Lesson learned sharing - Lâm Thu Nguyên (PMI-PBAONLINEPRO7)

Chị Lâm Thu Nguyên vừa thành công chinh phục chứng chỉ PMI-PBA® với kết quả tối đa chỉ trong lần thi đầu tiên. Đây cũng là chứng chỉ thứ 5 trong bộ sưu tập chứng chỉ PMI của chị Nguyên.

Chào mọi người,

Mình xin phép chia sẻ bài học kinh nghiệm sau khi đạt được chứng chỉ PMI Professional in Business Analysis (PMI-PBA)®, hi vọng rằng với các chia sẻ dưới đây, các bạn sẽ có động lực hơn trong việc trong việc chinh phục chứng chỉ PMI-PBA® của mình. 

1. Ra quyết định lựa chọn chứng chỉ BA phù hợp với bản thân

Khác với các bài học kinh nghiệm của các chứng chỉ khác mình từng chia sẻ, đối với chứng chỉ BA, đây là một chứng chỉ khá đặc biệt vì trên thị trường hiện tại có khá nhiều các chứng chỉ để chúng ta lựa chọn, có thể kể đến: 

Nhóm chứng chỉ của IIBA: 

  • IIBA Entry Certificate in Business Analysis (ECBA)
  • IIBA Certification of Competency in Business Analysis (CCBA)
  • IIBA Certified Business Analysis Professional (CBAP)

Chứng chỉ của IREB:  IREB Certified Professional for Requirements Engineering (CPRE)

Cá nhân mình lựa chọn chứng chỉ PMI-PBA® vì (3) lý do chính:  

  • Tầm ảnh hưởng quốc tế: PMI là một tổ chức toàn cầu phục vụ hơn 5 triệu chuyên gia bao gồm khoảng 680.000 thành viên tại 217 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, và chứng chỉ PMI-PBA® được công nhận rộng rãi trên toàn cầu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho bạn trong việc xây dựng sự nghiệp không chỉ ở quốc gia mình mà còn ở nhiều nơi trên thế giới.
  • Sự kết hợp giữa phân tích kinh doanh và quản lý dự án: Chứng chỉ PMI-PBA® không chỉ hướng đến phân tích kinh doanh mà còn tập trung vào quản lý dự án. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về cách phân tích kinh doanh ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình dự án, giúp bạn trở thành một BA chuyên nghiệp toàn diện, có khả năng hiểu và tương tác với các khía cạnh khác nhau của dự án cùng với PM.
  • Khả năng chuyển đổi chứng chỉ & level-up: Nếu bạn đã có các chứng chỉ khác của PMI như PMP® (Project Management Professional), việc thêm PMI-PBA® vào hồ sơ của bạn có thể tạo ra một hồ sơ mạnh mẽ và đa dạng hơn, tăng khả năng cạnh tranh trong việc tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp. Hơn nữa, kiến thức của PMI-PBA®, PMP®, PMI-ACP®,… có thể bổ trợ qua lại tạo lợi thế cạnh tranh cho mình khá nhiều. 

2. Tìm hiểu yêu cầu, khung kiến thức và tài liệu ôn tập

- Đọc kỹ PMI-PBA® Handbook để hiểu rõ yêu cầu, quy trình đăng ký, lịch thi, và quy định của kỳ thi.

- Nắm vững nội dung kiến thức trong bộ đề cương khung kiến thức (PBA® Examination Content Outline) của PMI. Đây sẽ là nền tảng cho việc học tập và ôn tập.

- Các tài liệu “MUST READ” được đề xuất bởi đội ngũ Atoha:

  • BA For Practitioners Practice Guide
  • PMI-PBA® Exam Content Outline
  • The PMI Guide to Business Analysis (2017)

3. Học tập, ôn tập và chuẩn bị hồ sơ thi 

  • Sử dụng tài liệu học như đề xuất của Atoha được đề cập ở (2). Mỗi ngày mình dành khoảng 2-3 tiếng liên tục trong vòng 02 tháng để chuẩn bị cho kỳ thi PMI-PBA®. 
  • Lập lịch học tập hợp lý, tập trung vào việc hiểu rõ các khái niệm, quy trình, và phương pháp trong lĩnh vực phân tích kinh doanh. Từ đó, có thể ứng dụng các kiến thức đã học vào các câu hỏi tình huống vì đa phần câu hỏi từ các chứng chỉ của PMI nói chung và PMI-PBA® nói riêng chủ yếu là các câu hỏi tình huống, rất hiếm các câu hỏi 100% lý thuyết. 
  • Trong thời gian ôn tập, có thể hoàn thành Hồ sơ thi (Application Form) và nộp song song (Atoha sẽ hỗ trợ review hồ sơ).

4. Làm bài tập thử nghiệm:

  • Tìm kiếm, làm các bài tập thử nghiệm mẫu để làm quen với cấu trúc của câu hỏi, đo lường khả năng hiểu và áp dụng kiến thức. Cá nhân mình thấy, việc làm bài tập thử nghiệm và fill gaps đóng vai trò rất lớn trong việc củng cố và ứng dụng lý thuyết vào các câu hỏi tình huống cũng như là tham gia kỳ thi. 
  • Có thể tham khảo khoá PMI-PBA® khai giảng liên tục của Atoha để tận dụng lợi ích từ tất cả nguồn tài liệu cần thiết cho việc luyện thi PMI-PBA® cho đến ngân hàng đề chất lượng, hỗ trợ review,…

5. Tham gia kỳ thi

Vì mọi người đã có kinh nghiệm tham gia các kỳ thi cho chứng chỉ khác của PMI nên mình chỉ tập trung vào các chủ đề thường gặp trong nội dung của đề thi như sau:

  • Rất nhiều các câu hỏi tập trung vào Tracebility Matrix
  • Weight Ranking, có tính toán trong kỳ thi 
  • Change Management Tools
  • Change Control Process

→  Như mình đề cập ở trên đa phần các câu hỏi là câu hỏi tình huống, cần nắm rất rõ mindset, kiến thức, công cụ và kỹ thuật để từ đó mình có thể ứng dụng và giải quyết các câu hỏi tình huống.

Với chia sẻ nhỏ trên, hy vọng rằng sẽ cung cấp được cho các bạn một vài thông tin để chuẩn bị cho kỳ thi. Chúc bạn thành công! 


Lâm Thu Nguyên

(PfMP®, PgMP®, PMP®, PMI-ACP®, PMI-PBA®, PSPO II™, PSM II™, SPS, PAL I, PMI-ATP Instructor (PMP)®)

 

LUYỆN THI PMI-PBA ONLINE

Lịch Khai Giảng Atoha

Mẫu Template chuẩn bị hồ sơ thi PMI-PBA

Trainer Lâm Thu Nguyên - Thành công đến từ tâm thế không dừng lại


Cũ hơn Mới hơn


Thông tin liên hệ

Thông tin chuyển khoản
Công ty Cổ phần ATOHA. Ngân hàng Á Châu (ACB). Số tài khoản: 6868 2468, PGD Tân Sơn Nhì, TPHCM.
Đăng ký khóa học
Chọn khóa học phù hợp bằng cách điền thông tin như link bên dưới. Tư vấn viên Atoha sẽ liên hệ anh/chị ngay.
Câu hỏi thường gặp

“Có. Atoha sẽ có chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo dành cho học viên và cung cấp 35 giờ đào tạo bắt buộc (1 trong 3 điều kiện thi lấy chứng chỉ PMP quốc tế)."

“Cả 2. Tài liệu có thể là tiếng Anh hoặc tiếng Việt tùy vào lớp. Atoha có thể đào tạo bằng cả tiếng Anh hoặc tiếng Việt."

“Chưa bao gồm. Học viên sẽ cần đóng phí thi trực tiếp cho viện PMI nếu muốn đăng ký thi, phí thi tham khảo như sau: 389 USD/non-member và 393 USD/member (trong đó phí thành viên PMI là 99 USD, phí admin là 10 USD, phí thi PMP là 284 USD). Chi phí này dành cho một số khu vực, trong đó có Việt Nam. Tham khảo thêm tại: www.pmi.org"

Liên hệ ngay với Atoha để được tư vấn về chương trình phù hợp