tham khảo thêm tại: www.pmi.org"

Liên hệ ngay với Atoha để được tư vấn về chương trình phù hợp