LESSON LEARNED SHARING - Hồ Thế Nam (PMPPRO13)
Xin chào anh chị em, mình là Hồ Thế Nam, học viên lớp PMPPRO13. Mình vừa hoàn thành mục tiêu Pass PMP max score 3 Above Target vào ngày 01/11/2021 sau 1 thời gian ôn luyện dưới sự hướng dẫn của các thầy tại Atoha. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ thêm với các bạn về quá trình ôn luyện và thi mình đúc kết được.
QUÁ TRÌNH HỌC VÀ ÔN LUYỆN
Mình được biết về chứng chỉ PMP qua một số bạn bè và sau khi tham khảo nhiều nguồn thì mình biết đến Atoha là trung tâm uy tín với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm trong việc đào tạo các chứng chỉ của PMI.
Sau khi đăng ký và bắt đầu học, khoảng thời gian đầu thật sự mình rất ngợp vì lượng kiến thức khá nhiều, nhưng nhờ sự hướng dẫn của các thầy mình đã định hình lại được cách học.
Đầu tiên mình đọc PMP2021 (tài liệu luyện thi bản quyền chính thức của PMI, với tên gọi đầy đủ là PMI® Authorized PMP® Exam Prep) thì thấy khá khó hiểu, do các Knowledge Area (KA) và Process được phân ra ở các Topic theo chủ đề của Lesson. Vì vậy mình quyết định thực hiện theo hướng dẫn PMP GUIDE 2021 là đọc slide bài giảng Atoha PMP 2020 trước để nắm được từng KA và Process, đồng thời làm bài tập theo từng KA để củng cố kiến thức cho mỗi buổi học.
Sau khi đã hiểu các KA thì mình bắt đầu đọc PMP 2021 để có được cái nhìn tổng quan hơn về việc kết hợp các kiến thức của 49 Processes và 10 KA vào việc quản lý dự án. Trong quá trình đọc PMP 2021, mình kết hợp với nghe lại bài giảng của thầy Châu kèm làm Mastery Builders (nguồn test độc quyền PMI phù hợp với tài liệu PMP2021) để hiểu rõ hơn.
Do khá bận rộn công việc nên mình chỉ đọc slides bài giảng của Atoha và slides PMP2021 của PMI, còn PMBOK6th, Rita và Agile Practice Guide chưa có thời quan xem qua, chủ yếu trong quá trình Fill Gaps thì đọc lại kỹ ở PMBOK6th.
Khi đã làm xong phần Mastery Builder là mình bắt đầu chuẩn bị thực hiện các bài Minitest. Kiến thức về Agile khiến mình lo lắng nhất vì chưa tìm hiểu kỹ. Tuy nhiên, sau khi xem 2 bài giảng về Agile & Scrum in a nutshell của thầy Châu thì thật sự thấy rất hữu ích và rất hay. Chỉ cần 2 bài giảng mà mình có thể nắm được các kiến thức cũng như hiểu hơn về Agile và có thể tiết kiệm được thời gian đọc sách.
Về phần luyện đề thì mình chỉ còn 11 ngày để bắt đầu từ Minitest.
- Ngày đầu tiên mình làm được 2 bài minitest: PMP Lite Mock Exam 1, 2 và Review & Fill Gaps (RFG) thật kỹ.
- Ngày 2 - 3 bắt đầu làm đề Fulltest Prep 01, tiếp tục RFG và đọc PMI Gaps, Agile Gaps, Mọi kiến thức PMP.
- Ngày 4-5 bắt đầu làm đề 10a và RFG.
- Ngày 6-7 bắt đầu làm đề PMP Cloned 10d. Đề 10d này mình quyết định làm kiểu open-book để tiết kiệm thời gian cho việc Fill Gaps. Đọc lại ba bài viết PMI Gaps, Agile Gaps, Mọi kiến thức PMP.
- Ngày 8-9 bắt đầu làm đề PMP Cloned 10e và Fill Gaps thật kỹ.
- Ngày 10 bắt đầu làm các đề SUPER từ 108-110 và đọc SUPER Plus.
Do không có thời gian nhiều để làm nhiều đề nên mình xác định từ đầu là phải Fill Gaps thật kỹ, đặc biệt ở các đề Fulltest như 10a, 10d, 10e và các đề Super. Riêng đề Super plus mình chỉ xem qua 30 câu và nhìn sơ qua dạng đề chứ không đọc kỹ. Vì vậy chỉ chú trọng vào Fill Gaps những đề SUPER đã có giải thích cụ thể để nắm vững Mindset của PMI.
QUÁ TRÌNH THI
Ngày thi thì thả lỏng, nghỉ ngơi và đọc lại PMI Gaps, Agile Gaps, Mọi kiến thức PMP một lần nữa.
Mình lựa chọn hình thức thi Online và trong quá trình thi thì mình gặp khá nhiều trục trặc:
- Ban đầu đăng nhập và chụp hình ID theo option 1 của Pearson Vue thì hình rất mờ và phải chụp đi chụp lại rất nhiều lần nhưng vẫn không được, cuối cùng phải sử dụng option 3 là tải app của Pearson Vue thì chụp mới rõ được.
- Trong quá trình làm bài mình liên tục bị out ra do phần mềm chạy ngầm (hơn 5 lần). Mặc dù mình đã tắt các phần mềm chạy ngầm và đã test hệ thống trước đó nhiều lần đạt và test lúc vào thi cũng đạt, nhưng trong quá trình thi phần mềm này tự động chạy lại, may mắn là giám thị dễ tính nên mới không bị cancel bài thi => Rút kinh nghiệm nên uninstall các phần mềm thay vì tắt tạm thời.
Về câu hỏi thì không quá dài và nếu nắm được PMI mindset và làm theo Atoha Guide là có thể thực hiện tốt.
Phần cân đối thời gian khá quan trọng, đặc biệt những bạn gặp sự cố out ra liên tục hoặc ban đầu đọc chậm thì nên điều chỉnh lại thời gian làm bài sau mỗi lần break time. Đặc biệt nên tận dụng thời gian break time để bù lại phần thời gian mất này cũng như có thời gian review lại những câu hỏi đã đánh dấu chưa chắc chắn. Trong trường hợp của mình, lúc break time mình chỉ nghỉ vài phút để giải quyết nhu cầu cá nhân và vận động cơ thể một chút liền quay lại làm tiếp để bù phần thời gian bị out ra quá nhiều.
Cuối cùng, mình xin cảm ơn các thầy cô Atoha đã hỗ trợ nhiệt tình trong suốt quá trình học và thi PMP. Mọi người chỉ việc theo hướng dẫn của các thầy cô Atoha thì chắn chắn sẽ Pass PMP Max Score 3AT on the first try nhé!
Tác giả: Hồ Thế Nam, PMP