I will when I believe - Lessons Learned của Đoàn Xuân Hiển, Pass PMP ngày 17/04/2020

Mình đã không tin và chưa bao giờ tin, thậm chí chưa bao giờ biết đến chứng chỉ PMP cho đến khi gặp được mentor của mình, anh Nguyễn Sĩ Triều Châu.

BƯỚC NGOẶT NIỀM TIN

Tốt nghiệp ngành Công nghệ Sinh học trường đại học Khoa học Tự nhiên và đi làm trong ngành y suốt 5 năm. Trong suốt 5 năm ấy, dành phần lớn thời gian rảnh rỗi của mình để phát triển bản thân và ấp ủ một dự án phần mềm điện thoại. Để rồi cái ước mơ đó cứ ngày càng lớn dần cùng bản thân, rồi mình có một team cùng mình xây dựng ước mơ, rồi mình nghỉ việc vào đầu năm 2019 để đeo đuổi cái ước mơ ngu ngơ dại khờ ấy. Là một kẻ tay ngang bước vào một môi trường kinh doanh hoàn toàn lạ lẫm, kiến thức lẫn kinh nghiệm đều bị hạn chế, mình đã tham gia mọi khóa học có thể, gặp gỡ bất kỳ ai có thể, và mình đã may mắn được gặp mentor của mình, anh Nguyễn Sĩ Triều Châu. Đó là lúc mình hiểu được môi trường và cách làm việc chuyên nghiệp là sao, là lúc mình hiểu được mình cần phải nỗ lực hơn nữa, không ngừng học hỏi, một cách chuyên nghiệp.

  • Em có muốn lấy chứng chỉ PMP không?
  • Anh nghĩ em có thể lấy được không?
  • Em có thể. Nhưng phải nỗ lực rất nhiều, em làm được không?
  • Dạ được.

Mình đã chưa bao giờ biết đến chứng chỉ này cho đến khi gặp anh, và mình cũng không tin và chưa bao giờ tin mình có thể lấy được một chứng chỉ quốc tế. cho đến khi mình nghe chính mentor bảo rằng “em có thể”. Khi ta có niềm tin, ta có thể làm được mọi thứ.

 

PHƯƠNG PHÁP HỌC THÚ VỊ

Đến với lớp học PMPPRO4 khai giảng vào ngày 01/12/2020, kéo dài trong 14 tuần. Đó là ngày mình bắt đầu đắm chìm trong những ngày tháng học tập say mê cùng phương pháp học thú vị, phương pháp mà mình vẫn áp dụng bấy lâu nay.

 

1. Động lực dựa trên kỷ luật

Luôn mang quan điểm thành công dựa trên sự kỷ luật. Người có kỷ luật biết mình làm gì và vì mục đích gì. Người vô kỷ luật chẳng biết mình phải làm gì và làm vì điều gì. Lớp học có một Ground Rules hết sức rõ ràng và khắt khe. Đó cũng chính là thứ khiến bản thân mình không thể chểnh mảng, không chỉ vì mình tiếc tiền mà còn vì mình không muốn xấu hổ với mentor của mình.

  • Soạn bài và nộp bài đúng hạn vào mỗi thứ 7 hàng tuần
  • Học thuộc nằm lòng 49 processes
  • Học thuộc key ITTO và các thuật ngữ quan trọng
  • Đi học đầy đủ và đúng giờ
  • Không làm việc riêng trong giờ học.

 

2. Động lực rút ra từ Parkinson’s Law

Parkinson’s Law là một thuật ngữ được nhắc đến trong PMBOK nhằm ám chỉ một công việc có thể được kéo dài ra để lấp đầy thời gian có sẵn. Để có deadline cụ thể và rõ ràng, để không phải mắc phải “hội chứng sinh viên” (Student Syndrome). Vậy là mình chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn của Atoha và book lịch thi ngay khi có thể. Mình quyết định thi vào ngày 30/03 tại Singapore vì lúc đó TP.HCM chưa có đơn vị tổ chức thi.

 

3. Tự học và tự gom nhóm học

Quá trình tự học luôn luôn phải xuất phát từ ý thức bản thân chứ không thể nào dựa dẫm vào giáo viên. Mình luôn mang quan điểm bản thân chỉ có thể tiếp thu và ghi nhớ tối đa 50% kiến thức mà giáo viên dạy, và với thời gian hạn hẹp có trên lớp thì giáo viên cũng chỉ có thể truyền đạt được những kiến thức quan trọng nhất mà mình cần nắm. Vậy nên tự học chính là phương pháp tốt nhất. Đọc toàn bộ cuốn sách PMBOK 6 và RITA 2-5 lần vẫn là lời mà thầy vẫn luôn nhắc nhở. Trong quá trình học, thông qua việc soạn bài, mình cũng như các anh chị cùng lớp đã đọc qua ít nhất một lần, sau đó mình đã dành thời gian để đọc thêm lần nữa trước khi đi thi.

Quá trình tự học này luôn gặp phải muôn vàn khó khăn khi kiến thức được tiếp thu lại chẳng phải là ngôn ngữ mẹ đẻ. Người Việt Nam mình rất thông minh, chỉ do không giỏi tiếng Anh nên việc học cũng bị hạn chế đi phần nào. Nhờ có nhóm học tập do thầy lập ra và bản thân mình cũng gom một nhóm học tập riêng. Mọi người cùng nhau trao đổi, thảo luận, thách đố và chia sẻ nhau những cách học hiệu quả. Việc làm này không chỉ giúp mình học được nhiều kiến thức hơn mà còn giúp mình học được thêm nhiều cách học hiệu quả, thú vị. Việc làm này cũng tăng tính trách nhiệm của bản thân khi mình mong muốn có thể chia sẻ điều gì đó có ích cho nhóm. Nhờ vậy, tinh thần và động lực của mình được duy trì suốt thời gian dài trong quá trình học và sau khi kết thúc khóa học.

 

TĂNG TỐC CHO KỲ THI

75% số câu trả lời đúng chính là target mà thầy đặt ra để mọi người phấn đấu nhằm tự tin vượt qua kỳ thi PMP trong ngay lần đầu tiên. Với mình và một số anh chị khác thì đó quả là con số ám ảnh. Và mặc dù hiểu trôi chảy các định nghĩa trong sách thì đứng trước đề thi là một chuyện khác. 70% chính là số điểm ở lần kiểm tra FULL TEST đầu tiên của mình với đề PrepCast.

 

1. Review & Fill Gaps (RFG) thật kỹ

Số lượng đề làm không bằng chất lượng RFG. Mình đã phải dành ra 2 ngày để RFG cho đề Prepcast lần đầu tiên chỉ để

  • Hiểu được một số từ vựng chưa gặp bao giờ.
  • Hiểu được những lỗi sai thường gặp phải khi đọc đề: not, except, incorrect,…
  • Hiểu được cách các processes tương thuộc với nhau.
  • Hiểu được mindset của PMI.
  • Note lại toàn bộ các câu hỏi hóc búa.

Ngay lúc đó, với tình hình dịch covid-19 phức tạp thì mình buộc lòng phải dời lịch thi lại từ Singapore về Việt Nam và do cảm thấy chưa đủ tự tin nên đã dời lại 2 tuần sau đó, ngày 17/04/2020 và đặt một quyết tâm cao.

Những ngày tiếp theo là những ngày giải đề, RFG cùng các anh chị trong nhóm học tập và dần dần khắc phục những sai lầm mà mình mắc phải, dần tự tin hơn để chuẩn bị cho kỳ thi.

 

2. Chuẩn bị sức khỏe và tâm lý

Có thể nói những ngày cận ngày thi cùng kết quả của những bài Full Test dưới 70% đã khiến mình cực kỳ stress, đêm có thể mơ thấy mình thi và bị FAIL, hay đầu có thể giật tăng tăng ngay giữa trưa, và đặc biệt chính là áp lực thời gian khi phải làm bài FULL TEST trong 240 phút. Và thế là mình bắt đầu lập ra những chiến thuật sau

  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày tại nhà vì không được đi ra ngoài đường.
  • Tập thói quen sinh hoạt cho phù hợp với thời gian thi, mình thi buổi trưa lúc 12 giờ.
  • Chỉ làm các bài Full Test vào khung giờ thi và set up điều kiện gần giống như lúc thi, tắt điện thoại, off Facebook, Zalo,…
  • Tập hít thở sâu và mỉm cười để giữ được bình tĩnh.

Điều kiện nơi mình ở khá ồn ào khiến quá trình làm đề của mình cũng gặp nhiều khó khăn, nhưng làm vậy như kiểu tăng độ khó cho lúc thi thử vậy, lúc thi thật thì yên tĩnh hơn nhiều. Nhờ các chiến thuật trên, mình cũng tự tin hơn khi bước vào kỳ thi.

 

3. Học hỏi kinh nghiệm thi

Mình lên web của Atoha để đọc bài viết chia sẻ kinh nghiệm thi của thầy Châu cũng như đọc Lessons Learned của các anh chị thi trước đó. Trong Group của cũng có một số anh chị đã từng thi nên mình cũng chủ động nhắn tin để hỏi về những vẫn đề sau:

  • Địa điểm thi có gì đặc biệt không?
  • Quy trình check-in như thế nào?
  • Vị trí WC và chỗ để đồ ra sao?
  • Mô tả giao diện, các steps cần làm trong lúc thi?
  • Cấu trúc câu hỏi gần giống với bộ đề nào?

Và đương nhiên, bất kỳ điều gì bạn cần biết để cảm thấy an tâm hơn, hãy mạnh dạn và thoải mái hỏi vì mọi người luôn sẵn lòng giúp đỡ. Chính những động viên và những chỉ dẫn từ các anh chị đã giúp mình tự tin hơn rất nhiều trước kỳ thi.

 

XUNG TRẬN

Mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng từ kế hoạch tác chiến cho đến địa thế chiến lược, giờ là lúc xung trận. Mình đã gần như không học gì vào buổi sáng ngày thi, chủ yếu online để chém gió cùng các anh em, còn trong đầu thì chỉ nhẩm đi nhẩm lại 49 processes.

 

1. Thủ tục Check-in

Đến trung tâm Viet Pro sớm hơn 1 tiếng trước giờ thi. Đến nơi thì được hướng dẫn lên lầu 2 để thi. Các thủ tục cần có gồm kiểm tra CMND/CCCD, ký tên check-in và ký tên vào bảng điện tử, gửi đồ vào tủ có khóa ngay trước cửa phòng thi, nhận 2 cây bút lông và bảng mica. Mình nghỉ ngơi tầm 10 phút, đi vệ sinh rồi xin vào thi sớm luôn. Vậy là cuối cùng cũng ra trận.

 

2. Một số mẹo mình đã dùng

Vào phòng thi thì cán bộ gác thi sẽ nhập một mã đăng nhập để mở máy tính và bài thi của mình lên. Sẽ có một phần hướng dẫn tầm 10 phút về các thao tác sử dụng phần mềm. Trong đó chủ yếu dùng chuột và có một số phím tắt sau:

  • Alt + N: Next question
  • Alt + P: Previous question
  • Alt + J: Highlight phần đã được chọn (Bạn phải bôi đen trước rồi mới highlight, có nhiều màu để highlight, khá xịn)
  • Alt + W: Gạch ngang phần đã được chọn

Một số button cần lưu ý

  • Flag question: dùng để đánh dấu câu cần review, nằm ở góc trên bên phải
  • Calculator: dùng để mở máy tính, nằm ở góc trên bên trái
  • Navigator: dùng để review trong quá trình làm, nằm ở góc dưới bên phải

Thấy khá là thú vị khi có thể highlight từ quan trọng trọng và gạch bỏ các options sai. Mình thường kết hợp với phím tắt để giúp tăng tốc độ xử lý câu hỏi.

 

3. 10 phút Break sau câu hỏi thứ 90

Theo timeline mới thì mình có 10 phút break sau câu hỏi thứ 90. Sau câu 90, màn hình sẽ tự động chuyển qua chế độ review, lúc này thời gian vẫn chạy. Bạn chỉ được quyền review 90 câu vừa rồi trước khi break, sau đó thì không được review 90 câu này nữa.

Sau khi review xong, mình ra báo giám thị và được giám thị canh giờ giúp, lúc này màn hình của mình bị khóa lại và thời gian 10 phút đếm ngược đang chạy. Trong 10 phút này bạn có thể làm bất kỳ thứ gì, có anh kia đi hút thuốc bên ngoài luôn. Kinh nghiệm của mình là không nên break hết 10 phút vì thời gian này làm não của bạn bị kém tập trung đi, mình cảm thấy break hơi lâu và mất kha khá thời gian để bắt nhịp lại lúc vào phần 2. Bạn có thể break để ăn bánh, uống nước, đi vệ sinh và nên nhanh chóng quay lại phòng.

Vào phòng lúc này, nếu còn dư thời gian, thay vì bấm Next để tiếp tục thi, bạn có thể ngồi viết nháp tiếp, ví dụ như 49 processes hay kiến thức nào bạn cần nhớ chẳng hạn. Vì cây bút lông lúc ra lúc không nên mình lười chẳng thèm viết luôn. Vậy là mình tiếp tục thi.

 

4. CONGRATULATIONS!

Mình đã không nộp bài sớm, dành hết tất cả thời gian còn lại để review các câu hỏi mình flaged. Hết giờ thì màn hình tự submit bài thi, mình bấm OK và nhận được thông báo Congratulations ngay lập tức. Thật sự nhẹ nhõm và chỉ mong được nhiều AT nhất có thể. Mình dành chút thời gian làm survey của PMI rồi bước ra. Nhận tờ giấy in báo đậu 3AT, lòng vui sướng siết bao.

Không quên việc quan trọng cần làm đầu tiên sau khi thi xong. Chụp hình kết quả gửi cho thầy và các anh chị cùng lớp. “Thầy ơi, mọi người ơi, em PASS rồi. Tướng 3 sao nhé!”

 

Mong rằng qua Lessons Learned này của mình, mọi người có thể có thêm nhiều kinh nghiệm để chuẩn bị cho kỳ thi PMP sắp tới. Với mình, điều quan trọng nhất vẫn là niềm tin. Cảm ơn thầy Châu đã trao cho em niềm tin này.

I WILL WHEN I BELIVE!

 

Xem thêm

MỌI KIẾN THỨC VỀ PMP®

MỌI CHUẨN BỊ CHO PMP®

 


Cũ hơn Mới hơn


Thông tin liên hệ

Thông tin chuyển khoản
Công ty Cổ phần ATOHA. Ngân hàng Á Châu (ACB). Số tài khoản: 6868 2468, PGD Tân Sơn Nhì, TPHCM.
Đăng ký khóa học
Chọn khóa học phù hợp bằng cách điền thông tin như link bên dưới. Tư vấn viên Atoha sẽ liên hệ anh/chị ngay.
Câu hỏi thường gặp

“Có. Atoha sẽ có chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo dành cho học viên và cung cấp 35 giờ đào tạo bắt buộc (1 trong 3 điều kiện thi lấy chứng chỉ PMP quốc tế)."

“Cả 2. Tài liệu có thể là tiếng Anh hoặc tiếng Việt tùy vào lớp. Atoha có thể đào tạo bằng cả tiếng Anh hoặc tiếng Việt."

“Chưa bao gồm. Học viên sẽ cần đóng phí thi trực tiếp cho viện PMI nếu muốn đăng ký thi, phí thi tham khảo như sau: 389 USD/non-member và 393 USD/member (trong đó phí thành viên PMI là 99 USD, phí admin là 10 USD, phí thi PMP là 284 USD). Chi phí này dành cho một số khu vực, trong đó có Việt Nam. Tham khảo thêm tại: www.pmi.org"

Liên hệ ngay với Atoha để được tư vấn về chương trình phù hợp