Kinh nghiệm thi PMP® - Ngô Hoàng Nhật Minh (PMPONLINEPRO27)

Anh Ngô Hoàng Nhật Minh, học viên khóa PMPONLINEPRO27 vừa xuất sắc pass PMP® max score với khung điểm rất ấn tượng. Để đạt được thành tích trên, anh Minh đã xây dựng cho mình mục tiêu cùng lộ trình học tập rõ ràng ngay từ khi bắt đầu. Cùng Atoha đón đọc những chia sẻ của anh Minh về những kinh nghiệm mà anh đúc kết được sau hành trình PMP® vừa qua.

Mình là Nhật Minh, hiện đang làm quản lý dự án IT tại Merkle Vietnam với hơn 03 năm kinh nghiệm. Trước khi dấn thân vào công việc quản lý dự án, mình đã xác định mục tiêu là sẽ đạt được chứng chỉ PMP® với kế hoạch làm việc một thời gian rồi mới tìm hiểu một cách chuyên nghiệp về chứng chỉ này vì điều đó sẽ giúp mình có một lợi thế khi vừa có kiến thức vừa kết hợp với kinh nghiệm thực tế. Chính vì thế sau 03 năm hơn làm dự án, mình quyết định chinh phục PMP® và thông qua giới thiệu của một anh đồng nghiệp trong công ty, mình chọn Atoha là người bạn đồng hành cho chuyến hành trình này. Và sau khoảng 06 tháng và email báo tin passed chứng chỉ, mình muốn viết một vài dòng lessons learned để mọi người có thể tham khảo.

Điều kiện cần

Trước tiên, mình nghĩ để chinh phục PMP® thì bạn không nhất thiết đã phải có kinh nghiệm quá nhiều về quản lý dự án dù đó có thể là một lợi thế. Điều kiện cần và quan trọng nhất là việc bạn đặt mục tiêu và cam kết với mục tiêu mà bạn đề ra. Với mình, mình đặt mục tiêu trong vòng 06 tháng từ lúc học là sẽ thi và đạt được chứng chỉ. Sau một thời gian thì mình nâng mức mục tiêu cao hơn là đạt Above Target cho các domains để thách thức bản thân. Việc có mục tiêu và cam kết sẽ giúp bạn lên kế hoạch cho từng tháng - từng tuần và từng ngày để theo dõi kế hoạch đó và có hành động khi có sự chệch hướng.

Ngoài ra, một yếu tố khác rất quan trọng là "growth mindset" trong quá trình học. Yếu tố này sẽ giúp bạn luôn cố gắng từng ngày để kiên trì và không chỉ dừng lại ở việc có được chứng chỉ, mà còn áp dụng những kiến thức đã học vào công việc thực tế của bạn. Cá nhân mình thấy được bản thân khác hơn rất nhiều trong tư duy quản lý dự án trước và sau khi dành thời gian "luyện công" như thế này. Hơn nữa, mình nghĩ growth mindset cũng là một yếu tố rất quan trọng mà PMI hướng tới và điều này cũng sẽ giúp ích cho bạn không nhỏ trong quá trình thi.

Thời gian học

Với mục tiêu đề ra, kết hợp với việc được công ty cho phép làm việc tại nhà 3/5 ngày, mình có thể dễ dàng sắp xếp tối thiểu 03 tiếng/ngày (các ngày trong tuần) cho việc học, phần lớn là tầm sáng sớm hoặc trước giờ làm việc chính thức. Cuối tuần thư thả hơn thì mình có thể sắp xếp 04 tiếng để làm các practice test, minitest và giai đoạn sau này là Fulltest.

Trong suốt 06 tháng vừa rồi, mình đặt PMP® là ưu tiên cao nhất nên khi có bất kì thời gian rảnh, mình đều tranh thủ đọc - review các nội dung liên quan đến PMP® thông qua chiến lược học mà mình nhắc tới dưới đây. Một yếu tố quan trọng nữa là mình có được sự ủng hộ, cũng như sắp xếp được với gia đình trước khi bắt đầu chuyến hành trình này nên trong suốt chuyến đi, mình đều có thể sắp xếp thời gian và hoàn thành trách nhiệm để đảm bảo việc học không bị ảnh hưởng. Thậm chí, mình vẫn có thể duy trì tập thể dục để giữ tinh thần thoải mái, không bị áp lực nặng nề trong suốt quá trình học thi. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp bản thân mình học - làm mà không bị kiệt sức bởi áp lực từ hai phía.

Chiến lược

Mình chia quá trình 6 tháng thành 3 giai đoạn:

Khoá học 3.5 tháng

Trong suốt giai đoạn này trước lúc bắt đầu đến lúc kết thúc khoá học, mình luôn dành thời gian thực hiện các việc sau:

  • Đọc slide bài giảng trước giờ học và ghi chú lại các key points - key content.
  • Đọc các sách Must read mà Atoha khuyến cáo. Đầu tiên mình đọc nội dung được mapped bởi Atoha để đi theo các lesson mà PMI sắp xếp. Nhưng điểm quan trọng ở đây là mình đọc và kết hợp với việc mind map lại nội dung sách thành nhưng key points - key words chứ không chỉ dừng lại ở việc đọc và đánh dấu. Các phần mind map này là một trong những công cụ rất mạnh với bản thân mình vì khi mind map, mình coi như đang đọc lại nội dung lần thứ 2, kết hợp với phần slide đã đọc trước đó thì các phần mình đọc đã được thực hiện tới 3 lần trong khoản thời gian được tối ưu nhất. Khi đó kiến thức: Knowledge Area - Process - Tools & Techniques và Mindset được dễ dàng tiếp thu. Một điểm quan trọng nữa là mình khuyến khích các bạn nên đọc quyển Mike và Rita nếu có thời gian. Còn không, bạn có thể dùng 2 quyển này với mục đích tham khảo là chính hoặc sau đó sử dụng để phục vụ cho công việc quản lý dự án của bạn sau này.
  • Practice test: ngoài việc đọc tài liệu, mình cũng dành thời gian để làm các bài tập trong phần nội dung được Atoha giới thiệu. Việc này là rất cần thiết vì khi kết hợp nó với phần đọc tài liệu ở trên, thì kiến thức đã được nạp tới lần thứ 4 và sau này khi ôn lại, bạn cũng không phải bắt đầu tất cả từ đầu mà chỉ cần lướt qua lại các nội dung đã đọc trong sơ đồ tư duy là có thể nhớ lại rồi.
  • Cuối cùng, các thắc mắc nếu có mình đều tranh thủ hỏi lên group hỗ trợ của Atoha hoặc hỏi giảng viên để làm rõ trong suốt quá trình học. Kết thúc khoá học với bài Fulltest đầu tiên đạt tầm 69%, mình vẫn hơi hoang mang nên sắp xếp để có thể làm các phần tiếp theo, đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra.

1.5 tháng sau khi kết thúc khoá học

Sau khi kết thúc khoá học, mình dành phần lớn thời gian để làm các nội dung sau

  • Minitest: sau khi làm các practice test, mình tiến hành làm các 19 mock-up tests và mình cố gắng làm hết tất cả, coi như là một cách ôn lại kiến thức đã học.
  • Fulltest: vào mỗi cuối tuần mình dành thời gian làm các bài fulltest như Highly Recommended - Must Try với phổ điểm trong khoảng 70 - 75%. Ở các bài Fulltest này, mình cố gắng sắp xếp đủ 3h50 giống bài thi thật để làm quen với áp lực và không bị bỡ ngỡ. Hơn nữa, mình cũng canh thời gian làm để tránh tình trạng phân bổ không đồng đều, đâu đó tầm 70 - 70 - 80 phút cho mỗi 60 câu.
  • Gap review - Fulltest gap review: Sau các bài Fulltest, mình đều dành phần lớn thời gian trong tuần để review lại kết quả, kiểm tra lại các chỗ kiến thức còn sót để fill gaps
  • Trong giai đoạn này, mình cũng bắt đầu hoàn thành hồ sơ và nhờ sự hỗ trợ của Atoha, quá trình làm hồ sơ diễn ra rất nhanh gọn và mình nhanh chóng đặt lịch thi để đảm bảo thực hiện đúng tiến độ đề ra. Hơn nữa, khi đặt lịch và xuống tiền, bạn sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục bước lên phía trước đâu.

1 tháng trước khi thi

Ở giai đoạn nước rút này, mình dành toàn bộ thời gian vào các phần nội dung sau

- Super Plus: ở phần này, mình sắp xếp thành những gói 60 câu với mục tiêu 50 phút làm bài - 10 phút review và đánh dấu tối đa là 10 câu. Việc này giúp mình dễ kiểm soát thời lượng làm như khi đi thi thật cũng như đo lường hiệu quả của từng gói, cũng như đảm bảo có thời gian dự phòng khi thực tế khó khăn hơn lúc làm ở nhà. Sau khi hoàn thành hết toàn bộ các câu hỏi, mình review lại hết, ghi chú lại các câu sai, câu đúng nhưng không chắc chắn và những câu chưa hiểu để kiểm tra với giảng viên. Ở vòng cuối cùng, mình review lại toàn bộ một lần nữa để đảm bảo rằng mình có thể tự phân tích lại ngữ cảnh của câu hỏi - lý do tại sao lại đưa ra quyết định ấy. Việc này nhằm giúp mình hiểu được cách phân tích tình huống, mindset của PMI trong các tình huống đó để có thể áp dụng vào bài thi thật.

- Đề Great: tương tự ở trên, mỗi cuối tuần mình đều dành thời gian làm các bài Fulltest Great với việc canh giờ đúng với thực tế, phân chia thời gian để tập làm quen với áp lực. Ở các đề này, kết quả mình đạt được tầm 72% trở lên ở lần đầu tiên.

Super Plus và Great là hai phần nội dung cực kì xịn của Atoha, nó giúp bạn làm quen với nội dung thi, hiểu cách tư duy người ra đề cũng như cách phân tích tình huống. Sau các bài Must Try, thì đây là các bài Super must try mà các bạn nên làm qua.

- Knowledge Review: song song với việc làm đề, mình cũng ôn lại các phần nội dung liên quan đến Slide bài học để tóm gọn lại các key gaps mà mình chưa thấm được hết như TCPI - Change Framework - Motivational Framework, etc. để tránh mình không sót phần nào. Ngoài ra, các bài viết trên Atoha như PMI Gaps, Agile Gaps cũng là một nguồn học liệu ôn luyện rất hữu ích, kết hợp cùng với mind map chuẩn bị ở trên cùng với sự hỗ trợ của giảng viên bên Atoha thì mình đủ tự tin với lượng kiến thức có được để an tâm đi thi.

Hai ngày cuối cùng, mình tranh thủ ghé qua trung tâm thi để biết đường, rồi đóng sách vở thư giãn đầu óc để đảm bảo không mệt mỏi quá vào ngày thi.

Kĩ năng nên luyện tập

Để đảm bảo có được kết quả tốt, có một số kĩ năng bạn nên rèn luyện trong quá trình học - làm bài tập - làm đề:

  • Kĩ năng đọc và nắm bắt các từ quan trọng, ý chính từ phần nội dung học cũng như câu hỏi. Nó sẽ giúp bạn dễ dàng nhận ra yêu cầu thay vì phải đọc hết nguyên một đoạn chữ dài hoặc phải dịch ra.
  • Kĩ năng phân tích tình huống để phát hiện ra Process - Knowledge area.
  • Tư duy chủ động - growth mindset sẽ là một tư duy mà bạn cần có để vượt qua kì thi cũng như cá nhân mình nghĩ sẽ rất hữu ích cho công việc sau này của bạn.
  • Tập trung để có thể đối mặt với gần 4 tiếng thi cử áp lực.

Kết luận

Thật ra, sau một hành trình nửa năm với PMP®, mình nghĩ PMP® không phải là một ngọn núi quá khó để chinh phục, nhất là bạn có Atoha cùng đồng hành với bạn từ lúc ở chân núi, đến lúc “học” để leo núi, lúc làm hồ sơ hay lúc trèo lên đỉnh với bài thi 4 tiếng. Trong suốt quá trình đó, mình thấy Atoha luôn hỗ trợ hết mình với các gợi ý, các nhóm học cũng như giải đáp thắc mắc từ các thầy cô, các bạn nhân viên Atoha để đảm bảo rằng bạn có thể chinh phục đỉnh PMP®. Việc còn lại của bạn là cam kết thực hiện chuyến hành trình mà bạn bước chân lên. Một khi bạn cam kết, mình nghĩ cuối cùng bạn cũng sẽ làm được thôi. Ngoài ra, một lời khuyên nhỏ mình muốn gửi đến các bạn, là hãy tranh thủ 3.5 tháng học và tầm 1 - 1.5 tháng sau đó để đăng kí thi sớm. Bạn để càng lâu, động lực để lên đến đỉnh núi sẽ càng khó khăn đó. Chúc bạn may mắn với chuyến tàu PMP® mà bạn đang muốn đặt vé bước lên.

 

Ngô Hoàng Nhật Minh, PMP®

 

Xem thêm

MỌI KIẾN THỨC VỀ PMP®

MỌI CHUẨN BỊ CHO PMP®

PMP® GUIDE - HƯỚNG DẪN LUYỆN THI PASS PMP ON THE FIRST TRY TOÀN DIỆN


Cũ hơn Mới hơn


Thông tin liên hệ

Thông tin chuyển khoản
Công ty Cổ phần ATOHA. Ngân hàng Á Châu (ACB). Số tài khoản: 6868 2468, PGD Tân Sơn Nhì, TPHCM.
Đăng ký khóa học
Chọn khóa học phù hợp bằng cách điền thông tin như link bên dưới. Tư vấn viên Atoha sẽ liên hệ anh/chị ngay.
Câu hỏi thường gặp

“Có. Atoha sẽ có chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo dành cho học viên và cung cấp 35 giờ đào tạo bắt buộc (1 trong 3 điều kiện thi lấy chứng chỉ PMP quốc tế)."

“Cả 2. Tài liệu có thể là tiếng Anh hoặc tiếng Việt tùy vào lớp. Atoha có thể đào tạo bằng cả tiếng Anh hoặc tiếng Việt."

“Chưa bao gồm. Học viên sẽ cần đóng phí thi trực tiếp cho viện PMI nếu muốn đăng ký thi, phí thi tham khảo như sau: 389 USD/non-member và 393 USD/member (trong đó phí thành viên PMI là 99 USD, phí admin là 10 USD, phí thi PMP là 284 USD). Chi phí này dành cho một số khu vực, trong đó có Việt Nam. Tham khảo thêm tại: www.pmi.org"

Liên hệ ngay với Atoha để được tư vấn về chương trình phù hợp