Lesson Learned Sharing - Lê Xuân Cường (PMPONLINEPRO22)

Anh Lê Xuân Cường - học viên PMPONLINEPRO22 đã xuất sắc pass PMP max score on the first try vào ngày 29/12/2022. Với những chia sẻ rất chi tiết và tận tình từ kinh nghiệm của anh Cường trong hành trình chinh phục chứng chỉ PMP, Atoha hy vọng các anh/chị học viên sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích về kì thi và có thêm nhiều động lực hơn nữa trong hành trình này. Good things happen when you get involved with Atoha! 

Sau 01 giấc ngủ thật dài thì trưa nay (31/12) mình tỉnh dậy và chợt nhận ra rằng hôm nay thật khác lạ so với mọi ngày, thấy thiếu đi thói quen vốn đã đồng hành với mình suốt 2,5 tháng qua: giải đề của Atoha!!!

Vậy là kể từ hôm nay đã không còn phải nhớ đến việc đang làm tới câu bao nhiêu ở đề nào nữa rồi. Cảm giác thật nhẹ nhõm và cũng rất tự hào khi mình đã chinh phục thành công 01 trong những chứng chỉ quốc tế khó khăn nhất trong hành trình phát triển bản thân. 

Nhìn lại bản thân của 3 tháng trước, khi đó đã dành kha khá thời gian tự đọc PMBOK, Rita,... nhưng càng đọc hóa ra lại càng rối và trở nên hoang mang tột độ khi thử bắt tay vào làm một số đề full test trên mạng. Từ đó, mình đã xác định sẽ phải tìm trung tâm uy tín để hướng dẫn mình cách học và chỉ đường cho mình đạt được PMP nhanh nhất trong năm nay.

Tại sao lại chọn Atoha?

Trước khi đưa ra quyết định mình thường có thói quen collect information trên mạng để phân tích nên đã phân vân giữa 3 trung tâm là F... (học phí dễ chịu nhất), P... (đã học thử và thấy chất lượng giảng dạy ok) và cuối cùng mới là Atoha (vì học phí có nhỉnh hơn chút đỉnh).
Tuy nhiên sau khi xem được bài share về 49 processes trên youtube của Atoha thì mình hoàn toàn bị thuyết phục về cách giải thích dễ hiểu cũng như kiến thức sâu rộng của trainer ở Atoha. Dù chấp nhận đóng học phí cao hơn nhưng mình cho rằng bản thân phải hiểu rõ gốc rễ của các vấn đề thì mới có thể tự tin đi thi và xa hơn là mang kiến thức mình học được để apply vào dự án thực tế.
== > Mình chính thức đóng học phí ở Atoha vào ngày 01/9/2022 (ngay trước kì nghỉ lễ)

Giai đoạn chuẩn bị

Sau khi đóng học phí xong, mình đinh ninh là cứ ngồi nhà chờ tới 18/09 lớp khai giảng và bắt đầu học như ở những trung tâm khác. Hơi bất ngờ khi Atoha đã gửi link hướng dẫn chi tiết và còn suggest mình trong 2 tuần trước khi khóa học khai giảng, nên đọc trước slide bài giảng và đặc biệt nên xem 12 sessions của “PMP2020 On-Demand Course” rất hữu ích cho việc xây dựng kiến thức nền cho Predictive approach. Cá nhân mình đánh giá việc dành ra 2 tuần để xem những video này chính là tiền đề quan trọng giúp mình hiểu được logic của 49 processes và mối quan hệ mật thiết của nó với 03 domains trong ECO mới.

Đọc kĩ các PMI gaps ở trong này để nắm cách làm bài thi.

Giai đoạn tăng tốc

Sau 3 tuần học với giảng viên, mình có cảm giác kiến thức đang được hệ thống hóa một cách bài bản nhưng thực sự vẫn rất thiếu tự tin khi giải đề và cảm giác đang có khoảng cách khá lớn giữa việc làm đề thi thật và kiến thức mình tích lũy hàng tuần == > do đó, mình thực sự cần 1 động lực đủ lớn để thúc đẩy bản thân tiến gần hơn tới mục tiêu chinh phục PMP trong năm 2022. 

Đó là lí do mình quyết định làm hồ sơ và được thầy Châu hỗ trợ review trước khi submit và cuối cùng là đóng tiền chốt ngày thi vào ngày 20/10 để tạo áp lực cho bản thân phải nghiêm túc với mục tiêu đã đề ra.

Và quả thực sau khi có ngày thi chính thức (30/12), bản thân mình thay đổi hoàn toàn cả về tính kỉ luật cũng như sự chủ động trong việc fill gap và gain knowledge mới. Một số lợi ích tiêu biểu sau khi đã đăng kí ngày thi PMP:

  • Được unlock những đề siêu xịn của Atoha (bao gồm Super Plus, 10a, 10f, 10g, 10h…) ==>  giúp mình cảm thấy sát hơn với đề thi thật

  • Nghiêm khắc hơn với bản thân: sẵn sàng từ bỏ những party hoặc kèo đi du lịch vốn chưa được lên plan trước. Trong đầu mình sẽ luôn bị ám ảnh và đếm ngược đến ngày thi nên bất kì activities nào xen ngang cũng đều bị xếp phía dưới và đưa mục tiêu thi PMP lên hàng đầu.

  • Chủ động tìm cách fill gap khi việc giải đề gặp bế tắc: đây chắc chắn sẽ là 1 common concern cho tất cả các bạn khi mới bắt tay vào làm đề full test của Atoha. Đặc biệt phải nói đến đề Super Plus rất sát thi thật, tuy nhiên, phần giải thích đáp án lại quá ngắn gọn và sơ sài, khiến cho mình thường xuyên có cảm giác phải chấp nhận đáp án nhiều hơn là thay đổi mindset của bản thân một cách triệt để. Đó là lí do tại sao có trường hợp cùng 1 câu mình làm đi làm lại 2 - 3 lần mà vẫn trả lời sai do chỉ học thuộc đáp án chứ không thay đổi được mindset của bản thân. Sau khi trăn trở rất nhiều cho vấn đề này, mình đã chủ động làm 2 việc mà theo mình rất có ích cho quá trình fill gap:

- Tìm đến sự giúp đỡ của các trainer: những đáp án nào trong super plus không có giải thích chi tiết nhưng lại đi ngược với mindset của mình thì sẽ chủ động post lên group có các trainer để nhờ sự tư vấn và chỉ mình đọc tài liệu nào để fill gap. Khi áp dụng cách làm này mình mới phát hiện ra đề super plus hóa ra đáp án cũng sai khá nhiều. Tuy nhiên, có 2 hạn chế trong cách fill gap này:

  1. Các trainer đa phần đều bận nên thời gian response thường kéo dài và mình không thể discuss quá chi tiết cho nhiều câu hỏi khi đang bị confuse.

  2.  Level kiến thức của trainer khác mình nên điều mình có thể trông đợi ở trainer chính là sự tư vấn nhiều hơn là những cuộc thảo luận ngang hàng cho các mảng kiến thức mình bị gap.

- Lập nhóm để giải bài tập chung: chính vì nhận thấy những hạn chế trong cách hỏi đáp với trainer nên mình đã chủ động contact với các bạn học cùng lớp để form 1 team có quyết tâm thi giống mình để cùng nhau thảo luận (2 buổi/tuần) tất tần tật các vấn đề gặp phải trong quá trình làm bài. Ý tưởng lập team này thực ra mình cũng làm theo suggestion của Rita nhưng tới khi áp dụng nó vào thực tế cũng không hề smooth tí nào.  

  1. Lí do chính là khi các bạn chưa đóng tiền thi thì sẽ không cảm thấy được áp lực giống nhau nên đã xảy ra tình trạng chỉ mới meeting được 1 - 2 hôm thì team tan rã vì lí do đa phần là từ các bạn chưa đăng kí thi sẽ hay vắng đột xuất với lí do cá nhân. Như mình đã đề cập ở trên, nếu chưa quyết tâm đăng kí thi thì bạn sẽ rất dễ xao nhãng với những party hay plan travel đột xuất. Do đó lời khuyên là khi lập team thì nên khuyến khích nhau cùng đăng kí thi để đảm bảo được tính kỉ luật.

  2. Sau khi team ban đầu bị tan rã, mình vẫn tiếp tục đi tìm những bạn khác có cùng quyết tâm thi PMP trong năm nay. Mình tham gia tích cực vào những group chat & diễn đàn PMP trên mạng. Chủ động contact với các bạn được thầy cô add vào group thi cùng tuần với mình để rủ rê lôi kéo các bạn giải đề chung. Và như người ta thường nói “"keep on knocking and the door will be opened", sau nhiều lần chủ động liên hệ và kết nối, nhóm mình đã form được 1 cross-functional team đúng nghĩa với 7 thành viên và đã duy trì được lịch giải đề đều đặn:

+ Thời gian: ít nhất 2 buổi/tuần và nhiều nhất là 4 buổi/tuần. Thống nhất được thời gian giải đề chung với nhau từ 8h30 đến 10h tối qua teams/ zoom/ google meet
+ Cách thức làm bài: để không làm mất thời gian của nhau trong những buổi thảo luận, các thành viên sẽ tự giác làm đề trước rồi sau đó mới đem đáp án + thắc mắc của mình vào trong meeting để thảo luận. Tạo file excel online để track lại những câu trả lời của mọi người và giải thích chi tiết lí do tại sao loại/chọn từng đáp án. Đôi khi chưa cần đến buổi meeting nhóm, mình đã có thể tự fill gap khi tham khảo lí do giải thích của các member khác. 
+ Velocity cho cả team: vì mỗi thanh viên sẽ có quỹ thời gian khác nhau nên nếu muốn đồng hành xuyên suốt 2,5 tháng, mọi người cần thống nhất được số lượng câu hỏi (minimum) phải làm được trong 1 ngày. Lúc đầu nhóm rất tham vọng khi đặt mục tiêu là 80 câu/ngày. Sau đó cảm thấy quá áp lực nên giảm dần xuống còn 50 câu và cuối cùng sau hơn 1 tuần làm bài và thảo luận, mọi người thống nhất phương án 30 câu/ngày là thích hợp cho velocity của cả team.
+ Mục tiêu làm đề: xác định giải đề là để fill gap nên không đặt nặng số lượng đề có thể làm mà tập trung vào chất lượng từng câu mà cả nhóm discuss để hiểu rõ và fill gap. Câu nào không đạt được sự đồng thuận thì sẽ mang đi hỏi các trainer == > nhóm mình chỉ focus vào Super Plus, 10f và 10g.

Giai đoạn về đích (1 tuần trước khi thi)

Sau khi đã tăng tốc hiệu quả và hoàn thành những target hàng ngày, hàng tuần với cả team + tham gia đầy đủ các buổi học trên lớp với trainer thì 1 tuần trước khi thi, mình đã cảm thấy tự tin hơn nhiều nhưng áp lực cảm nhận được cũng ngày càng lớn hơn. 

Khóa học của Atoha kết thúc ngày 25/12 và mình còn 04 ngày nữa để chuẩn bị trước ngày thi (30/12). Tất cả kiến thức cần truyền tải trainer đã đúc kết hết cho mình nên không thấy còn có gap nào đáng lo ngại nữa.

04 ngày cuối cùng mình bắt đầu mô phỏng giống kì thi thật khi dành 4 tiếng buổi sáng (từ 9h - 13h) đúng y như lịch mình đăng kí ở Person Vue để tập cách phân phối thời gian và tạo ra đồng hồ sinh học cho bản thân để không bị đuối sức trong ngày thi thật. Do thói quen khi đi làm của mình là 12h sẽ ăn cơm và sau đó ngủ trưa nên ngày đầu tiên ngồi làm test 4 tiếng (break 2 lần 10 phút) mình cảm thấy rất stress và hơi đau đầu. Sang ngày thứ 2 cũng làm tương tự như vậy thì mình đã bắt đầu quen hơn và ít stress hơn ngày đầu. Tới ngày thứ 3 thì mình cảm thấy dễ chịu hơn hẳn và có cảm giác phân phối thời gian hiệu quả hơn.

Đến ngày thứ 4, tức là ngay trước ngày thi thì mình không giải đề nữa để giải tỏa căng thẳng và giúp cho mindset đỡ bị rối. Tuy nhiên trong khoảng 9h - 13h mình vẫn tìm việc khác để làm và giữ sự tập trung cao độ để duy trì thói quen. Lời khuyên là ngày cuối cùng các bạn nên relax và tìm cách giảm áp lực càng nhiều càng tốt cho bản thân, vì càng suy nghĩ nhiều về kì thi thì đêm hôm trước bạn sẽ rất khó ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe + sự tập trung cho ngày thi quyết định.

Chuẩn bị cho ngày thi

- Mình thức dậy lúc 6h để ăn sáng thật no và chuẩn bị ít bánh kẹo để mang theo vào phòng thi (bao gồm socola, nước, bánh ngọt) để bổ sung năng lượng trong 2 lần break. 

- Nghe 1 số bản nhạc vui tươi để tạo hiệu ứng tích cực cho ngày mới. 

- Tới địa điểm thi lúc 8h (sớm hơn giờ thi 01 tiếng) nói chuyện với các bạn thi cùng mình để warm up mind.

- 9h mình bắt đầu thi và dành thời gian khoảng 10 phút để đọc hướng dẫn cách làm bài. Do lúc giải đề mình cũng hay có thói quen gạch đi câu sai và highlight lại những keyword để dễ nắm trọng tâm câu hỏi nên trong ngày thi thực tế, biết được tool có hỗ trợ chức năng tương tự mình cảm thấy tự tin hơn rất nhiều. 

Sau khi hoàn thanh 60 câu đầu tiên trong 70 phút thì mình nhận được thông báo có muốn submit hay review lại câu hỏi không? Nghĩa là cứ sau 60 câu mình bắt buộc phải submit và không được quay trở lại sửa 60 câu đó nữa nên mình đã tranh thủ review lại thật kĩ. Sau đó thì chọn break 10 phút để rửa mặt, ăn socola và uống nước cho tỉnh táo. 

60 câu lần 2 cũng diễn ra suôn sẻ nhưng thời điểm còn 10 câu cuối bỗng dưng mình hơi đói bụng và mắt bắt đầu hoa lên. Sư tập trung của mình giảm rõ rệt trong 10 câu cuối này nên lúc đó mình chỉ cố gắng làm thật nhanh để có thể ra break và ăn trưa cho đỡ đói.

Sau khi được break lần 2 và bổ sung năng lượng kịp thời, 60 câu cuối cùng đối với mình trở nên dễ dàng và rất đơn giản. Mình submit kết quả với niềm tin rất lớn sẽ pass nhưng không biết kết quả có được 3 Above Target (AT) hay không. Và bùm, mình nhận được kết quả 3AT trong niềm sung sướng tự hào 😊

Nhận xét về đề thi

Đề thi thật rất sát với Super Plus và dễ hơn so với 10f, 10g và 10h. Có khoảng 6 - 8 câu giống trong Super Plus nhưng đó là khi mình nghe các bạn trong team nói lại chứ lúc làm mình cũng chẳng nhớ đã gặp ở đâu. Mình chỉ bám theo mindset của PMI 1 cách triệt để nhằm giải quyết tình huống chứ không cố học thuộc câu hỏi + câu trả lời nên không nhớ rõ là câu nào nằm ở đề nào. 

Đề thi không có tính toán, có 2 câu drag & drop (1 dễ và 1 khó), nhiều câu multichoice và Agile thì chiếm khoảng 60 - 70% số lượng câu hỏi. Trong lúc làm đề hầu như mình ko chọn câu nào có keyword “escalate” cả.

Mình viết khá dài vì cảm thấy rất tự hào và sung sướng khi có được chứng chỉ PMP. Từ việc cảm thấy sợ hãi, rối bời và mất định hướng khi bước vào tìm hiểu kho kiến thức khổng lồ của PMI thì với sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô bên Atoha: thầy Châu, thầy Đô, cô Ngân, cô Nguyên, kiến thức của mình đã được hê thống hóa rất bài bản và giúp mình có được 1 mindset cần thiết của một manager.
Những người cuối cùng mình muốn gửi lời tri ân cũng chính là những người quan trọng nhất trong cuộc hành trình đáng nhớ này của mình là các bạn trong team gồm có Sĩ, anh Trương, Quỳnh Anh, Dũng, Nghĩa và Dao. Mỗi bạn có 1 điểm mạnh riêng và chúng ta đã cùng nhau cộng hưởng được sức mạnh đó để giúp cho cả team cùng tiến bộ và đến thời điểm mình đang viết bài Lesson Learned này thì đã có 4/7 thành viên trong team pass PMP. Mình tin chắc 3 thành viên còn lại cũng sẽ pass sớm trong tháng 01/2023 và khi đó team mình có thể tổ chức buổi offline hoành tráng để thưởng cho sự cam kết & những nỗ lực không mệt mỏi của mọi người suốt hơn 2 tháng qua. PMP là chứng chỉ danh giá, rất xứng đáng để mình phải hi sinh nhiều thứ nhưng việc gặp và đồng hành cùng những người bạn tuyệt vời mới chính là thứ quý giá nhất để lại cho mình nhiều kỉ niệm. Happy New Year everyone!

Lê Xuân Cường

 

LUYỆN THI PMPPRO 14 BUỔI

MỌI KIẾN THỨC VỀ PMP®

MỌI CHUẨN BỊ CHO PMP®

PMP GUIDE 2021 - HƯỚNG DẪN LUYỆN THI PASS PMP 2021 ON THE FIRST TRY TOÀN DIỆN


Cũ hơn Mới hơn


Thông tin liên hệ

Thông tin chuyển khoản
Công ty Cổ phần ATOHA. Ngân hàng Á Châu (ACB). Số tài khoản: 6868 2468, PGD Tân Sơn Nhì, TPHCM.
Đăng ký khóa học
Chọn khóa học phù hợp bằng cách điền thông tin như link bên dưới. Tư vấn viên Atoha sẽ liên hệ anh/chị ngay.
Câu hỏi thường gặp

“Có. Atoha sẽ có chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo dành cho học viên và cung cấp 35 giờ đào tạo bắt buộc (1 trong 3 điều kiện thi lấy chứng chỉ PMP quốc tế)."

“Cả 2. Tài liệu có thể là tiếng Anh hoặc tiếng Việt tùy vào lớp. Atoha có thể đào tạo bằng cả tiếng Anh hoặc tiếng Việt."

“Chưa bao gồm. Học viên sẽ cần đóng phí thi trực tiếp cho viện PMI nếu muốn đăng ký thi, phí thi tham khảo như sau: 389 USD/non-member và 393 USD/member (trong đó phí thành viên PMI là 99 USD, phí admin là 10 USD, phí thi PMP là 284 USD). Chi phí này dành cho một số khu vực, trong đó có Việt Nam. Tham khảo thêm tại: www.pmi.org"

Liên hệ ngay với Atoha để được tư vấn về chương trình phù hợp