LESSON LEARNED SHARING - Trần Thanh Phương (PMPPRO12)
Xin chào mọi người, mình là Trần Thanh Phương - học viên PMPPRO12 đã pass PMP 3AT vào ngày 19/08/2021. Nhân niềm vui này, mình sẽ chia sẻ đến những ai có mong muốn đạt được thành tựu giống mình những kinh nghiệm mình tích lũy được trong quá trình học tập, ôn luyện PMP.
ĐIỂM KHÁC BIỆT TẠI ATOHA
Tiêu chí | Atoha | Trung tâm X (xin được giấu tên) |
Chi phí (lớp offline) |
|
|
Tài liệu |
|
|
Phương pháp dạy (cách để đạt được max score 3 Above Target) |
|
|
Giảng viên |
|
|
Sự hỗ trợ |
|
|
Bài tập |
|
|
Lesson learned |
|
|
Hỗ trợ khác |
|
|
CÁCH HỌC
- Nên đăng ký sớm để được giảm chi phí, và có thời gian đọc tài liệu cũng như xem videos đã được chia sẻ (lúc đăng ký xong): slides và videos 2020, slides và videos 2021.
- Cần xác định rằng học PMP cần nhiều thời gian.
- Trong 4 tuần đầu kiến thức khá nhiều, nên cần chuẩn bị kiến thức trước nếu không sẽ bị “ngộp”.
- Lúc học thì cứ follow theo hướng dẫn của giảng viên: làm bài tập chương, đọc bài trước...
- Cố gắng hoàn thành hồ sơ sớm, và đóng tiền sớm để chốt deadline.
- Chú ý về Hybrid, Agile vì PMP 2021 tập trung vào phần này rất nhiều. Khoảng 70% câu hỏi.
- Trước khi làm đề full test đặc biệt 10a, 10d và 10e cần đọc kỹ 2 bài về Gaps: PMI Gaps, Agile Gaps của Atoha. Vì nó chính là PMI mindset!!
- Lúc làm bài cần chú ý RFG đúng cách, tập trung vào chất lượng thay vì số lượng câu hỏi/ đề. Vì đề thi thật câu hỏi khác hoàn toàn các đề ở tool SEW (trừ 1 số câu trong đề SUPER) nhưng mindset thì vẫn như vậy. Nên RFG là cần hiểu về kiến thức cũng như mindset của PMI.
- Làm full test thì dành ra 1 tuần cho chất lượng, ưu tiên làm Prep, 10a, 10d, 10e.
- 2 tuần cuối nên review 10d, 10e và SUPER.
CÁCH THI ONLINE
- Do covid-19 nên chuyển từ thi offline sang online rất dễ, PMI hỗ trợ miễn phí. Chỉ cần chat với supporter và đưa ra bằng chứng tình hình covid (xem trên báo vnexpress phiên bản tiếng Anh rất nhiều).
- Thi online khá tiện, Atoha có cung cấp các bài viết hướng dẫn chi tiết rồi.
- Lúc thi cần chuẩn bị tâm lý để xử lý vấn đề phát sinh. Nói chung là phải tùy cơ ứng biến. Ví dụ:
- Lúc break xong cần chat báo với Proctor hỏi coi có thấy video stream hay chưa rồi hãy start làm tiếp. Tránh bị đánh fail (có người đã bị).
- Proctor không thấy video stream, cần relaunch lại nhiều lần.
- Câu hỏi cứ làm theo mindset đã RFG trước đó là OK.
Tác giả: Trần Thanh Phương
Xem thêm: