Biểu đồ kiểm soát là gì? Control Chart là gì trong kỳ thi PMP®

Biểu đồ kiểm soát (Control Chart) là hiển thị đồ họa của dữ liệu quá trình theo thời gian và để so sánh với các giới hạn kiểm soát (control limit) đã thiết lập, và có đường trung tâm hỗ trợ phát hiện xu hướng của các giá trị được vẽ.

Các thông số của Biểu đồ kiểm soát (Control Chart)

Biểu đồ kiểm soát được sử dụng để xác định xem một quá trình có ổn định hay có hiệu suất dự đoán hay không. Giới hạn đặc điểm kỹ thuật trên (Upper Specification Limit - USL) và Giới hạn đặc điểm kỹ thuật dưới (Lower Specification Limit - LSL) là dựa trên các yêu cầu và phản ánh các giá trị tối đa và tối thiểu được phép. Giới hạn kiểm soát trên (Upper Control Limit - UCL) và Giới hạn kiểm soát dưới (Lower Control Limit - LCL) khác với Giới hạn đặc điểm kỹ thuật. Các giới hạn kiểm soát được xác định bằng cách sử dụng các tính toán và nguyên tắc thống kê tiêu chuẩn để cuối cùng thiết lập khả năng tự nhiên cho một quy trình ổn định. Giám đốc dự án (project manager) và các bên liên quan thích hợp có thể sử dụng các giới hạn kiểm soát được tính toán theo thống kê để xác định các điểm tại đó sẽ thực hiện hành động khắc phục (corrective action) để ngăn chặn hiệu suất nằm ngoài giới hạn kiểm soát. Biểu đồ kiểm soát có thể được sử dụng để theo dõi các loại biến đầu ra khác nhau. Mặc dù được sử dụng thường xuyên nhất để theo dõi các hoạt động lặp đi lặp lại cần thiết để sản xuất lô sản phẩm, biểu đồ kiểm soát cũng có thể được sử dụng để theo dõi chênh lệch chi phí và tiến độ, khối lượng, tần suất thay đổi phạm vi hoặc kết quả quản lý khác để giúp xác định xem các quy trình quản lý dự án có còn trong tầm kiểm soát hay không.

Sự cần thiết của Biểu đồ kiểm soát

Biểu đồ kiểm soát được sử dụng trong quy trình Kiểm soát chất lượng (Control Quality) để giúp xác định xem kết quả của một quy trình có nằm trong giới hạn cho phép hay không.

Để hiểu rõ hơn về sự cần thiết của các biểu đồ kiểm soát, hãy tưởng tượng một nhà sản xuất kem đánh răng đang thực hiện một dự án để tạo ra một dây chuyền sản xuất mới. Để đảm bảo cơ sở sản xuất sẽ tạo ra các tuýp kem đánh răng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, điều cần thiết là phải giám sát các quy trình và đầu ra để dây chuyền sản xuất mới có thể trở thành một hoạt động kinh doanh liên tục. Mỗi tuýp kem đánh răng sẽ có cùng chiều cao? Cân nặng? Độ kết dính của mối nối? Độ rõ của chữ in phun trên tuýp? Điều này là không có khả năng. Thay vào đó là một phạm vi khác biệt, tuy nhỏ, nhưng có thể chấp nhận được. Mỗi tuýp kem đánh răng phải nằm trong phạm vi giới hạn bình thường và chấp nhận được.

Trong quy trình Kiểm soát chất lượng (Control Quality), các mẫu được lấy và vẽ trên biểu đồ. Biểu đồ kiểm soát cho thấy các mẫu có nằm trong giới hạn cho phép hay không. Nếu dữ liệu không nằm trong phạm vi chấp nhận được, kết quả được coi là không kiểm soát được - out of control, điều này cho thấy một vấn đề cần được xử lý.

Một biểu đồ kiểm soát cũng có thể được sử dụng để thể hiện và giám sát dữ liệu về hiệu suất dự án, chẳng hạn như phương sai chi phí (chênh lệch chi phí) và phương sai tiến độ (chênh lệch tiến độ).

Giới hạn đặc điểm kỹ thuật trên (Upper Specification Limit - USL) và Giới hạn đặc điểm kỹ thuật dưới (Lower Specification Limit - LSL)

Trong khi các Giới hạn kiểm soát (Control Limit) đại diện cho các tiêu chuẩn của tổ chức thực hiện về chất lượng, thì các Giới hạn đặc điểm kỹ thuật (Specification Limit) thể hiện sự mong đợi của khách hàng, hoặc các yêu cầu hợp đồng, đối với hiệu suất và chất lượng của dự án. Giới hạn đặc điểm kỹ thuật là đặc điểm của quá trình đo và không phải là vốn có. Nói cách khác, giới hạn đặc điểm kỹ thuật không được tính toán dựa trên biểu đồ kiểm soát; thay vào đó, nó là đầu vào từ khách hàng. Để đáp ứng các giới hạn đặc điểm kỹ thuật của khách hàng, các tiêu chuẩn của tổ chức thực hiện về chất lượng (giới hạn kiểm soát) phải chặt chẽ hơn so với các giới hạn đặc điểm kỹ thuật của khách hàng. Đồng ý thực hiện một dự án khi mà công việc của bạn không đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của khách hàng sẽ làm tăng thêm sự lãng phí và gánh nặng quản lý cho dự án để sắp xếp các mục có thể chấp nhận. Do đó, trong bài kiểm tra PMP® cần giả sử rằng các giới hạn đặc điểm kỹ thuật nằm ngoài giới hạn kiểm soát trên và dưới. Giới hạn đặc điểm kỹ thuật bao gồm:

  • Giới hạn đặc điểm kỹ thuật trên (Upper Specification Limit - USL)
  • Giới hạn đặc điểm kỹ thuật dưới (Lower Specification Limit - LSL)

Giới hạn kiểm soát trên (Upper Control Limit - UCL) và Giới hạn kiểm soát dưới (Lower Control Limit - LCL)

Giới hạn kiểm soát thường được hiển thị dưới dạng hai đường nét đứt trên biểu đồ kiểm soát. Các giới hạn kiểm soát này là phạm vi biến đổi chấp nhận được của kết quả của quá trình hoặc phép đo. Giới hạn kiểm soát chỉ ra những gì ổn định so với không ổn định (“ngoài tầm kiểm soát” - “out of control”) trong quy trình. Mỗi quá trình dự kiến ​​sẽ có một số thay đổi trong kết quả của nó; ví dụ, mỗi tuýp kem đánh răng được sản xuất sẽ không có cùng khối lượng. Giám đốc dự án và các bên liên quan xác định Giới hạn kiểm soát trên (Upper Control Limit - UCL) và Giới hạn kiểm soát dưới (Lower Control Limit - LCL) phù hợp cho các số liệu chất lượng trong một dự án. Các điểm dữ liệu trong phạm vi này (từ LCL đến UCL) thường được coi là “trong tầm kiểm soát”, ngoại trừ Quy tắc bảy (Rule of Seven) và là một phạm vi biến thể chấp nhận được. Điểm dữ liệu ngoài phạm vi này cho thấy quá trình nằm ngoài tầm kiểm soát. Giới hạn kiểm soát bao gồm:

  • Giới hạn kiểm soát trên (Upper Control Limit - UCL)
  • Giới hạn kiểm soát dưới (Lower Control Limit - LCL)

Đường trung bình (Mean - Average)

Đường trung bình được biểu thị bằng một đường ở giữa biểu đồ kiểm soát. Nó cho thấy đường giữa của phạm vi của các biến thể chấp nhận được. Đường cong phân phối chuẩn biểu thị phạm vi phương sai chấp nhận được quanh một giá trị trung bình và nó nằm trong ranh giới của các giới hạn kiểm soát.

Ngoài tầm kiểm soát (Out of control)

Một quá trình nằm ngoài tầm kiểm soát nếu rơi vào một trong hai trường hợp sau:

  • Một điểm dữ liệu nằm ngoài giới hạn kiểm soát trên hoặc dưới: lớn hơn UCL hoặc nhỏ hơn LCL
  • Có các điểm dữ liệu không hợp lệ ví dụ như Quy tắc bảy (Rule of Seven), dù vẫn nằm trong giới hạn kiểm soát trên và dưới

Ngoài tầm kiểm soát (Out of control) là một sự thiếu nhất quán và không dự đoán được trong một quy trình hoặc kết quả của nó.

Quy tắc Bảy (Rule of Seven)

Quy tắc Bảy là một quy tắc chung, còn gọi là heuristic (rule of thumb). Nó đề cập đến 7 điểm dữ liệu liên tiếp trong giới hạn kiểm soát nhưng nằm cùng phía so với đường trung bình. Quy tắc bảy cho bạn biết rằng, mặc dù không có điểm dữ liệu nào trong số này nằm ngoài giới hạn kiểm soát, nhưng chúng không ngẫu nhiên và quy trình này nằm ngoài tầm kiểm soát. Giám đốc dự án nên điều tra loại tình huống này và tìm ra nguyên nhân.

Nguyên nhân có thể gán/Biến thể nguyên nhân đặc biệt

Một nguyên nhân có thể gán hoặc biến thể nguyên nhân đặc biệt biểu thị rằng một quá trình nằm ngoài tầm kiểm soát. Nếu có một nguyên nhân có thể gán hoặc biến thể nguyên nhân đặc biệt, điều đó có nghĩa là một điểm dữ liệu hoặc một loạt các điểm dữ liệu cần yêu cầu điều tra để xác định nguyên nhân của biến thể. Giám đốc dự án có thể sử dụng các công cụ bổ sung, như sơ đồ nguyên nhân và kết quả (cause-and-effect diagram), để cố gắng khám phá nguyên nhân gốc của biến thể.

 

Xem thêm

MỌI KIẾN THỨC VỀ PMP®

So sánh Quality Assurance và Quality Control

So sánh Quality và Grade

So sánh Accuracy vs Precision

 

Cũ hơn Mới hơn


Thông tin liên hệ

Thông tin chuyển khoản
Công ty Cổ phần ATOHA. Ngân hàng Á Châu (ACB). Số tài khoản: 6868 2468, PGD Tân Sơn Nhì, TPHCM.
Đăng ký khóa học
Chọn khóa học phù hợp bằng cách điền thông tin như link bên dưới. Tư vấn viên Atoha sẽ liên hệ anh/chị ngay.
Câu hỏi thường gặp

“Có. Atoha sẽ có chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo dành cho học viên và cung cấp 35 giờ đào tạo bắt buộc (1 trong 3 điều kiện thi lấy chứng chỉ PMP quốc tế)."

“Cả 2. Tài liệu có thể là tiếng Anh hoặc tiếng Việt tùy vào lớp. Atoha có thể đào tạo bằng cả tiếng Anh hoặc tiếng Việt."

“Chưa bao gồm. Học viên sẽ cần đóng phí thi trực tiếp cho viện PMI nếu muốn đăng ký thi, phí thi tham khảo như sau: 389 USD/non-member và 393 USD/member (trong đó phí thành viên PMI là 99 USD, phí admin là 10 USD, phí thi PMP là 284 USD). Chi phí này dành cho một số khu vực, trong đó có Việt Nam. Tham khảo thêm tại: www.pmi.org"

Liên hệ ngay với Atoha để được tư vấn về chương trình phù hợp