Lesson Learned Sharing - Lê Nguyễn Thùy Dương (PMPPRO22)

Xin chào mọi người, mình là Lê Nguyễn Thùy Dương, học viên lớp PMPPRO22. Mình vừa nhận tin vui Pass PMP MAX SCORE 3 Above Target ngày 07/12/2022. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ thêm với các bạn về quá trình ôn luyện và kinh nghiệm thi Pass do bản thân đúc kết.

Xin chào mọi người, mình là Lê Nguyễn Thùy Dương, học viên lớp PMPPRO22. Mình vừa nhận tin vui Pass PMP MAX SCORE 3 Above Target ngày 07/12/2022. 

Như các chứng chỉ quốc tế khác, mình thấy việc học cần rất nhiều sự kiên trì, kỷ luật và kế hoạch. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ thêm với các bạn về quá trình ôn luyện và kinh nghiệm thi Pass do bản thân đúc kết.

Background của mình? Mình đang đảm nhiệm vị trí Product Owner, tuy nhiên trong quá trình làm việc mình kiêm cả những công việc Project Management, có cơ hội làm việc cả Predictive và Agile nhưng team size khá nhỏ. Mình bắt đầu học PMP vào tháng 7 và thi vào tháng 12 (mình cố tình chọn thời điểm này vì công ty mình thường chốt năm ở cuối tháng 11).

Quá trình học 

- Lựa chọn người đồng hành: Mình biết đến PMP thông qua chị gái mình, người cũng chọn Atoha Institute đồng hành khi lấy PMP 3 năm trước. Và mình hoàn toàn hài lòng vì nguồn tài nguyên học dồi dào, Trainer và trung tâm hỗ trợ tận răng từ việc học đến chuẩn bị hồ sơ thi. Nhiệm vụ của mình chỉ là chăm học nhất có thể để tận dụng những gì được trang bị. Có Atoha đồng hành nên mình được tiếp cận các bộ đề full (180 - 200 câu) và các tài liệu cần thiết khác. Cách mọi người duy trì việc gửi câu hỏi mỗi ngày cũng giúp ích rất nhiều cho việc recall thông tin đã học. Mình tuân thủ hầu như mọi hướng dẫn quan trọng của trung tâm như việc làm và học kỹ các đề quan trọng như các đề PMI CLONED 10f, 10g, 10h, SUPER PLUS và dành rất nhiều thời gian cho việc RFG (Review & Fill Gaps). Mình tận dụng hầu hết các tài liệu của Atoha, từ các sách chính như PMBOK, Agile, Rita, PMP Exam Prep đến các bài PMI Gap và Agile Gap hay quyển Scrum Guide. 

- Có kế hoạch học và cách học rõ ràng nhưng cũng phải cần review và điều chỉnh kịp thời: Sớm xác định ngày thi cũng như chuẩn bị hồ sơ thi cũng sẽ giúp cho bạn có kế hoạch học phù hợp. Như mình từ lúc học đến thi là khoảng 5 tháng, trong vòng 2.5 tháng đầu, mình dự định sẽ học theo PMP Exam Prep. Sau đó mình thay đổi 1 chút, mình tập trung thời gian tự học vào lý thuyết bằng cách đọc trước và soạn bài các chương trong Rita và Agile (theo 49 processes và lý thuyết Agile), có những tuần lớp nghỉ nhưng mình vẫn đọc sách và soạn bài. Sau đó dành thời gian cho việc làm minitest nên mình làm được khá nhiều minitest. 

- Ngoài những tài liệu chính mà đa phần mọi người tiếp cận, thì mình xem thêm cả video bài giảng cũ của thầy Châu, đọc thêm rất nhiều lesson learned từ Việt Nam, nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm học và thi từ mọi người, từ đó điều chỉnh lại cách học của mình. Như mình được chị gái hướng dẫn cho cách đọc sách và soạn slide mà lúc trước học lớp thầy Châu áp dụng, giúp mình có thể dễ tổng hợp kiến thức đã đọc, nhớ lâu hơn, khi lên lớp thì nghe thầy giảng và fill gap vào chính slide đã soạn. Mình cũng học từ vài lesson learned về cách đọc đề (ví dụ có thể đọc câu trả lời trước để loại trừ câu sai), hay cách tổ chức file fill gaps (Mình làm 1 file Excel và để nội dung kèm thêm category).

Quá trình ôn luyện

- Thời điểm mình ôn thi khi làm rất nhiều đề thì nhận ra những lỗ hổng lớn về lý thuyết. Vì vậy lúc này mình sẽ dành thời gian đọc lại lý thuyết trước khi làm test tiếp rồi cứ “hotfix”. Lúc này mình thấy bộ tài liệu PMI Authorized PMP Exam Prep phù hợp để fill gap về lý thuyết theo mindset của đề PMP mới, nên mình quyết định đọc lại bộ slides thật kỹ 1 lần nữa để ôn lại lý thuyết. 

- Practice makes it happen: Mình làm khoảng 70% số bài minitest và fulltest trên hệ thống, mình không có re-test và có nhiều bài làm dạng open book. Các bài không làm open book thì mình sẽ review và fill gap kỹ, rồi trong 1 tháng trước khi thi thì mình đọc lại full bài, ở mỗi câu ngẫm nghĩ lại cách xử lý. Còn khi làm open book mình sẽ dành nhiều thời gian ở mỗi câu để hiểu câu hỏi, hiểu cách vì sao chọn đáp án đó. Sau khi làm bài thi thì mình nhận ra là khi mindset và process xử lý của PMP đã thấm vào đầu thì mình có thể tìm ra đáp án kể cả câu đó chưa xuất hiện trong bộ đề ôn. Ngoài ra thì việc làm test nhiều sẽ giúp mọi người quen với việc tập trung trong 3 - 4 tiếng liên tục.

Quá trình thi

- Mình chọn thi ở ITD đơn giản vì ngày đó ITD có thi buổi sáng, khoảng thời gian mình tập trung tốt nhất. Kinh nghiệm với thi buổi sáng là ngủ đủ giấc, ăn sáng đầy đủ và đi sớm để không phải vì chuyện kẹt xe mà ảnh hưởng tinh thần. Vì vậy mình xin off trước ngày thi 1-2 ngày để tập trung ôn lần cuối và nghỉ ngơi.

- Máy tính lúc đầu xử lý hơi chậm nên bạn kiên nhẫn chờ 1 chút. Bài sẽ được chia làm 3 phần, cứ mỗi 60 câu bạn được review lại (và không được review lại lần nữa nếu đã bấm end review). Cái hay là bạn có thể chọn review hết, review câu flagged, review câu chưa đánh. Vì vậy bạn có thể chia 200 phút thành 3 phần và plan thời gian cho cả làm bài và review.

- Mình thấy 4 tiếng thì mọi người chỉ cần đem theo 1 chai nước (nếu uống được Pocari thì nên đem Pocar là đủ), ai sợ lạnh thì mặc áo dài tay. 

- Đọc thật kỹ đề, lúc làm test ôn mình hay gặp những lỗi sai như không đọc kỹ đáp án, không đọc kỹ là đề hỏi prevent/ should do/ do first, không đọc kỹ tình huống trong đề, hay bị đánh lừa bởi tập trung vào những chi tiết gây rối mà bỏ qua keyword. Khi đọc câu hỏi thì suy nghĩ 1 chút là vấn đề ở đây PM cần giải quyết là area nào. Với đề 180 câu của mình thì tập trung nhiều vào risk, vào việc khi có vấn đề với nhân sự dẫn đến khả năng trễ, không meet goal thì làm gì, không có câu tính toán. 

- Áp dụng mindset và process của PMP chứ đừng áp đặt kinh nghiệm bản thân - đó là điều mình luôn tự nhủ để không bị những cách xử lý trong thực tế của mình (đôi khi không đúng mindset của PMP) ảnh hưởng quá nhiều vào việc chọn đáp án.

Học PMP cần gì

- Kỷ luật và quyết tâm: Mình nhớ thầy Châu có nói trong 1 video bài giảng là tốt nhất nên có khoảng 400h học trước khi thi, điều đó tương đương với khoảng 3 - 4 tiếng học mỗi ngày. Mình duy trì giờ học cố định để tạo thói quen học bài (ví dụ mình thì là 4h - 6h sáng và 8h30 - 10h tối). Mình kết hợp thêm lời khuyên của thầy Hạnh là nên duy trì việc học liên tục, 1 tiếng thôi cũng được, nên ngày nào quá bận thì mình dành ra 1 tiếng.

- Kiên trì: Vì các anh chị em ít sử dụng tiếng Anh trong công việc có lẽ sẽ ngợp với lượng kiến thức nhiều, các câu hỏi tình huống dài trong những bộ đề lên đến 200 câu mà toàn bằng tiếng Anh. Lúc đầu mình cũng vậy, nhưng cứ kiên trì với việc đọc sách, take notes rồi luyện làm đề liên tục, fill gaps thì sẽ đến một ngày, bạn thấy những từ đó thật quen mặt. 

- Sức khỏe: Với những người đi làm mà để vừa học vừa làm thì rất cực, vì vậy đừng quên duy trì 1 sức khỏe để theo đuổi được mục tiêu. 

Chúc tất cả các bạn đều pass PMP Max Score on the first try!

Tác giả: Lê Nguyễn Thùy Dương, PMP®

Xem thêm:

Khoá luyện thi chứng chỉ PMP 

Lịch khai giảng các khóa học tại Atoha

Mọi kiến thức về PMP

Mọi chuẩn bị cho PMP


 


Cũ hơn Mới hơn


Thông tin liên hệ

Thông tin chuyển khoản
Công ty Cổ phần ATOHA. Ngân hàng Á Châu (ACB). Số tài khoản: 6868 2468, PGD Tân Sơn Nhì, TPHCM.
Đăng ký khóa học
Chọn khóa học phù hợp bằng cách điền thông tin như link bên dưới. Tư vấn viên Atoha sẽ liên hệ anh/chị ngay.
Câu hỏi thường gặp

“Có. Atoha sẽ có chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo dành cho học viên và cung cấp 35 giờ đào tạo bắt buộc (1 trong 3 điều kiện thi lấy chứng chỉ PMP quốc tế)."

“Cả 2. Tài liệu có thể là tiếng Anh hoặc tiếng Việt tùy vào lớp. Atoha có thể đào tạo bằng cả tiếng Anh hoặc tiếng Việt."

“Chưa bao gồm. Học viên sẽ cần đóng phí thi trực tiếp cho viện PMI nếu muốn đăng ký thi, phí thi tham khảo như sau: 389 USD/non-member và 393 USD/member (trong đó phí thành viên PMI là 99 USD, phí admin là 10 USD, phí thi PMP là 284 USD). Chi phí này dành cho một số khu vực, trong đó có Việt Nam. Tham khảo thêm tại: www.pmi.org"

Liên hệ ngay với Atoha để được tư vấn về chương trình phù hợp