PMP 2021 LESSON LEARNED SHARING – DƯƠNG QUÝ ĐĂNG

Mình là Dương Quý Đăng – học viên lớp PMPONLINEPRO5 đã pass PMP on the first try 3 Above Target vào ngày 25/03/2021, cũng là học viên PMP đầu tiên trong năm 2021 của Atoha vượt qua kì thi PMP cấu trúc mới ngay lần thi đầu tiên với kết quả tối đa (PMP 2020 có 5 domain nên kết quả tối đa là 5AT; PMP 2021 tuân theo ECO mới nhất chỉ có 3 domain nên kết quả tối đa là 3AT). Trong bài viết này, mình xin phép được chia sẻ với bạn cách mà mình đã chinh phục kì thi này.

Và nếu bạn đọc kĩ nó, mình tin bạn rằng sẽ là người tiếp theo sở hữu 3AT!


Trong suốt hành trình này, có 2 điều mình muốn bạn nhớ:

Điều 1: Hãy bắt đầu với việc làm quen với việc học thi một chứng chỉ quốc tế

Có thể mọi người ít để ý, nhưng với mỗi “outcome” khác nhau, chúng ta đều tự nhiên có một cách học khác nhau. Điển hình như nếu chúng ta muốn biết bắn cung, một kĩ năng sử dụng tay, chúng ta sẽ tập trung quan sát và tập cách cân chỉnh lực tay như thế nào cho hiệu quả. Nếu chúng ta muốn làm việc với một phần mềm, chúng ta sẽ bắt đầu thử nghiệm những chức năng của nó và suy nghĩ xem mình sẽ ứng dụng vào công việc thế nào. Và để có một chứng chỉ PMP với kết quả tối đa 3 Above Target (3AT) cũng giống như vậy, cái chúng ta cần, là hiểu được để có 3AT chúng ta phải làm được những gì!

Phải rồi, cái mà mình muốn nói ở đây là một chứng chỉ PMP với điểm số 3AT, chứ không phải chỉ pass PMP.

Trong thực tế, chúng ta rất dễ “thấy” được sự thành thục của một kĩ năng, chúng ta biết được một người bắn cung sẽ kéo căng mức nào là tốt, góc bao nhiêu, đặt tay thế nào, chúng ta dễ dàng nhận ra và “bắt chước” để đạt với kết quả như vậy. Với việc sử dụng phần mềm cũng thế, bấm nút nào trước, phím tắt thế nào, sử dụng chức năng nào, chúng ta đều có thể mô phỏng lại để thực hiện. Nhưng với một người đang giải đề thi PMP, bạn có “thấy” được họ làm cách nào không? Đúng rồi! Bạn sẽ không “thấy” được vì tất cả đều nằm ở trong đầu họ đúng chứ?

Nhưng nếu mình nói với bạn là bạn có thể “thấy” được điều đó (một phần nào) thì sao?

Hãy bắt đầu với một ví dụ nhỏ thế này:

Đây là một câu hỏi trong Practice Test của Atoha, nhưng nếu bạn để ý kĩ, bạn sẽ thấy chúng ta có 2 phần: 1 phần là câu hỏi và lựa chọn, 1 phần là giải thích. Nếu chúng ta có thể “suy nghĩ” đúng như trong lời giải thích, chúng ta sẽ lựa chọn chính xác. Và đây cũng là mấu chốt của việc học thi một chứng chỉ quốc tế. Đó là quan sát “những lời giải thích về đáp án chính xác”, đặc biệt khi Atoha sở hữu nguồn đề Cloned của PMI vô cùng giá trị mà chỉ có độc quyền PMI ATP PREMIER mới có.

Và nó giống y hệt việc bạn quan sát một người bắn cung hay sử dụng phần mềm vậy. Chỉ cần bạn nắm rõ được những suy nghĩ này khi làm đề thi, bạn sẽ nắm trong tay bí quyết để đạt được 3AT.

Nhưng nó không đơn giản như chúng ta nghĩ!

Để có thể “luyện tập” sự quan sát này tốt hơn, đòi hỏi bạn phải có một “nền tảng” cần thiết, nếu không, bạn sẽ không “nhận ra” hết những gì mình đang “nhìn thấy”.

 

Điều 2: Thông tin – Kiến thức – Sự thông thái và những điều chưa ai nói

Khi chúng ta bắt đầu học một cái gì đó mới, thứ đầu tiên chúng ta dung nạp vào đầu được gọi là những viên “dữ liệu” (data). Những viên “dữ liệu” này sau khi được phân tích trong một hoàn cảnh cụ thể sẽ chuyển hóa thành “thông tin” (information).

 

Tuy nhiên với những viên “thông tin” nằm rời rạc với nhau, bạn sẽ nhận ra chúng sẽ rất dễ bị “lãng quên”. Thậm chí cho dù bạn cố dung nạp nó bằng cách đọc đi đọc lại, nghe đi nghe lại thì cũng không cách nào ngăn nó “bay” ra khỏi đầu cả. Thế nhưng khi bạn bắt đầu suy nghĩ về chúng, những viên “thông tin” này bắt đầu sẽ hình thành liên kết với nhau, và một điều thú vị xảy ra là bạn có nhiều thông tin hơn nhưng lại “ghi nhớ” chúng dễ dàng hơn, vì chúng hiện giờ đã trở thành một khối “kiến thức” (knowledge). Và đạt được khối “kiến thức” sẽ là nền tảng giúp bạn tạo dựng nên “Sự thông thái”(wisdom).

 

“Sự thông thái” sẽ được hình thành từ chính những lần bạn tiếp nhận một thông tin mới, bạn có thể dùng khối “kiến thức” của mình để phán đoán đúng/sai dựa trên việc thông tin đó liên kết thế nào với khối “kiến thức” như thế nào, đây cũng là sự thật mà bạn “ngầm hiểu” (insight). Từ những phán đoán đó, bạn tạo nên những cách/ con đường riêng sử dụng kiến thức của mình, nó chính là “Sự thông thái”. (Minh họa trên hình là một con đường đi từ “dữ liệu” đến “sự thông thái”).

 

Hãy tưởng tượng như khối “kiến thức” như một thanh kiếm và “Sự thông thái” là cách bạn sử dụng kiếm trong nhiều hoàn cảnh như chặt rau hay bổ củi vậy. Đây là một mối quan hệ tương hỗ nhưng không hạn chế. Kiếm cùn (kiến thức ít) nhưng va chạm nhiều thì bạn vẫn nhận ra cách xử lý trong các hoàn cảnh khác nhau (ví dụ tập trung vào một điểm bén của kiếm để cắt vật). Nhưng gia tăng kiến thức vẫn là tối quan trọng để bạn xử lý mọi việc dễ dàng hơn. (Nếu bạn là người thích va chạm nhiều thì vẫn ok nhé).

 

Vậy làm thế nào để gia tăng kiến thức?

 

Hãy tập trung suy nghĩ và hạn chế tiếp nhận thông tin mới khi chưa xử lý những thông tin hiện có! 

----------------------------------------------------------------------------

Bây giờ thì bắt đầu học PMP thôi!

 

Khi bắt đầu học PMP, chúng ta sẽ phải làm quen với 49 process và 10 knowledge areas cho 5 domains. Thầy Châu (và các thầy cô Atoha) sẽ bắt mọi người học thuộc để làm nền tảng cho mọi thứ sau này. Đây cũng là thông tin mọi người cần tập trung hoàn thành đầu tiên. Atoha có cung cấp cả các chart của Ricardo_vargas (bảng A3), đây là bảng mà mình cho là dễ nhớ nhất, mọi người cũng có thể tham khảo cách nhớ theo Flow từ mảng nào đến mảng nào của Ricardo và của Atoha trên Youtube. Đừng vội đi sâu vào từng process/ knowledge area khi chưa nhớ được Flow này.

Time duration: 1 tuần

 

Note: Bạn sẽ thấy Flow của 49 process này nó hơi không “ăn nhập” lắm với tài liệu ôn thi PMP2021 khi Flow của 2 thằng này có hơi khác nhau. Bạn sẽ thắc mắc vì sao tài liệu luyện thi chính thức PMI bạn sẽ học phần Team (theo knowledge area là phần 9: Resources trước) mà không phải là giống domains là Initating trước với Project charter. Thì bật mí cho bạn là cái outline của PMP2021 nó có phần nghiên về Agile hơn khi các dự án Agile thường là tập trung một team trước, sau đó mới bắt đầu thực hiện các project trên team đó. =]]]] Đây là điều mình nhận ra ngay tuần thứ 2 và mình bắt đầu hình dung ra được cách mà đề thi 2021 thay đổi từ 5 domains sang 3 domains. Nhưng bạn sẽ nắm rõ hơn trong những phần tiếp theo mà thôi.

 

Hiện tại có thể chúng ta chia ra thành 2 dạng: 1 là predictive, 2 là agile. PMBOK 6th với 49 process thì theo dạng 1; Agile Practice guide thì theo dạng 2; và PMP 2021 sẽ là gộp chung lại.

 

Việc học theo Flow của 49 process có thể khiến bạn hơi bối rối so với chương trình PMP2021 bắt đầu với Team. Nhưng bạn có thể bắt đầu song song với nhau, vì mọi thứ sẽ càng ngày càng rõ ràng hơn khi bạn học, đừng quá lo lắng. Mình sẽ tập trung nói về Flow 49 process trước, sau đó đến Agile, và cuối cùng là PMP2021, bạn sẽ hiểu được bí mật đằng sau chúng.

 

Sau khi nhớ được Flow rồi và biết cái gì liên quan đến cái gì, trong planning thì có gì, trong executing có gì, suy nghĩ thật kĩ để “hiểu” nó, bạn có thể bắt đầu hành trình khám phá từng process một.

 

Khi khám phá từng process, bạn nên đi theo Flow của từng domains, đừng đi theo từng knowledge areas, vì knowledge area sẽ là thứ bạn tự có sau tất cả. Nghĩa là trong planning thì scope, schedule, cost,… có gì; sau đó executing từng area thế nào. Nếu đi theo từng knowledge areas xuyên qua 5 domains, bạn sẽ tốn đến 10 lần đi, và trong thực tế chúng ta cũng không thực hiện như vậy. Chúng ta làm mọi thứ theo các domains. 

Nên đi theo chiều dọc (tên xanh)

 

Atoha Slide PMP 2020 là một nguồn tham khảo quý và tuân theo PMBOK 6th; và mặc dù tài liệu này trình bày theo chiều ngang (mỗi knowledge area là một file), nhưng bạn hãy sử dụng chúng một cách hiệu quả hơn bằng cách dò theo từng domains. Slide này rất hợp trong việc tổng hợp các Keywork cần thiết.

Trong từng process, bạn hãy bắt đầu học các input và output trước, đừng quá quan tâm đến Tool& Technique. Việc học tools sẽ khiến cho bạn mất khá nhiều thời gian trong khi nếu bạn suy nghĩ kĩ về những chức năng của input và output, bạn sẽ nhận ra bạn cần phải làm gì để tạo ra nó và sau đó ráp Tools vào rất dễ nhớ. Hãy suy nghĩ về chức năng input và output (nó dùng để làm gì, có tính chất gì), đây là điểm mấu chốt để học nhanh cho từng process.

Bạn có thể tham khảo Atoha Slide PMP 2020, PMBOK6th hoặc RITA cho phần này. Có rất nhiều người thích RITA vì nó dễ đọc và hành văn gần gũi, tuy nhiên, nếu bạn là người có quỹ thời gian eo hẹp, và muốn nhanh thẩm thấu kiến thức, mình khuyên không nên đọc RITA. Vì RITA sẽ khiến bạn tập trung vào “nhớ” nhiều hơn “nghĩ”. Nếu bạn đọc RITA, hãy đọc sau khi bạn đã dành thời gian suy nghĩ về những thông tin mình đã có, đây cũng là cách mà bạn sẽ đạt được hiệu quả cao nhất với RITA. Một điều nữa là RITA khá dài, chi tiết, khá nhiều phần nâng cao mà mình nghĩ sẽ không dùng đến cho kì thi, một lần đọc hết RITA tốn của bạn mất 3-4 ngày trong khi có thể dành thời gian này để luyện đề sớm. RITA chỉ phù hợp cho người nhiều thời gian dù sách rất hay và đáng đọc để nâng cao và đào sâu kiến thức hơn nữa.

 

Time duration: 1 ngày/ 3-4 processes theo cách học input/output, suy nghĩ và ráp Tools. Total là tầm 2 tuần bạn đã đi được hết các process.

 

Sau khi bạn đã học các process. Đây là lúc bạn nên bắt đầu làm những bài tập nhỏ trong SEW (SEcret Weapon của Atoha – bao gồm mọi nguồn test giúp bạn pass PMP với kết quả tối đa) để kiểm tra lại kiến thức của mình. Đây là lúc bạn nhớ về Điều 1 mà mình đã nói để cải thiện tư duy của bản thân và tập cách suy nghĩ như đáp án. Sau này khi bạn review & fill gaps (RFG), hãy nhớ lại cách giải thích mà mình đã học, đừng chỉ nhớ đáp án đúng.

Sau khi làm xong phần nào, bạn nên đọc sách lại phần đó (Atoha Slide, PMBOK6, RITA). Đây là quá trình cải thiện từ thông tin sang kiến thức như Điều 2. Từ đây khi bạn gặp một tình huống mới, kinh nghiệm của bạn sẽ tốt hơn. Đảo đi đảo lại vòng này 2-3 lần bạn sẽ thấy mình khá là tự tin với phần 49 process này, chúng chính là phần predictive trong PMP2021

 

Time duration: 1-2 ngày/ knowledge area. Bạn sẽ tốn tầm 2 tuần nữa để “clear” các bài tập về 49 process.

 

Sau khi tương đối cứng về mảng predictive rồi, bạn sẽ bắt đầu đọc Agile Practice Guide. Bạn cần đọc rất kĩ (thậm chí kĩ hơn cả PMP2021) vì trong đây giúp bạn phận biệt các dạng project và agile approach như thế nào, các framework nào từ approach này. Quan trọng nhất là những phần ráp nối giữa Agile vào những knowledge area ở cuối sách. Đây là lúc bạn dung nạp một phần những phương pháp agile vào các process cũ. Và điều đó cũng tạo nên một điểm sáng trong cách quản trị dự án cũ với các quy trình khá “rigid” sang lối làm việc “collaborative” hơn, nhanh chóng hơn. Lúc này, bạn sẽ bắt đầu làm những phần bài tập thiên về Agile để kiểm tra năng lực của mình.

 

Time duration: 1 tuần

 

Cuối cùng của phần học thi đó chính là chúng ta sẽ quay lại với outline của PMP2021 với 3 domains là People/Process/Business. Bạn sẽ thấy ngay những phần bạn học trong People nó sẽ nằm hơi nhiều về Agile Practice Guide, phần Process sẽ nghiên về 49 process predictive và phần Business sẽ lai lai cả 2, đặc biệt có một vài điểm nhấn ở project governace và compliance. Đây là những phần mới mà có xuất hiện trong đề thi 2021. Bạn chỉ cần hoàn thành tốt 49 process và Agile, khi bạn trở lại outline PMP2021, bạn sẽ hiểu được nó như thế nào.

 

Bây giờ, bạn đã có thể đọc lại PMP2021 và làm các bài Mastery Builder (độc quyền ủy quyền PMI ATP) và tận hưởng cảm giác thấu hiểu được vẻ đẹp của Project Management Professional là như thế nào.

 

Time duration: 1 tuần

 

Như vậy, tổng lượng thời gian cho việc học và làm bài tập đến nay là 7 tuần. Tức là gần 2 tháng. Bạn cần thêm 2 tuần nữa là 9 tuần để review lại những gì đã học trước khi bước vào giai đoạn luyện full-test và review intensive hơn.

 

Note: Atoha cung cấp cho bạn cả thế giới, bạn chỉ cần dũng cảm vươn ra đón lấy nó thôi

 

Bước sang tuần thứ 10 sẽ là thời điểm bạn có thể bắt đầu làm đề để chuẩn bị cho kì thi!

 

----------------------------------------------------------------------------

Tăng tốc và về đích nào!

 

Đề thi 2021 sẽ là 180 câu, thi trong 230 phút, sẽ được break 10 phút mỗi 60 câu. Nếu muốn nói thật về bài thi này, thì nó không chỉ đo lường về trí lực, mà còn cả thể lực và tinh thần lực nữa!!!

 

Lời khuyên tốt nhất cho bạn giai đoạn này là sắp xếp thời gian làm full-test càng sớm càng tốt. Và nên làm 1-2 đề khác PMI trước để lấy đà và trải nghiệm cảm giác tập trung liên tục như thế nào. Lần đầu làm sẽ rất đuối và kết quả không cao. Nhưng nó sẽ giúp bạn “hiểu” hơn về khả năng của mình.

 

Để sắp xếp thời gian cho full-test khá khó khi đi làm, bạn nên bắt đầu làm bài lúc 8h tối, và kết thúc lúc 12h, nếu 9h bắt đầu sẽ không kịp. Nên review lại ngày hôm sau và đừng re-test sau 1-2 ngày. Bạn nên làm một test khác xen kẽ để re-test được tốt nhất (vì khi bạn làm đề mới thì sẽ quên đề cũ đi, khi re-test sẽ có chất lượng hơn).

 

Khoảng thời gian này nên tập trung vào 2 việc: (1) Canh thời gian làm bài và mức độ tập trung của mình sau một số câu nhất định. Các bạn sẽ phát hiện ra mình sẽ sai nhiều hơn ở những phần cuối đa phần do mệt và không tập trung được. Và (2) là cách xử lý những câu khó chứa nhiều nội dung, bạn sẽ tìm ra cách để lọc nội dung tốt hơn.

 

Nên rèn luyện thể lực thường xuyên để đảm bảo hoàn thiện được thể lực khi thi, tập những bài tập tốt cho tim như chạy bộ, bơi lội hoặc đơn giản là đi bộ nhiều hơn khi đi làm, điều này giúp bạn duy trì được sự tập trung tốt hơn.

 

Khi review & fill gaps, bạn sẽ phát hiện có nhiều câu tình huống hao hao nhau, hãy tìm bằng được những câu đó và so sánh để phát hiện ra những điểm quan trọng, đây là cách để bạn bước lên mức above target.

 

Thường thì 1 tuần bạn chỉ có thể làm được 2 đề full-test vì review rất lâu nên làm càng sớm càng tốt, chưa kể đến việc phải làm quen và kiểm soát thời gian.

 

Time duration: 2 tuần làm quen tốc độ. 1 tuần đảm bảo quản lí được thời gian và không còn thấy mệt. 1 tuần thực hiện các đề đã làm trong thời gian bằng 1/3-2/3. Quá trình này giúp bạn đảm bảo việc control tốt nhất khả năng thi của mình. Không có chuyện “phong độ nhất thời, đẳng cấp mãi mãi”.

 

Các đề PMI nên làm khi nào tự tin nhất hoặc trước ngày thi 3 tuần. Và đây là những đề quan trọng bạn cần review/re-test đến khi nào >95%. Một số tình huống có thể coi như thuộc luôn vì đâu đó sẽ có những tình huống tương tự trong bài thi.

 

Những bài của PMI first try mình dao động từ 71%-77%. Re-test min 4 lần. Lần đầu làm là PMI 10a (đề PMP 2020) cách ngày thi 1 tháng. Mình bắt đầu làm sớm vì mình muốn chắc chắn 3AT, và mình biết cần có những yếu tố gì đề đạt được nó, nhất là với cấu trúc đề mới và những gì mình nghĩ lúc này đang là suy đoán.

 

Khi bạn đọc đến dòng này, thì chắc cũng là tuần thứ 13-14 gì rồi. Và hiện tại bạn đã nắm chắc 49 process, Agile, PMP2021, các đề PMI và Mastery Builder, thể lực tốt, kiểm soát được nhịp độ thi. Mọi thứ đã đủ để bạn có thể lấy PMP 3AT về nhà.

 

Ngày thi, chỉ việc đến đó, thực hiện đúng quy trình để lấy bằng thôi <3.

 

Chúc bạn thành công!

Thành tích của Dương Quý Đăng

 

MỌI KIẾN THỨC VỀ PMP

MỌI CHUẨN BỊ CHO PMP

PMP GUIDE 2021 - HƯỚNG DẪN LUYỆN THI PASS PMP 2021 ON THE FIRST TRY TOÀN DIỆN

PMP ECO 2021 - Nội dung bài kiểm tra PMP® 2021

PMP2021 - Tài liệu luyện thi PMP chính thức từ PMI

Khoá luyện thi chứng chỉ PMP theo format đề mới 2021

 


Cũ hơn Mới hơn


Thông tin liên hệ

Thông tin chuyển khoản
Công ty Cổ phần ATOHA. Ngân hàng Á Châu (ACB). Số tài khoản: 6868 2468, PGD Tân Sơn Nhì, TPHCM.
Đăng ký khóa học
Chọn khóa học phù hợp bằng cách điền thông tin như link bên dưới. Tư vấn viên Atoha sẽ liên hệ anh/chị ngay.
Câu hỏi thường gặp

“Có. Atoha sẽ có chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo dành cho học viên và cung cấp 35 giờ đào tạo bắt buộc (1 trong 3 điều kiện thi lấy chứng chỉ PMP quốc tế)."

“Cả 2. Tài liệu có thể là tiếng Anh hoặc tiếng Việt tùy vào lớp. Atoha có thể đào tạo bằng cả tiếng Anh hoặc tiếng Việt."

“Chưa bao gồm. Học viên sẽ cần đóng phí thi trực tiếp cho viện PMI nếu muốn đăng ký thi, phí thi tham khảo như sau: 389 USD/non-member và 393 USD/member (trong đó phí thành viên PMI là 99 USD, phí admin là 10 USD, phí thi PMP là 284 USD). Chi phí này dành cho một số khu vực, trong đó có Việt Nam. Tham khảo thêm tại: www.pmi.org"

Liên hệ ngay với Atoha để được tư vấn về chương trình phù hợp