Đo lường mang tính chất quan trọng trong công việc dự án nhưng hãy cẩn thận với bẫy.

Bài viết gốc: Measuring is Important for Project Work, but Beware of the Traps by Laurent Thomas, PMBOK® Guide-Seventh Edition Development Team member

(Từ Blog chuyên đề The Critical Path Blog của Marjorie Anderson, Kimberly Whitby, Laura Schofield)

Đo lường mang tính cần thiết cho mọi dự án, và đo lường được thực hiện đúng sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích. Tuy nhiên, chúng ta không nên quên rằng các biện pháp không phải là mục đích cuối cùng của một dự án; nhưng là một phương tiện để đạt được mục tiêu quan trọng hơn nhiều đó là: mang lại giá trị kinh doanh.

Với tư cách người lãnh đạo dự án, chúng ta phải hiểu chúng ta đang ở đâu và đưa ra các quyết định để giữ cho công việc dự án đi đúng hướng (với sự giúp đỡ của các bên liên quan). Các đo lường, thường là các con số, là cách thông thường để xác định tình trạng hiện tại của dự án và truyền thông chúng, và dựa vào đó để làm cơ sở cho các cuộc thảo luận và quyết định. Thật không may, các con số có thể là giả. Cạm bẫy trong việc lựa chọn các thông số đo lường phù hợp, sai sót trong việc phân tích chúng, giải thích sai khi truyền thông các con số có thể dẫn đến các quyết định kém tối ưu.

Thiên kiến nhận thức (Cognitive biases), áp dụng sai số liệu thống kê, gian lận hoặc đơn giản là không biết gì (vô minh) đều là những cản trở đối với lợi ích trong việc sử dụng các biện pháp đo lường. Tìm kiếm các số liệu phù hợp, có cách đo lường phù hợp, biết phân tích, hiểu và giải thích sự sai khác của chúng và cuối cùng là truyền thông các số liệu đòi hỏi một bộ kỹ năng mà mỗi nhóm dự án phải có.

Phải có sự thỏa thuận giữa nhóm dự án và các nhà lãnh đạo tổ chức hoặc bộ phận quản trị liên quan về các số liệu và phép đo phù hợp. Nhưng cũng quan trọng không kém là việc xem xét ai sẽ sử dụng các số liệu đo lường này. Xem xét về tốc độ (velocity): số liệu này là một thước đo nội bộ nhóm để giúp nhóm xem xét các cách để cải thiện hiệu suất của họ; nhưng số liệu này không nhằm chia sẻ với các bên liên quan bên ngoài. 

Cho dù là thu thập, phân tích hoặc truyền thông các số liệu, thì đo lường được coi là một kỹ năng cần qua đào tạo. Mỗi thành viên trong nhóm dự án và các bên liên quan có nghĩa vụ phải biết cách xử lý các con số. Nhưng một điều cần lưu ý là phép đo lường có thể không nhất thiết là một con số. Ví dụ, sử dụng chữ cái thay vì con số để chọn câu trả lời trong khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng sẽ cho thấy rõ hơn rằng trung bình cộng là một số liệu vô nghĩa trong tổng hợp các câu trả lời.

Là người lãnh đạo dự án, một trong những (rất nhiều) trách nhiệm của chúng ta là đánh giá chính xác tình huống dựa trên các quan sát và diễn giải theo hướng không thiên vị, trình bày nó theo cách không lập lờ và giúp nhóm đưa ra quyết định đúng dựa trên phân tích hợp lý. Điều này không phải là một việc đơn giản! Để đạt được sự hiểu biết đáng tin cậy về tình trạng của dự án hoặc tạo điều kiện cho việc ra quyết định, các thành viên nhóm dự án và các nhà lãnh đạo dự án phải cải thiện khả năng nắm bắt hậu quả về những thành kiến trong nhận thức của con người (cognitive biases) và kỹ năng thống kê hạn chế. Chúng ta nên có kiến thức và khả năng để điều hướng sự phức tạp của sự khủng hoảng số liệu. Chẳng hạn, việc làm chủ sự khác biệt giữa quan hệ nhân quả (causation) và tương quan (correlation), hay nhận diện sự xuất hiện của nghịch lý Simpson trong bộ dữ liệu dự án. Ý nghĩa của trị số P chắc chắn sẽ giúp các dự án trong việc dự báo mức độ mong đợi về chất lượng của dự án trong đợt phát hành tiếp theo (release).

Đo lường là cần thiết cho mọi dự án, và đo lường được thực hiện đúng sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích. Tuy nhiên, chúng ta không nên quên rằng các biện pháp đo lường không phải là mục đích cuối cùng của một dự án; mà là một phương tiện để đạt được mục tiêu quan trọng hơn nhiều đó là: mang lại giá trị kinh doanh (business value).

Các biện pháp diễn dịch số liệu chính xác là một kỹ năng thiết yếu để hiểu các yếu tố của công việc dự án và có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả cuối cùng của dự án. Kỹ năng này phải và có thể học được. Điều quan trọng là phải biết những gì cần đo, khi nào cần đo, và làm thế nào để giải thích và trình bày số liệu đo lường mà không trở thành con mồi cho những định kiến nhận thức dẫn đến sự bóp méo hoặc giải thích phi logic.

Do đó, tôi tin rằng đo lường nên được coi là một trong những Miền Hiệu Suất (Performance Domain) mang lại thành công cho bất kỳ dự án nào. Và tôi rất mong các nhà lãnh đạo dự án nắm vững các số liệu thống kê cơ bản và nhận thức được sự sai lệch não bộ của con người chúng ta (so với sự hợp lý). Bằng cách thức như vậy, chúng ta sẽ dựa vào tình trạng dự án đúng đắn để giúp các dự án của chúng ta đạt được mục tiêu và tạo ra giá trị kinh doanh như dự kiến.


Xem thêm

MỌI KIẾN THỨC VỀ PMP

TỔNG HỢP cập nhật PMBOK® 7th Edition



Cũ hơn Mới hơn


Thông tin liên hệ

Thông tin chuyển khoản
Công ty Cổ phần ATOHA. Ngân hàng Á Châu (ACB). Số tài khoản: 6868 2468, PGD Tân Sơn Nhì, TPHCM.
Đăng ký khóa học
Chọn khóa học phù hợp bằng cách điền thông tin như link bên dưới. Tư vấn viên Atoha sẽ liên hệ anh/chị ngay.
Câu hỏi thường gặp

“Có. Atoha sẽ có chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo dành cho học viên và cung cấp 35 giờ đào tạo bắt buộc (1 trong 3 điều kiện thi lấy chứng chỉ PMP quốc tế)."

“Cả 2. Tài liệu có thể là tiếng Anh hoặc tiếng Việt tùy vào lớp. Atoha có thể đào tạo bằng cả tiếng Anh hoặc tiếng Việt."

“Chưa bao gồm. Học viên sẽ cần đóng phí thi trực tiếp cho viện PMI nếu muốn đăng ký thi, phí thi tham khảo như sau: 389 USD/non-member và 393 USD/member (trong đó phí thành viên PMI là 99 USD, phí admin là 10 USD, phí thi PMP là 284 USD). Chi phí này dành cho một số khu vực, trong đó có Việt Nam. Tham khảo thêm tại: www.pmi.org"

Liên hệ ngay với Atoha để được tư vấn về chương trình phù hợp