PMP Lesson learned sharing - Hoàng Công Anh (PMPONLINEPRO25)

Anh Hoàng Công Anh đã thành công passed PMP trước khi khóa học tại Atoha kết thúc với kết quả tối đa ngay trong lần đầu. Trong bài viết dưới đây, anh đã chia sẻ những kinh nghiệm quý giá trong quá trình học tập và ôn luyện, hy vọng sẽ giúp ích cho các anh/chị/em trong kỳ thi PMP sắp tới.

Xin chào các bạn, mình là Hoàng Công Anh, sinh năm 1996, học viên lớp PMPONLINEPRO25 - thầy Lương Minh Hải đứng lớp. 

Mình tham gia các dự án đa phần theo phương pháp quản lý truyền thống (Traditional), và ít có cơ hội, gần như là không có cơ hội để tham gia vào các dự án linh hoạt (Agile). Đây thực sự là thử thách lớn đối với những người giống mình trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi này.

Mình đã passed PMP 3 Above Target trước khi hoàn thành khóa học, và mình có một số kinh nghiệm muốn được chia sẻ lại cho các anh/chị/em/bạn bè để cùng chinh phục kỳ thi được đánh giá KHÁ KHÓ này.

KIẾN THỨC

Dưới đây là các NGUỒN tài liệu mình dùng xuyên suốt THEO THỨ TỰ trong quá trình ôn tập và trau dồi kiến thức cho kì thi PMP

  • PMP ECO 2023 (PMI® Authorized PMP® Exam Prep Course) - cung cấp bởi ATOHA + account PMI Lochoice thời hạn 1 năm
  • Process Group (Phiên bản tinh gọn của PMBOK 6th)
  • PMBOK 7th (Kiến thức tổng quát + kiến thức mới hơn PMBOK 6th)
  • Agile Practice Guide
  • Outsources (ATOHA, Scrum, Agile Alliance,…)
  • AI (của Bing-Microsoft: sự lựa chọn CUỐI CÙNG dùng để THAM KHẢO những câu hỏi mình KHÔNG THỂ TÌM ĐƯỢC từ bất kỳ nguồn nào từ 5 nguồn trên)
  • Nguồn tài liệu tự tổng hợp của bản thân từ tất cả các nguồn trên

QUÁ TRÌNH ÔN LUYỆN

1/ Thời gian:
- Khóa học bắt đầu: PMPONLINEPRO25, từ ngày 05/02/2023 - 14/05/2023
- Bắt đầu ôn tập: Từ thời điểm đóng tiền để có quyền truy cập vào kho ngân hàng tài liệu của ATOHA (21/12/2022)

2/ Quá trình: Mình phân bổ đều giữa đọc sách - luyện đề - review & fill gaps

a/ Đọc sách: đọc để hiểu bản chất chứ không phải học thuộc, vì học thuộc chỉ là short-term memories và chỉ cần 1 tuần không đụng đến nó thì bạn sẽ quên ngay lập tức và hậu quả có thể "tẩu hỏa nhập ma"

  • Đọc kĩ các ITTO (Inputs, Tools & Techniques, Outputs): rất quan trọng, giúp mình hiểu rõ về nó là gì, dùng để làm gì, dùng khi nào, có tác dụng gì, có lợi ích gì, có thể sử dụng cho process nào,...
  • Nhớ 49 processes: Rất dễ nhớ, đừng nên học thuộc, nên hiểu theo cách 1 dự án vận hành - muốn thực hiện gì thì đều phải có Plan, muốn Define Scope thì mình phải đi Collect Requirements cái đã, muốn Develop Schedule thì mình phải Define, Sequence, Estimate activities trước,...
  • Đọc kĩ các "Glossary of Terms": Đây là bản tóm tắt khái niệm hầu hết các thuật ngữ sẽ ra thi - bao gồm cả các khái niệm của phương pháp quản lý Traditional và Agile
  • Đọc và HIỂU về ORGANIZATIONAL STRUCTURE ON PROJECTS (bảng ma trận mô hình tổ chức weak, functional, hybrid,...): Để biết role, authority của PM ở các mô hình tổ chức này như thế nào
  • Đọc và nhớ các LEADERSHIP style: Cách học của mình: Đặt tên những người mà bạn từng gặp/từng làm việc vào những cái style tương ứng → Sau này khi gặp 1 style bất kỳ, mình sẽ nhớ "à, style này là của anh A, đối với anh A thì ảnh sẽ làm như thế này, như thế kia"  → Từ đó bạn có thể suy ngược ra lại định nghĩa của style đấy là gì
  • Đọc và hiểu các khái niệm CƠ BẢN của Agile: ví dụ: Daily standup meeting, Retrospective, Review, Sprint Planning,… được dùng để làm gì và không làm gì; Sprint Backlog, Product Backlog, định nghĩa + vai trò của Product Owner/Scrum Master/PM/Team members trong dự án là gì,...
  • Đọc "Agile/Scrum in a nutshell" của ATOHA biên soạn (tài liệu này thầy Hải share cho lớp, và giúp ích rất nhiều cho những người ngoại đạo về Agile như mình)
  • Đọc đi đọc lại đến khi nào nhớ + hiểu rõ bản chất của các khái niệm mình chưa gặp bao giờ và các khái niệm mình hay quên.

b/ Luyện đề (theo thứ tự):

- Làm toàn bộ các bài tập về Knowledge Areas: làm ngay sau khi đọc sách xong sẽ giúp nhớ nhanh hơn, và nếu có sai thì còn nhớ ở chỗ nào để mà lật ra tìm và note lại (highly recommend để biết các ITTO, kiến thức cơ bản về định nghĩa của ITTO, và khi nào thì sử dụng ITTO nào,...)

- Làm full bộ đề Mastery Builders của PMI trong PMP Exam Content Outline 2023 (Làm trên moodle Atoha hoặc tự tìm và tải trên PMI Lochoice)

- Sau khi luyện kiến thức thì bắt đầu bước vào các bài test bao gồm:

  • SUPER 7 [PMP2020] - 66/100 = 66.00%
  • SUPER 27 [PMP2020] - 18/27 = 66.67%
  • Prep 01 [2021] = 119.67/200 = 59.83%
  • Prep 02 [2021] = 154.08/200 = 77.04 % 
  • Prep 03 [2021] = 128/200 = 64.00%   
  • 10a.PMI - Full test PMP2020 - 127/200 = 63.50% 
  • 10h.PMP Minitest PMI Cloned - 36.17/55 = 65.76%
  • 10i. PMP Minitest PMI Cloned - 15.50/26 = 59.62%

- Sau khi làm xong 3 đề của PMI để test kiến thức thì mình thấy khá thất vọng về bản thân, vì điểm khá thấp, và thời điểm này mình bắt đầu đi tìm đọc Lesson Learned được record trên website ATOHA để đối chiếu với bản thân, mình quyết định đóng tiền, chọn trung tâm thi ngày 19/4 và booked lịch thi chính thức ngày 09/05/2023 (còn lại 20 ngày) → Bắt đầu triển khai làm đề tiếp theo thứ tự như sau:

  • SUPER PLUS - 460.61/721 = 63.88%  (Mình đi ngược lại với recommend về thứ tự làm đề của ATOHA, Đề SUPER có format giống với đề thi thật nhất - cái này mình confirmed, tuy nhiên không khuyến khích các bạn làm theo mình, trừ khi các bạn tự tin vào kiến thức + mindset) 
  • 10j. PMP Minitest PMI Cloned - 19.50/25 = 78% 
  • 10f. PMP Full test PMI Cloned Exclusive - 110.17/180 = 61.20%  
  • 10g.PMP Full test PMI Cloned Exclusive - 128.83/180 = 71.57%
  • Mình làm 2 bộ 10f, 10g cuối cùng vì mình đã set up path từ đầu 2 bộ đề này mình sẽ xem nó như là bộ đề thi thật, và sẽ giành 100% dedicated để thực hiện nó và kiểm chứng khả năng đi thi của mình.

- RFG (Review & Fill Gaps): Các bạn có thể tham khảo cách RFG các câu hỏi đúng, sai, sai lần 2,... như hình mình đính kèm ở dưới
- Đối với các đề PREP (số thứ tự 3, 4, 5), tổng 6 ngày cho 3 bộ đề

  • Mình khuyên các bạn nên làm và nên RFG thật kỹ. Vì đây là bộ đề của Atoha mà đối với cá nhân mình đánh giá là rất rõ ràng, lý luận thuyết phục, giải thích cụ thể từng chi tiết và đối chừng với từng khái niệm nằm ở trong đáp án đúng và cả đáp án sai !!!!
  • Thời gian RFG rơi vào khoảng 5-7 phút/câu. Ban đầu mình tự hỏi sao tốn thời gian dữ, nhưng khi đọc về các tips của ATOHA thì thấy đây là khoảng thời gian bình thường đối với việc RFG → Mình tận dụng toàn bộ thời gian rảnh để RFG thật kỹ, đọc từng câu, dịch toàn bộ các từ vựng mình không hiểu để có thể hiểu rõ nhất ý nghĩa của lời giải thích.
  • Các khái niệm khó hiểu, mình sẽ áp dụng "Iterative" một chút đó là đi search Google tìm đọc thêm, rồi quay lại xem lời giải thích, rồi lại đi đọc thêm nguồn khác, rồi lại đối chiếu với lời giải thích của sách - Google - đáp án của Prep. Thực hiện liên tục và áp dụng cho cả các bộ đề khác.

- Đối với các đề 10 (PMI Cloned - số thứ tự 6, 7, 8, 10, 11, 12) - tổng 10 ngày cho 6 bộ đề:

  • Vẫn là RFG thật kỹ, tận dụng mindset luyện tập được từ các đề PREP vào cho các đề này
  • Thời gian RFG rơi vào khoảng 60 câu/ ngày 
  • Đáp án của các đề này có giải thích, nhưng không cụ thể lắm, và đôi khi có thể gây confused nếu như kiến thức cơ bản chưa vững
  • Các bạn nên tự vận dụng mindset của bản thân và tự trả lời đáp án của đề thi. Việc này giúp chuẩn bị cho kỳ thi tốt hơn và RFG cũng cụ thể hơn (Có thể tham khảo hình mình đính kèm cách RFG bên dưới)
  • Nếu như áp dụng mindset bản thân mà làm đề vẫn sai nhiều (<60%) thì nên điều chỉnh lại mindset !!!

- Đối với đề SUPER PLUS (số thứ tự 9) - tổng 10 ngày để làm lần 1, RFG lần 1 - làm lần 2, RFG lần 2

  • Dựa trên lesson learned từ đồng nghiệp (passed PMP 3AT), là học viên Atoha (cụ thể là Mr. Sĩ passed maximum score), mình RFG đề này RẤT RẤT RẤT KỸ!
  • Trong quá trình RFG không quên đọc lại sách cho những đáp án có đính kèm yếu tố lý thuyết vào
  • Sau khi RFG xong thì mình làm lại bộ đề bằng cách tách ra 4 bài nhỏ (720/180 = 4 đề). Kết quả sau khi tách ra thì đều >80%
  • Mình tiếp tục RFG lại lần 2 với từng bộ đề nhỏ, theo thứ tự làm xong 1/4 thì RFG kĩ, note lại các câu sai 2 lần, các câu làm lần 1 đúng nhưng lần 2 sai, và kể cả những câu đúng 2 lần, nói chung là RFG không sót 1 câu nào cả
  • Dưới đây là cách mình RFG, mình sử dụng ứng dụng OneNote của Microsoft, các bạn có thể tham khảo cách học này của mình nếu thấy phù hợp

KỲ THI PMP®

1/ Trung tâm khảo thí: 

- Mình ở HCM, nên mình chọn trung tâm VnPRO (đường Ung Văn Khiêm, quận Bình Thạnh) - đây là địa điểm gần mình nhất, và giúp mình rút ngắn thời gian di chuyển.
- Cơ sở vật chất của trung tâm hơi kém tí.
- Trung tâm ở mặt tiền đường, tại vị trí lưu lượng giao thông khá cao → Rất ồn vì tiếng xe và tiếng kèn.
- Tai nghe chống ồn khá tệ, đây là dạng tai nghe cứng và áp vào khung xương chứ không phải dạng mút mềm đề phù hợp với từng người. Thực tế là rất rất tệ đối với những người đeo mắt kính (như mình), vì phải điều chỉnh liên tục chứ không là cấn gọng kính vào tai rất đau (mình mất một cơ số thời gian để chỉ điều chỉnh cái tai nghe sao cho fit nhất).

- Ngày mình thi thì trung tâm có sửa chữa khoảng 20p, tiếng khoan đục khá ồn gây mất tập trung (nhưng mình đã tập làm đề ở những nơi công cộng để quen với việc này rồi, cho nên đối với mình thì bình thường, nhưng các bạn khác nên take note việc này).
- Các bạn nên cân nhắc đi lên trung tâm khảo thí trước khi book lịch thi để tránh mất đi những vấn đề mình trải qua nhé.

2/ Thời gian thi:

- Lịch thi của trung tâm VnPRO chỉ có khung giờ 7:30 am - 11:50 am (Mình đã check từng ngày, từng tháng thì lịch thi PMP® đều chỉ có mỗi khung giờ này. Vậy nên mọi người cần chuẩn bị giờ sinh học cho phù hợp).
- Trung tâm VnPRO bắt đầu làm việc lúc 7:20 am - do đó mình vào thi chính thức khoảng 15 phút sau đó sau khi hoàn tất các thủ tục.

3/ Nội quy thi: 

- Ký tên điện tử.
- Mang theo CMND/CCCD để giám thị coi thi đối chiếu với thông tin đăng ký.
- Không được mang tất cả vật dụng vào phòng thi (kể cả đồng hồ, trang sức,… Các bạn nên lên trang chủ PMI để đọc thêm, mình không nhớ hết).

4/ Khung giờ và quá trình làm bài:

- Khi bắt đầu ấn nút Start sẽ tính giờ ngay, lúc này mình mất 5 phút để bình tĩnh lại, vì đối với mình đây là kỳ thi quan trọng nên mình khá áp lực trước khi bắt đầu.
- Có 2 "Optional Break" với mỗi 60 câu. Không cần biết bạn làm bao nhiêu câu trong 60 câu, chỉ cần chạm milestone câu thứ 60 thì ứng dụng sẽ đẩy bạn vào trang "Review Session" và sẽ có 1 bảng thông báo hiện lên hỏi: Bạn có muốn break không?

  • Nếu bạn bấm chọn review, bạn sẽ xem được tất cả status của 60 câu đầu tiên bao gồm: flagged/incompleted. Bạn có thể sử dụng công cụ "Navigator" trong quá trình làm đề để tiết kiệm thời gian lăn chuột nhé. Thời điểm này vẫn tính giờ nhé, đừng lầm tưởng vào trang này sẽ được review time freely! Thời gian review sẽ tính vào 230 phút làm bài.
  • Nếu như bạn bỏ qua reivew, thì bạn sẽ mất toàn bộ cơ hội để review lại 60 câu đã làm, ứng dụng sẽ nhảy tiếp qua 60 câu tiếp theo.
  • Sau đó, bạn có thể lựa chọn break hoặc không. Theo mình bạn nên tận dụng tối đa 2 cơ hội break này, nó sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng hơn, đỡ mỏi mắt, ăn miếng bánh, uống miếng nước để refresh bản thân trước khi bắt đầu 60 câu tiếp theo. Thời gian 10 phút break không tính vào thời gian làm bài. Nếu bạn tự tin mình khỏe, có sức chiến tiếp, hoặc đang trong đà hăng say làm bài thì cứ bỏ qua thời gian break và tiếp tục thực hiện 60 câu sau.

- Chú ý đến phân bổ thời gian bởi vì áp lực khi thi thật KHÁC XA HOÀN TOÀN đối với việc bạn tự test, mình là 1 minh chứng sống cho việc đấy:

  • 60 câu đầu: Mức độ khó - 75 phút (đối với mình là hoàn mỹ)
  • 60 câu tiếp theo: Mức độ khá khó - 90 phút, mình không review lại, do trong quá trình làm thì mình đã đưa ra final decision cho từng câu và quyết định không flag bất kỳ câu nào cả
  • 60 câu cuối: Mức độ trung bình khó - 65 phút, mình hoàn thành bài thi khi còn 3 phút, mình có thể làm nhanh như vậy vì mình nghĩ PMI thấy học viên làm tới mấy câu này chắc đuối rồi, nên cho đơn giản một tí 😁

→ Vì cứ đinh ninh có thể thực hiện 90 câu mỗi lần, nên mình hơi fail ở giai đoạn 60 câu giữa. Các bạn chuẩn bị thi nên tự set up việc thực hiện bài test ở nhà như đề thi thật nhé!
→ Phong cách làm bài của mình là chắc câu nào là chốt câu đấy, không lân la dây dưa câu nào cả. Câu nào phân vân 50/50 thì mình sẽ flag ngay lập tức (đề khá tricky nên các bạn sẽ gặp trường hợp như mình) thì mình next luôn, và sẽ thực hiện lại ở buổi "Review session" trước khi break. Lúc này tâm trạng thoải mái và sẽ dễ chọn đáp án hơn.

5/ Sử dụng phần mềm:

- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của ứng dụng thi (7 phút)
- Tận dụng tối đa các phím tắt của ứng dụng (trong quá trình hướng dẫn sử dụng ở 7 phút đầu):

  • Alt + J = Highlight: Mình dùng nhiều nhất, và LUÔN ĐẶT TAY Ở VỊ TRÍ NÀY để highlight toàn bộ keywords quan trọng giúp tiết kiệm thời gian check đối chiếu đáp án có đang tương ứng với câu hỏi không.
  • Alt + W = Strike line (gạch bỏ): Mình dùng nhiều thứ 2, chỉ dùng đối với các câu hỏi mang tính sống còn 50/50 không chắc chắn và đối với các đáp án quá dài gây mất tập trung
  • Alt + N = Next (câu tiếp theo) - ít dùng
  • Alt + P = Previous (câu trước đó) - ít dùng

6/ Tricks/Tips khi làm đề:

- Ghi nhớ các tips/tricks của ATOHA
- Loại bỏ lập tức các đáp án có từ "all" trong khi đề chỉ mention "one" hoặc "some", và vice versa (ngược lại), nhưng nên double check trước khi loại bỏ nhé, vì chỉ là tricks/tips nên không thể đúng 100% cho mọi trường hợp được, tùy vào ngữ cảnh của đề, bản thân mình nhận thấy áp dụng được 90% tình huống
- Để ý các keywords như:

  • Liên quan đến conflicts → Nghĩ ngay đến RCA (root cause analysis), communication, engagement, facilitate meeting để giải quyết
  • Liên quan đến knowledge, skills của members → Nghĩ ngay đến training, coaching, mentoring
  • Liên quan đến issue, risk → Nghĩ ngay đến các bước của CHANGE PROCEDURES (7 bước PICC trong PMI Gaps của ATOHA), suy luận xem vấn đề đang mention trong đề là RISK (planned/unplanned) hay là ISSUE (Risk đã xảy ra chưa), check bằng cách xem nó có impact gì chưa, nếu chưa xảy ra nhưng có khả năng xảy ra trong tương lai thì nên Evaluate + thực hiện Change Request,... Nói chung là nên đọc kỹ PMI Gaps
  • Liên quan đến các câu hỏi do first, do next → Nên đọc thật kỹ đề để xem cần làm gì tiếp theo (để làm được việc này thì nên làm đề nhiều, tự phân tích câu trả lời, tự áp dụng vào thực tiễn nếu đặt mình ở vị trí đấy thì mình sẽ làm gì,… → đọc PMI Gaps)
  • Liên quan đến các dạng cấu trúc should/could/may/… + have + Verb Participle (Verb 3) → Tất cả các câu này đều đi tìm đáp án mang yếu tố "PREVENTIVE ACTION" (các hành động ngăn ngừa) → Khi gặp các câu này thì bạn có thể loại ngay các đáp án đưa ra "CORRECTIVE ACTION", vì các đáp án này xảy ra ở tương lai, còn preventive action xảy ra ở quá khứ để giúp ngăn chặn sự việc đang xảy ra ở hiện tại.

7/ Nội dung đề thi:

- Tập trung về xử lý tình huống

- Các câu hỏi liên quan đến lý thuyết (áp dụng tình huống để chọn đáp án lý thuyết): ~3 câu

- Câu hỏi về Predictive: ~30% đề thi (mình dùng % vì không thể liệt kê cụ thể số lượng câu được, đánh giá theo cảm quan)

- Các câu hỏi về Agile: ~5 câu (khá ít)

- Các câu hỏi về Hybrid approach: ~70% đề thi (chiếm nhiều nhất, hầu như là câu nào cũng hybrid cả), do đó, vẫn cần phải hiểu biết về Agile, tuy nhiên sẽ không khó như các câu hỏi ôn tập trên hệ thống làm đề của ATOHA

- Các câu hỏi dạng kéo thả: 2 câu (tương đối ngắn)

- Các câu hỏi dạng multiple choices (nhiều đáp án): 2 câu (mình may mắn trùng 1 câu, 1 câu là mới, nhưng đánh giá khá dễ vì áp dụng phương pháp loại trừ là chọn ra được ngay 2 đáp án đúng)

- Các câu hỏi "tricky": ~10 câu (đây là những đáp án làm tốn nhiều thời gian cho các bạn nhất, vì rất khó để phân biệt). Những câu này thường rơi vào các câu hỏi "do next"/"do first", nếu đã phân tích/suy luận hết sức rồi mà vẫn không tìm được đáp án nào thì tốt nhất nên chọn luôn 1 đáp án + flag lại để dành thời gian cho các câu khác rồi sẽ quay lại "Review" sau.

- Mình may mắn "TRÚNG TỦ" chính xác là 7 câu (các câu rải rác ở đề SUPER PLUS, 10f, 10g - 3 bộ đề mình RFG nhiều nhất). Tuy nhiên, đừng quá hi vọng vào việc trúng tủ, vì cốt lõi vẫn nằm ở mindset của bản thân và sự cố gắng của mỗi người.

- Format câu hỏi:

  • Khá giống với bộ đề SUPER PLUS (giống tầm 60% - 70% thôi)
  • Còn lại là giống với các bộ đề 10f, 10g (30% - 40%)
  • Độ dài câu hỏi vừa phải, không quá dài, nhưng cũng không quá ngắn: 1 đoạn văn rơi vào tầm 3 - 4 câu

Hy vọng lesson learned của mình sẽ giúp ích cho các bạn trong kỳ thi sắp tới!

Hoàng Công Anh, PMP, CAPM, PMI-RMP

 

Xem thêm

PMP® GUIDE - HƯỚNG DẪN LUYỆN THI PASS PMP® ON THE FIRST TRY TOÀN DIỆN

MỌI KIẾN THỨC VỀ PMP®

MỌI CHUẨN BỊ CHO PMP®

LUYỆN THI PMPPRO 14 BUỔI

PMI Gaps


Cũ hơn Mới hơn


Thông tin liên hệ

Thông tin chuyển khoản
Công ty Cổ phần ATOHA. Ngân hàng Á Châu (ACB). Số tài khoản: 6868 2468, PGD Tân Sơn Nhì, TPHCM.
Đăng ký khóa học
Chọn khóa học phù hợp bằng cách điền thông tin như link bên dưới. Tư vấn viên Atoha sẽ liên hệ anh/chị ngay.
Câu hỏi thường gặp

“Có. Atoha sẽ có chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo dành cho học viên và cung cấp 35 giờ đào tạo bắt buộc (1 trong 3 điều kiện thi lấy chứng chỉ PMP quốc tế)."

“Cả 2. Tài liệu có thể là tiếng Anh hoặc tiếng Việt tùy vào lớp. Atoha có thể đào tạo bằng cả tiếng Anh hoặc tiếng Việt."

“Chưa bao gồm. Học viên sẽ cần đóng phí thi trực tiếp cho viện PMI nếu muốn đăng ký thi, phí thi tham khảo như sau: 389 USD/non-member và 393 USD/member (trong đó phí thành viên PMI là 99 USD, phí admin là 10 USD, phí thi PMP là 284 USD). Chi phí này dành cho một số khu vực, trong đó có Việt Nam. Tham khảo thêm tại: www.pmi.org"

Liên hệ ngay với Atoha để được tư vấn về chương trình phù hợp