Sổ tay chinh phục PMP

Chúc mừng anh Trần Kim Vinh đã pass Project Management Professional (PMP)® ngay lần thi đầu tiên vào ngày 26/09/2020. Anh Vinh là học viên lớp PMPONLINEPRO3 của Atoha, đã xuất sắc passed PMP với kết quả 5AT. Atoha rất vui được đồng hành cho sự thành công của anh Trần Kim Vinh!

Một lần nữa Atoha team chúc mừng thành công của anh.
Một kết thúc rất hoàn hảo. Đây cũng có thể là một kết thúc mở cho những hành trình chinh phục chứng chỉ kế tiếp của anh trong tương lai.

Sau đây Atoha xin được chia sẻ lại Lesson Learned của anh. 

Học tập nghiên cứu

Tùy theo khả năng của từng người mà phân bổ thời gian học phù hợp cho từng ngày (ví dụ: 3 giờ/ngày x 7 ngày = 21 giờ/tuần). Như vậy sẽ có:

1. PMBOK

  • Học (Study, not only Read) sâu, kỹ, chậm.
  • Học hiểu, không học nhớ, học vẹt. 
  • Liên hệ với thực tế.
  • Bắt buộc phải học tất cả các chương.
  • Search Google để đọc thêm về các chủ đề, khái niệm trong PMBOK mà sách thể hiện chưa đủ rõ.
  • Tổng hợp lại kiến thức (slides, notes).

2. RITA

  • Nếu PMBOK hơi "kỹ thuật" thì RITA hơi "văn chương", PMBOK là Guideline thì Rita là Sách, PMBOK là Mandatory thì RITA là Optional, PMBOK là học "học Thầy" thì RITA là "học Bạn"
  • Nếu với PMBOK, bạn nên ngồi vào bàn Study nghiêm túc thì với RITA, bạn nên “Enjoy”.
  • Bạn download sẵn RITA về điện thoại, tranh thủ “Enjoy” khi nào có thời gian rảnh rỗi, uống cà phê, trước khi ngủ, nghỉ trưa. Rita viết lưu loát, dễ đọc, sâu sắc và tôi thấy khá là Enjoy mỗi khi đọc Rita. 
  • PMBOK “Học” trước, RITA “Đọc” sau. Tuy nhiên, tôi chỉ đủ thời gian đọc được vài chương của Rita. Nhưng chương nào tôi đã đọc RITA thì tôi thấy rất tự tin. 

3. Atoha Slides

  • Atoha đã rất thành công trong việc soạn thảo Slides (nội dung và cách trình bày). Tôi đánh giá Slides là tài sản quý giá và là 1 công trình thật sự của Atoha.
  • Nhưng vì nó khá tóm lược, xúc tích, nên bạn chỉ nên xem Slides để remind, review. Slides thực sự tốt với người đã hiểu từ PMBOK và RITA.

4. Room lớp học

  • Bạn nên dành thời gian tương tác tích cực trong room của lớp. 
  • Hãy cùng thảo luận các câu hỏi, các vấn đề của mọi người. Bạn sẽ học được rất nhiều điều. 
  • Hãy thử sức với các câu hỏi ôn tập hằng ngày từ Atoha và đừng ngại sợ sai, hãy mạnh dạn chia sẻ đáp án của mình, chia sẻ giải thích và suy luận của mình cho lớp
  • Nếu gặp vấn đề gì bạn cảm thấy mình đủ hiểu, đừng ngại đóng góp cho lớp. Tôi nhiều lần bỏ công soạn mấy cái dài nhằn về một vấn đề nào đó rồi chia sẻ trong lớp học. Khi bạn viết, cũng là lúc bạn học. Khi bạn sai, có thầy chỉnh. 

5. Làm bài tập

  • Bài tập từng chương (KA) thật ra rất dễ so với đề thi. Đây không phải bài tập ôn thi, đây chỉ là bài tập để bạn tự kiểm tra lại kiến thức của mình sau mỗi chương. 
  • Bạn chỉ cần làm và RFG thật kỹ khoảng 4 nguồn đề trong mỗi KA là vừa đủ. Đó là PMI, HF, RITA và PreCast. 

Ôn luyện  

1. Tuần 12

  • Đọc lại tài liệu theo thứ tự sau:

→ Phần Framework và Integration của PMBOK và RITA. Lúc này bạn đủ kiến thức để cảm nhận được cái hay, đủ nền tảng để “hiểu sâu cái tổng quát

→ Atoha Slides

→ PMBOK-KAs

→ Còn thời gian thì đọc thêm lại RITA-KAs, không thì thôi. 

  • Viết/ Vẽ xuống giấy
  • Có thể đi theo keyword/concept trên bài “Mọi kiến thức về PMP” của Atoha để ôn tập kiến thức. 
  • Làm 2-3 Mock Test để lấy cảm hứng bước vào Tuần tiếp theo.

2. Tuần 13, 14

  • Làm Full Test 200 câu. Theo thứ tự trong SEW
  • Ít nhất làm được HF 1 đề, PM Study 2 đề, Fast Track 2 đề, PreCast 2 đề. Tổng cộng 7 đề. (Nên chọn những đề mà Atoha highly recommended).
  • Với mỗi đề, làm xong thì Review & Fill Gaps thật kỹ. Khi RFG, máy tính mở sẵn PMBOK để xem lại. 
  • Với mỗi đề, làm bài 4 giờ và RFG 12 giờ. Tổng cộng bạn cần 16 giờ cho mỗi đề. Bạn cần làm ít nhất 7 đề => cần 7 x 16 = 112 giờ, tức mỗi ngày 6 giờ trong vòng 14 ngày. 
  • Việc RFG từng đề sẽ giúp bạn làm đề tiếp theo được tốt hơn. Càng về sau bạn sẽ càng tự tin. Điểm đạt được First Try sẽ tăng dần. Không cần biết bạn xuất phát ở đâu, nhưng tăng dần lên đến 80-85% ở những đề sau là rất tốt; 70-80% là tốt, 60-70% thì cần cố gắng thêm, 50-60% thì bạn nên quay lại học kỹ càng hơn. 

Chuẩn bị thi - tăng tốc

  • Đọc ECO để hiểu cấu trúc đề thi PMI và các Task thực tế cần phải làm khi Quản lý dự án ở các Process Groups. Tài liệu này cung cấp cho bạn rất nhiều lợi ích.
  • Thử sức với đề PMI. Đây là đề có cấu trúc đề thi, cách hỏi, độ khó giống với đề thi thật nhất. First try được trên 55% là một tín hiệu tốt. Đừng quá thất vọng. 
  • RFG đề PMI. RFG thật sâu sắc. Bạn cần ít nhất 12-16 giờ để RFG PMI. 
  • Làm Super theo thứ tự từ dưới lên (làm từ đề số lớn - tức đề gần nhất trước). RFG thật kỹ các đề Super. 
  • Quay lại làm đề PMI lần 2. Yêu cầu lần này đạt trên 90%. RFG tiếp để đạt >95%.  
  • Quay lại làm đề Super lần 2. Yêu cầu làm cho đến khi tất cả các đề Super đạt >95%. 
  • Giai đoạn này hãy Engage Closely với lớp. 
  • Đọc PMI GAPS trên website Atoha. 

Chuẩn bị và đi thi

1. Trước ngày thi 1 ngày

  • Buổi sáng, hãy tranh thủ làm lại các đề Super nhẹ nhàng, có thể ngồi cà phê, làm bằng Điện thoại, giải trí tí, thỏa mái tí. Làm xong tranh thủ RFG luôn tại chỗ. 

  • Đọc lại ECO. 

  • Kiểm tra lại CMND/Passport, địa điểm thi, giờ giấc thi, phương tiện di chuyển.

  • Ngủ trưa. Dậy đi chơi cho thỏa mái. Đừng nghĩ gì nữa. 

  • Tối ăn tối cùng bạn bè, nghỉ ngơi đầy đủ. 

  • Đi ngủ sớm.

2. Ngày thi

  • Dậy sớm tập thể dục nhẹ nhàng, tắm gội sạch sẽ, thay đồ đẹp. 

  • Ăn sáng thật no.

  • Tới địa điểm thi trước 1 tiếng.

  • Ngồi cà phê bên cạnh nhâm nhi, ngắm cá, ngắm chim.

  • Lấy điện thoại ra, khởi động đầu óc của bạn bằng 1 đề Super nhẹ (khoảng 20 câu). Việc này giúp bạn “khởi động lại chương trình”. Xong tắt đi, ngồi uống cà phê thôi.

  • Có mặt ở địa điểm thi trước giờ bắt đầu 10 phút để làm thủ tục. Nhớ đi vệ sinh và uống 1 ít nước. 

Làm bài thi

  • Đọc mô tả đề bài thật kỹ nhưng nhanh chóng. Dùng chuột rà qua từng câu chữ, bôi đen và để ý những keyword quan trọng.
  • Dựa vào các thông tin phân tích trong đề, nhận diện ngay tình huống. Nếu phân vân tình huống thì có thể đọc thêm các phương án trả lời để nhận ra điểm mấu chốt. 
  • Đọc câu hỏi thật kỹ để chắc chắn “Thật ra nó hỏi về cái gì?”.
  • Đọc kỹ các phương án. 

→ Đọc qua 1 lượt 4 phương án. 

→ Loại các đáp án chắc chắn sai (nếu có) 

→ Chọn đáp án chính xác nhất/ đúng nhất/ hợp lý nhất trong các phương án còn lại. 

→ Nếu bạn còn phân vân, hãy dùng cờ (Flag) để lát nữa review lại. 

→ Check lại 1 lần nữa là đáp án bạn chọn đã được “chọn” đúng chưa. Tránh tình trạng đầu nghĩ A mà tay click vào B. 

→ Không quan trọng bạn còn phân vân hay không, nếu đã suy nghĩ thấu đáo thì quyết đoán bấm “NEXT” qua câu hỏi tiếp theo. 

Sau câu 89 và sau câu 200, bạn sẽ có hội review lại các câu đã làm trước đó. Hãy review theo thứ tự sau:

→ Review là hoàn thành những câu chưa làm (Incompleted). Nếu bạn click 1 lần nữa vào đáp án trong lúc làm bài thi, thì phần mềm sẽ un-click đáp án đó. Tôi bị như thế vài câu thành ra nó xem như chưa làm, nên lúc review mình hãy làm lại.

→ Review những câu Flag. 

→ Mạnh dạn End Review. Nếu ở câu 89 thì mạnh dạn chọn Break, để giải lao, đi vệ sinh, uống nước. Nếu ở câu 200 thì mạnh dạn End Review để coi kết quả. Hãy tin tưởng chính mình. 

Như vậy, bạn sẽ tốn tổng cộng khoảng 400 giờ kéo dài trong thời gian 15 tuần (Gần 4 tháng) để hoàn thành việc học, ôn, luyện và thi lấy bằng PMP.

 

Phân bố effort học PMP 

Một số kinh nghiệm khác

  • Đừng quá lo lắng về ITTO. Nếu bạn thật sự hiểu, 1 process để làm gì, bạn sẽ tự biết nó cần gì (input), dùng gì (tool & technique) để ra kết quả gì (output). Nếu bạn muốn chắc chắn, bạn hãy học thuộc những key ITTO chính thôi. 
  • Nên hiểu và hình dung flow của: Project Management Plan (và các Components của nó), Project Documents (quan trọng nhất là LL Register, Risk Register, Changelog, Issue log, Project Schedule, WBS, RAM, RACI, Quality Reports, RBS, OBS…), Deliverables (verified, accepted), WFD, WFI, WFR, Reports/ Project Communication Artifacts, Bid document, RFI/ RFQ/ RFP, Proposal...
  • Nên hiểu mục đích và nội dung (components) của những thứ quan trọng bậc nhất: Charter, Scope Statement, Scope baseline, WBS, WBS Dictionary, Requirements Traceability Matrix,  Budget, Management Reserve, Contingency Reserve, Schedule (Network Diagram, Bar chart, Gantt chart, milestone list, resource calendar, resource histogram), Cost of Quality (COQ), Quality Metrics, Audit, Inspection, Control Chart, Fishbone, Resource Breakdown Structure, Project Organizational Chart, RACI, RAM, Các loại Reports (Performance Report, Status Report, Variance Report…), Bid documents, RFI/RFQ/RFP, Agreement/ Contract, Risk Register, Risk Report, Risk Breakdown Structure, Probability and Impact Matrix, Risk Response Strategy, Stakeholder Register, Các loại Stakeholder Matrix, Stakeholder Engagement Assessment Matrix, Lesson Learned Register/Repository, Issue log, Changelog, ...
  • Nên hiểu các tools/techniques/tasks/skills quan trọng nhất:  

- Project assessment, project selection, cost-benefit analysis, benefit analysis…

- Data gathering, brainstorming, expert judgment, focus group, affinity diagram, decision making, what-if analysis

- Data analysis, scatter, histogram, pareto chart, control chart, fishbone/cause-and-effect diagram, context diagram, flow chart, checklist, checksheet, interview, questionnaire and survey, benchmarking...

- Influencing, interpersonal, negotiation, leadership, emotional intelligence, collaboration, problem-solving, proactive engagement, facilitation, conflict solving,...

- Kick-off, decomposing, các kỹ thuật estimation, resource leveling, resource smoothing, crashing, fast-tracking, quality audit, inspection, testing, manage quality, control quality, variance analysis, performance review, make-or-buy analysis, alternative analysis, bid conference, proposal assessment/ analysis, source selection, control procurements, risk identify, risk analysis, sensitive, qualitative analysis, quantitative analysis, watch list, plan risk response, implement risk response, workaround, monitor risks, stakeholder analysis/ assessment stakeholder identify, manage stakeholder engagement, …

- Work authorization system, change management system, project management system, configuration management system, contract change system...

  • Nên hiểu và nhớ các công thức/ đại lượng quan trọng nhất: BAC, EV, AC, PV, CV, SV, CPI, SPI, EAC, ETC, TCPI, Critical Path, Float (Project Float, Float, Free Float), NPV, Cost-Benefit Ratio, Payback Duration, Sunk cost, Opportunity Cost, Contingency Reserve, Priority risk dựa trên Impact x Probability, Expected Monetary Value (EMV) - Decision Tree...
  • Để ý thêm: scope creep, gold plating, agile, scrum, sprint, daily standup, sprint planning, retrospective, scrum of scrums, backlog, user story, epic, rolling wave, letter of intent, organization theory, ...
  • Các keyword quan trọng trong đề thi nên để ý: new/old/, initiating/ planning/ executing/ monitoring and controlling/ closing, issue/ risk, certain/uncertain/, known/ unknown, planned/ unplanned/, identified/ unidentified, over/ behind/ under/ ahead, occur/ reoccur, incident, accident, unsolved/ resolved, proactive/ reactive, complain/ advise/ indicate/ point, remove/ add, report/ information/ communication, engage/ integrate/ expectation, power/ authority/ influence/ interest, not/ except, true/ false, delay/ break/ hold/ stop, terminate/ unviable, buyer/ seller, contractor/ subcontractor/ vendor/ provider/ third party, process/ document, refer/ consult, should do/ do first/ do next/ do differently/ should have done, urgent/ critical/ high-impact/ fatal, bug/ defect/ issue/ problem, verified/ unverified, accepted/ unaccepted, acceptable/ reasonable, near/ almost/ is completing,  completed/ uncompleted, all /none/ one/ some…

Mình may mắn passed với kết quả 5AT nên cũng xin có đôi chút chia sẻ với mọi người. Xin cảm ơn Atoha, Thầy Châu, Thầy Khoa đã nhiệt tình hướng dẫn; cảm ơn các anh chị em lớp PMP ONLINE PRO 3 đã nhiệt tình giúp đỡ. Chúc các anh chị chưa thi thì học và thi thật tốt. Chúc tất cả mọi người thành công. Xin cảm ơn rất nhiều.

Tác giả: Trần Kim Vinh - Học viên PMPONLINEPRO3 - PASS 5AT

 

Xem thêm

BẢN CHECKLIST HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THI CHỨNG CHỈ PMP®

 


Cũ hơn Mới hơn


Thông tin liên hệ

Thông tin chuyển khoản
Công ty Cổ phần ATOHA. Ngân hàng Á Châu (ACB). Số tài khoản: 6868 2468, PGD Tân Sơn Nhì, TPHCM.
Đăng ký khóa học
Chọn khóa học phù hợp bằng cách điền thông tin như link bên dưới. Tư vấn viên Atoha sẽ liên hệ anh/chị ngay.
Câu hỏi thường gặp

“Có. Atoha sẽ có chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo dành cho học viên và cung cấp 35 giờ đào tạo bắt buộc (1 trong 3 điều kiện thi lấy chứng chỉ PMP quốc tế)."

“Cả 2. Tài liệu có thể là tiếng Anh hoặc tiếng Việt tùy vào lớp. Atoha có thể đào tạo bằng cả tiếng Anh hoặc tiếng Việt."

“Chưa bao gồm. Học viên sẽ cần đóng phí thi trực tiếp cho viện PMI nếu muốn đăng ký thi, phí thi tham khảo như sau: 389 USD/non-member và 393 USD/member (trong đó phí thành viên PMI là 99 USD, phí admin là 10 USD, phí thi PMP là 284 USD). Chi phí này dành cho một số khu vực, trong đó có Việt Nam. Tham khảo thêm tại: www.pmi.org"

Liên hệ ngay với Atoha để được tư vấn về chương trình phù hợp