Lesson Learned Sharing - Nguyễn Hồng Hà (PMPONLINEPRO4)

Mình là Nguyễn Hồng Hà, học viên PMPONLINEPRO4 của Atoha. Mình vừa nhận tin vui Pass PMP ngày 28/12/2020 vừa qua. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ thêm với các bạn về quá trình 04 tháng học thi và kinh nghiệm thi Pass do bản thân đúc kết.

Trong quá trình làm việc, Hà có cơ hội được tham gia quản lý các dự án lớn trong ngành dầu khí. Và rồi đam mê dẫn lối, mình đặt mục tiêu rõ ràng career path cho bản thân là automation engineer. Mình luôn cố gắng thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trong dự án ở các lĩnh vực procurement, project control, marketing. Bên cạnh đó, mình cũng chú ý tìm kiếm thêm cơ hội để rèn dũa và tiếp cận thêm lĩnh vực mới trong dự án nếu có thể như bidding các dự án lớn, cost estimation, qualification & exception. Sau khi lấy được MBA của Columbia Southern University – CSU (trong 21 tháng từ 08/2017 đến 05/2019), mình xác định thêm một mục tiêu mới - chinh phục chứng chỉ Quản lý dự án chuyên nghiệp PMP năm 2020.

Hoàng Thành, một bạn đồng nghiệp cũ, đã giới thiệu mình đến với Viện Quản lý dự án Atoha và thực sự đây là 1 lựa chọn đúng đắn. Ở Atoha có đủ mọi thứ cần bổ sung cho 1 người vừa đi học vừa đi làm như mình. Mình đăng ký học vào tháng 08/2020 và chính thức Pass PMP vào 28/12/2020, quá trình chi tiết ra sao thì các bạn tiếp tục đọc nhé.

 

 Tháng 8/2020

Tâm trạng rất háo hức nên khi học online những buổi đầu, mình tham gia đầy đủ. Nhưng chỉ được 2 tuần là dồn dập việc phát sinh. Dù Atoha có dặn dò rằng phải lập 1 dự án nhỏ để hoàn thành việc học và đồng nghiệp có kinh nghiệm pass PMP cũng nhắc nhở chuyên tâm dành ít nhất một ngày 2-4 tiếng nếu có thể. Nhưng việc dự án cứ cuốn đi, vậy là mình bỏ tham gia buổi học ở tuần thứ 3, sau đó thì liền tù tì bỏ luôn đến hết buổi thứ 14. Sau việc này mình cũng có thêm bài học kinh nghiệm là không được để bản thân thoải mái quá, dễ dàng từ bỏ kế hoạch đã đặt ra.


 Tháng 9/2020

Mình gần như quên đi kế hoạch học và lấy PMP. Việc dự án phát sinh, việc gia đình chồng chéo cuốn hết quỹ thời gian, bên cạnh cũng không có ai nhắc nhở động viên học hành. Biết trước việc này, mình đã rủ 1 đồng nghiệp cùng đăng ký học ở Atoha, để được ưu đãi học phí và nhắc nhở nhau cùng tiến. Nhưng mọi thứ vẫn trì trệ không hề khá hơn, do đồng đội cũng lười như mình, cũng bận việc như mình (nên mọi người rút kinh nghiệm chọn đồng đội cho khéo). Hầu như việc học trong giai đoạn này mình tạm gác lại.


 Tháng 10-11/2020

Tình hình không có gì khá hơn tháng 09/2020. Nhưng vì các bạn hỗ trợ bên Atoha rất nhiệt tình, hỏi đâu đáp đó nên mình không ngại đưa ra các yêu cầu để hỗ trợ. Mình có lời khuyên là mọi người nếu bận khi tham gia online, thì có thể nghe lại video ngay ngày hôm sau để không quên kiến thức và vẫn duy trì tiến độ học. Đây cũng là lợi thế của hình thức học online so với học truyền thống mà mình rất thích.

 

 Tháng 12/2020

Giai đoạn gay cấn đã tới. Xác định quá trình 4 tháng qua chưa tự tin với kiến thức đã tiếp thu, mình thông báo với Atoha bỏ cuộc hẳn, để sang năm 2021 thi đề mới luôn. Nhưng đội ngũ trainer Atoha vẫn luôn tin ở khả năng của mình và luôn cỗ vũ mình cố gắng thi trong năm nay vì sang năm đề sẽ khó hơn. Thầy Châu, thầy Gấu Mèo động viên rất nhiều khiến quyết tâm mình tăng lên cao độ và đặt ra thử thách cho bản thân: chốt ngày thi PMP chính thức là ngày 28/12/2020. Như vậy đồng nghĩa mình chỉ có còn đúng 27 ngày đêm chiến đấu. Vì đây là giai đoạn chạy nước rút, nên mình set up kế hoạch học chi tiết cho từng tuần, chứ không phải cho từng tháng như trước nữa. Cuộc chiến này, Hà buộc phải thắng!

Tuần 1 tháng 12/2020:

Lúc đầu chưa quen nên Hà target phải đọc hết 1 lượt của Rita và PMBOK. Xong mới phát hiện ra đây là nhiệm vụ bất khả thi nên mình set lại kế hoạch 2 tuần, mỗi ngày 1 chương (total 10 chương). Mình sẽ nghe video buổi học trước, rồi đọc Rita, chỗ nào cần hiểu thêm thì đọc PMBOK. Vừa đọc, mình vừa làm bài tập của chương đó, làm xong thì RFGs luôn.

Khi làm RFGs thì nên theo thứ tự ngược lại ví dụ làm bài tập câu 1 đến 38 thì khi RFGs ngược lại từ câu 38 trở lại 1, vì lúc đó trong đầu còn nhớ nhiều về ngữ cảnh của câu hỏi hơn. Áp dụng LIFO – last in first out.

Mọi thứ diễn tiến trong kiểm soát, nhưng phải dậy thật sớm lúc 3h30 để tập trung đọc hiểu mà không ai làm phiền. Video thì mình có thể nghe bất kỳ lúc nào rỗi. Và phương tiện gắn liền 2 tuần này là ipad. Ứng dụng hỗ trợ là Onenote, đọc nghe gì ko hiểu là mình ngay lập tức note vào Onenote, theo từng chương;  để đến giờ học 3h30 sáng hằng ngày tiếp tục thì lôi ra tìm hiểu kỹ.

Tuần 2 tháng 12/2020:

Mình hoàn thành nhiệm vụ: đọc toàn bộ 10 Chương. Lưu ý là Atoha support hết cỡ nhé. Nếu Bạn có ý định đọc gì, nghiên cứu tài liệu nào cần trao đổi với Atoha để chắc chắn rằng mình đi đúng đính hướng, vì thời gian không còn nhiều, lệch hướng là coi như thất bại. Cuối cùng mình hoàn thành xuất sắc 2 tuần này đúng kế hoạch đọc hết Rita, hiểu kỹ, và tìm hiểu PMBOK nếu còn lăn tăn. Rita vẫn ưu tiên số 1 dễ hiểu hơn. Nhưng ưu tiên tối thượng vẫn là tập trung nghe và hiểu video của Atoha, rất chất lượng. Lúc nghe video mình cứ thầm trách bản thân tại sao không theo dõi từ đầu, để đến bây giờ bội thực kiến thức. Tiếc nuối giờ cũng muộn, mình xác định cần gác lại cảm xúc để tập trung để nhìn về phía trước thôi.

Tuần 3 tháng 12/2020:

Mình bắt đầu làm đề thi thử và bắt đầu luyện bộ óc tập trung 1-2h liên tục. Dù khi làm việc mình cũng có thói quen tập trung 2-3h liên tục khi đọc sửa hợp đồng. Nhưng khi làm bài tập thì hoàn toàn khác, không theo mạch câu chuyện, không theo mảng miếng và random 10 Knowledege Area và nhiều ngữ cảnh thay đổi liên tục nên cách duy nhất là luyện, luyện tập trung 1-2hour, sau đó là 2-3h rồi thì 3-4h.

Tuần 4 tháng 12/2020:

Chính xác là ngày 21 đến ngày 28/12/2020. Lúc này mình bắt đầu làm đề Fulltest, RFGs thật kỹ và theo kinh nghiệm đã hướng dẫn của Atoha, review câu sai trước, câu 50-50 sau. Kinh nghiệm để rút ngắn thời gian là LIFO như nói trên (Last In First Out). Và hãy dùng Onenote để tự note ra những cái mình sai, khi đó thì bạn có thể review lại bất kỳ lúc nào chỉ cần có smartphone, lúc đi xe, lúc café, lúc trước khi đi ngủ, mọi lúc mọi nơi.

Những ngày cuối cùng:

Mình luyện các đề SUPER, đọc lại PMI Gaps, đọc lại Onenote. Và đặc biệt quan trọng, mình rất chú ý giữ sức khỏe, chỉ có minh mẫn mới làm được full đề PMP. Hà chọn cách chạy bộ mỗi ngày 3km. Với các bạn sắp thi PMP, Hà khuyên bạn cũng nên chọn môn thể thao nào để duy trì độ tập trung, sức dẻo dai và độ minh mẫn cho PMP.

 

Bài viết này là để cảm ơn Atoha, ko có Atoha chưa chắc Hà đã đạt PMP. Good luck các bạn chuẩn bị thi PMP trong tương lai! Hãy tin ở bản thân và chúng ta sẽ gặt hái thành công!

Tác giả: Nguyễn Hồng Hà



Thành tích của anh Nguyễn Hồng Hà

Khoá luyện thi chứng chỉ PMP 

Lịch khai giảng các khóa học tại Atoha

Mọi kiến thức về PMP

Mọi chuẩn bị cho PMP

PMP2021, PMBOK7 và những lầm tưởng đối với kì thi PMP



Cũ hơn Mới hơn


Thông tin liên hệ

Thông tin chuyển khoản
Công ty Cổ phần ATOHA. Ngân hàng Á Châu (ACB). Số tài khoản: 6868 2468, PGD Tân Sơn Nhì, TPHCM.
Đăng ký khóa học
Chọn khóa học phù hợp bằng cách điền thông tin như link bên dưới. Tư vấn viên Atoha sẽ liên hệ anh/chị ngay.
Câu hỏi thường gặp

“Có. Atoha sẽ có chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo dành cho học viên và cung cấp 35 giờ đào tạo bắt buộc (1 trong 3 điều kiện thi lấy chứng chỉ PMP quốc tế)."

“Cả 2. Tài liệu có thể là tiếng Anh hoặc tiếng Việt tùy vào lớp. Atoha có thể đào tạo bằng cả tiếng Anh hoặc tiếng Việt."

“Chưa bao gồm. Học viên sẽ cần đóng phí thi trực tiếp cho viện PMI nếu muốn đăng ký thi, phí thi tham khảo như sau: 389 USD/non-member và 393 USD/member (trong đó phí thành viên PMI là 99 USD, phí admin là 10 USD, phí thi PMP là 284 USD). Chi phí này dành cho một số khu vực, trong đó có Việt Nam. Tham khảo thêm tại: www.pmi.org"

Liên hệ ngay với Atoha để được tư vấn về chương trình phù hợp