PMP là gì? Những điều cần biết để thi chứng chỉ PMP
Bạn đã biết về giá trị của việc sở hữu Chứng chỉ PMP – chứng chỉ quản lý dự án quốc tế được công nhận rộng rãi nhất hiện nay?
Việc sở hữu PMP không chỉ dừng lại ở việc chứng minh năng lực mà còn là cơ hội cho con đường thăng tiến trong sự nghiệp. Theo nghiên cứu lương hàng năm của PMI, người sở hữu PMP có thu nhập trung bình cao hơn 20% so với người chưa có chứng chỉ.
Vậy bằng cách nào bạn có thể đăng ký thi và sở hữu PMP một cách dễ dàng? Đáp án đã có trong Project Management Professional (PMP) Handbook (Sổ tay Quản lý dự án chuyên nghiệp) - cung cấp cái nhìn tổng quan về quá trình thi lấy chứng chỉ PMP.
Hãy cùng Atoha tìm hiểu toàn bộ thông tin về quy trình, thủ tục cần thiết khi đăng ký dự thi chứng chỉ Project Management Professional (PMP) để việc sở hữu PMP trở nên rõ ràng và trong tầm tay bạn.
Nội dung bài viết:
1. Giới thiệu chứng chỉ PMP
2. Giới thiệu nội dung PMP Handbook
2.1. Điều kiện dự thi
2.2. Hồ sơ dự thi
2.3. Đăng ký
2.4. Lệ phí thi
2.5. Cấu trúc bài thi
2.6. Hỗ trợ ngôn ngữ
2.7. Địa điểm thi
2.8. Thông báo kết quả thi
2.9. Dời/huỷ lịch thi đã đăng ký
2.10. Duy trì chứng chỉ sau khi Pass
2.11. Thi PMP® bằng hình thức Online Proctor
2.12. Cập nhật đổi hồ sơ thi từ tháng 6/2020
3. Lời kết
PMP là gì? Những điều cần biết để thi chứng chỉ PMP từ PMP Handbook
1. Giới thiệu chứng chỉ PMP là gì
Lĩnh vực Quản lý dự án có nhiều loại chứng chỉ cũng như nhiều tổ chức cấp chứng chỉ. Tuy nhiên, thông dụng nhất hiện nay là chứng chỉ PMP (Project Management Professional) của Viện quản lý dự án Hoa Kỳ PMI (Project Management Institute).
Chứng chỉ PMP ra đời từ năm 1984 do PMI cung cấp và có giá trị toàn cầu. Từ lâu, PMP đã được công nhận là thước đo chuẩn mực về Quản lý dự án chuyên nghiệp.
Trong thực tế, chứng chỉ PMP được cấp cho các chuyên gia quản lý dự án đa ngành nghề như CNTT, xây dựng, ngân hàng, công nghiệp, sản xuất,… Để đạt được chứng chỉ này, các ứng viên cần phải đáp ứng rất nhiều điều kiện khắt khe và vượt qua quy trình đánh giá, xét duyệt hồ sơ không hề đơn giản.
Vì vậy, PMI đã ra mắt ấn phẩm PMI Project Management Handbook nhằm mục đích định hướng quy trình và các thủ tục thi; hỗ trợ thí sinh thuận tiện hơn trong quá trình lấy chứng chỉ.
2. Nội dung Project Management Professional (PMP) Handbook
2.1. Điều kiện dự thi PMP là gì
Để được dự thi PMP, bạn phải thỏa mãn những yêu cầu sau:
Nhóm | Trình độ | Giờ đào tạo bắt buộc | Số giờ làm Project task | Số năm kinh nghiệm |
1 | Cử nhân/kỹ sư | 35 giờ | 4.500 giờ | 3 năm |
2 | Phổ thông | 35 giờ | 7.500 giờ | 5 năm |
Trong đó:
- Điều kiện về giờ đào tạo: là số giờ học về quản lý dự án bạn phải thực hiện trước khi thi PMP. Bạn có thể lấy chứng nhận đảm bảo điều kiện này bằng cách tham dự các khóa học, hội thảo chuyên đề, khóa đào tạo của các chuyên gia, trung tâm, chương trình, đơn vị đủ quyền hạn (Xem chi tiết ở trang 9 của PMP Handbook). Chứng nhận 35 giờ đào tạo này có giá trị chứng minh thí sinh đã đáp ứng yêu cầu, tiếp thu đầy đủ kiến thức Quản lý dự án theo đúng chuẩn PMI để dự thi PMP. Atoha cung cấp chứng nhận này qua các khóa học Quản lý dự án hay khóa luyện thi online.
Xem thêm: Atoha được công nhận là PMI REP Global Provider (ĐỐI TÁC TOÀN CẦU CỦA PMI) với số REP 4888
- Điều kiện về kinh nghiệm làm project tasks: Project tasks là những công việc, process trong quản lý dự án theo tiêu chuẩn của PMP. Bạn phải chứng minh đã từng trải qua số giờ làm thực tế với những project task đó. Nếu bạn đã có bằng cử nhân và có đủ 3 năm kinh nghiệm làm quản lý dự án nhưng chỉ có kinh nghiệm làm việc ở hai nhóm quy trình của dự án là khởi tạo và kết thúc dự án chẳng hạn thì cũng không được chấp nhận. Khi làm thủ tục thi, bạn phải liệt kê đầy đủ bạn đã làm process group A bao nhiêu giờ, process group B bao nhiêu giờ cho từng dự án. Hệ thống sẽ tính tổng số giờ theo từng process group và tham chiếu đến quy định chuẩn để quyết định bạn có đủ điều kiện dự thi hay không. Tham khảo Mẫu mô tả dự án trong hồ sơ PMP.
- Số năm kinh nghiệm: số năm tối thiểu bạn đã làm ở vị trí quản lý dự án phân theo nhóm. Nhóm cử nhân, kỹ sư yêu cầu 3 năm kinh nghiệm. Còn nhóm phổ thông yêu cầu 5 năm kinh nghiệm. Tham khảo Mẫu template chuẩn bị hồ sơ thi PMP
2.2. Hồ sơ dự thi PMP
Hồ sơ dự thi của bạn sẽ gồm có:
- Bằng cử nhân/kỹ sư (nếu bạn thuộc nhóm 1) - CHỈ cần nộp nếu bạn bị chọn audit hồ sơ.
- Hồ sơ mô tả 4500 giờ làm project tasks đối với nhóm 1 hoặc Hồ sơ mô tả 7500 giờ làm project tasks đối với nhóm 2.
- Hồ sơ mô tả 3 năm kinh nghiệm làm quản lý dự án đối với nhóm 1 và 5 năm kinh nghiệm với nhóm 2.
- Chứng nhận đã có 35 giờ học về quản lý dự án.
Tóm tắt quy trình đăng ký thi PMP từ nộp hồ sơ đến khi chứng chỉ hết hạn
2.3. Đăng ký thi PMP
Bạn đăng ký dự thi tại website của PMI. Cần cung cấp đầy đủ các thông tin sau:
- Địa chỉ nhà, cơ quan hoặc công ty
- Thông tin liên hệ
- Trình độ học vấn, tên trường, địa chỉ, năm tốt nghiệp, chuyên ngành
- Kinh nghiệm quản lý dự án (theo từng dự án)
- Tham gia học về quản lý dự án
- Chứng chỉ
- Họ tên đầy đủ để in lên chứng chỉ
Lưu ý: Sau khi đăng ký, PMI có thể kiểm tra ngẫu nhiên để xác nhận thông tin (audit). Trong trường hợp đó, bạn sẽ được yêu cầu cung cấp thêm các thông tin, bằng chứng, người liên quan để đối chiếu.
2.4. Lệ phí thi PMP (USD)
Lệ phí thi | Thành viên của PMI | Không là thành viên PMI |
Thi chính thức | 405 USD | 555 USD |
Thi lại | 275 USD | 375 USD |
Phí duy trì chứng chỉ | 60 USD | 150 USD |
Tips dành cho bạn thi PMP là gì:
Đăng ký làm thành viên PMI trước khi đăng ký thi sẽ tiết kiệm được 11 USD. Cụ thể như sau:
- Non-member: phí thi 555 USD
- Member: phí thi 405 USD. Phí member 129 USD. Phí admin 10 USD. Tổng cộng là 544 USD.
Lợi ích khi là thành viên PMI, bạn có thể tích lũy PDUs miễn phí trong một năm khi bạn truy cập vào Projectmanagement.com. Bạn cần truy cập vào website này bằng tài khoản PMI và việc lấy PDUs thông qua trang này sẽ được đồng bộ hóa tự động vào tài khoản của bạn trên trang pmi.org mà không cần bất cứ thao tác nào của bạn. Bên cạnh đó, thành viên PMI có thể tiết kiệm chi phí trong trường hợp phải thi lại (trong trường hợp xấu nhất) hoặc duy trì chứng chỉ trong vòng 03 năm. Tham khảo cách Tích lũy 60 PDU và gia hạn chứng chỉ PMP/Earn 60 PDUs and Renew Your PMP Certification
- Bạn lưu ý đăng ký thành viên PMI thành công trước khi đăng ký nộp phí thi PMP thì mới có hiệu lực và ưu đãi về phí thi nhé.
2.5. Cấu trúc bài thi PMP
Bài thi PMP diễn ra trong 240 phút, có format như sau:
- Gồm 200 câu hỏi dạng multiple choices, mỗi câu có 4 phương án trả lời, chọn 1 trong 4 phương án đó.
- Trong 200 câu, có 175 câu được tính điểm, 25 câu chỉ nhằm mục đích thống kê của PMI. Khi thi không biết câu nào không tính điểm, câu nào được tính điểm.
- Phân phối phần trăm câu hỏi theo các domain trên tổng số 200 câu hỏi như sau:
- Initiation chiếm 13%
- Planning chiếm 24%
- Executing chiếm 31%
- Monitoring and Controlling chiếm 25%
- Closing chiếm 7%
- Do đó tập trung vào 3 domain Planning, Executing, Monitoring & Controlling đạt điểm cao (Above Target) sẽ đảm bảo việc pass chứng chỉ PMP.
2.6. Hỗ trợ ngôn ngữ
PMI có hỗ trợ ngôn ngữ nếu Tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính của thí sinh. Danh sách các ngôn ngữ được hỗ trợ gồm có: Arabic, Hebrew, Brazilian, Portuguese, Italian, Japanese, Chinese (Simplified), Chinese (Traditional), Korean, French, Russian, German, Spanish.
Rất tiếc trong danh sách hỗ trợ ngôn ngữ không có tiếng Việt. Tuy nhiên, theo chia sẻ về kinh nghiệm dự thi, rào cản ngôn ngữ không phải là vấn đề quá lớn với các anh/chị đã từng thi PMP. Điều khó khăn ở đây là hoàn thiện kiến thức theo khung chuẩn của PMI nhằm khoanh vùng câu trả lời đúng.
2.7. Địa điểm thi PMP
Theo thông báo mới nhất, PMI đã đổi đơn vị khảo thí từ Prometric sang Pearson VUE. Cụ thể:
Thông báo: PMI Chuyển đổi trung tâm khảo thí
Cập nhật danh sách địa điểm thi ở Pearson VUE
Như vậy, các thí sinh đăng ký thi chứng chỉ PMI sau ngày 1/7/2019 sẽ thi tại địa điểm của Pearson VUE như đã thông báo.
2.8. Thông báo kết quả thi
Bạn sẽ biết kết quả sau khi thi 4 tiếng. Tờ kết quả (score) không thông báo điểm cụ thể mà chỉ thông báo bạn Pass hay Fail và đánh giá 4 level gồm:
- Needs Improvement
- Below Target
- Target
- Above Target
ở 5 domain
- Initiating
- Planning
- Executing
- Monitoring and Controlling
- Closing
Trong trường hợp bạn Fail, tờ thông báo cũng chỉ ra những domain bạn còn yếu, cần bổ sung thêm kiến thức để thi lại. Bạn được quyền thi tối đa 3 lần trong 1 năm. Nếu vẫn không Pass, bạn phải đợi 1 năm tính từ thời điểm thi cuối cùng để được thi lần tiếp theo.
Vì tỷ trọng của 3 domain Planning, Executing, Monitoring & Controlling chiếm 80%; nên việc đạt điểm cao (Above Target) của 3 domain này sẽ đảm bảo việc pass chứng chỉ PMP; hoặc tối thiểu cũng nên nhắm mục tiêu Target cho 3 domain này.
Kết quả chi tiết từng task theo ECO sẽ được PMI cập nhật trên tài khoản của bạn trên website pmi.org.
2.9. Dời/huỷ lịch thi đã đăng ký
- Sớm hơn quá 30 ngày so với ngày thi thì có thể reschedule mà không mất phí
- Trong vòng 30-2 ngày trước ngày thi thì có thể reschedule và tốn 70usd
- Trong vòng 2 ngày trước ngày thi thì có thể reschedule mà mất toàn bộ phí thi đã đóng
- Lưu ý: Một số thời điểm cụ thể có thể không mất phí dời/hủy lịch thi, ví dụ lúc dịch covid-19
Ví dụ:
Ngày thi ban đầu | Ngày dời lịch/huỷ lịch thi | Lệ phí |
Quy định 30 ngày | ||
5 Tháng 5 | 4 Tháng 4 (hoặc trước đó) | Không đóng phí |
5 Tháng 5 | 5 Tháng 4 (đến ngày 2 Tháng 5) | $70 |
Quy định 2 ngày | ||
5 Tháng 5 | 2 Tháng 5 | $70 |
5 Tháng 5 | 3 Tháng 5 (bạn không thể dời lịch, nhưng có thể huỷ lịch thi) | Mất toàn bộ lệ phí thi |
2.10. Duy trì chứng chỉ PMP sau khi Pass
Sau khi Pass chứng chỉ PMP, bạn phải tham gia vào chương trình “Yêu cầu duy trì chứng chỉ” – Continuing Certification Requirements (CCR) của PMI. Chứng chỉ PMP có giá trị trong thời hạn 3 năm. Trong 3 năm này, bạn phải tham gia các hoạt động và lấy được ít nhất 60 PDUs – Professional Development Units.
Nói cách khác, để duy trì chứng chỉ PMP, bạn cần tích lũy 60 PDUs (Professional Development Units) mỗi 3 năm.
Tham khảo cách Tích lũy 60 PDU và gia hạn chứng chỉ PMP/Earn 60 PDUs and Renew Your PMP Certification
2.11. Thi PMP bằng hình thức Online Proctor
Hình thức thi PMP online đã được PMI thông qua vào ngày 15/04/2020. Tìm hiểu thêm thông tin tại Tin chính thức từ PMI – thi PMP® bằng hình thức Online Proctor
2.12. Cập nhật đổi hồ sơ thi từ tháng 6/2020
Theo khuyến nghị từ PMI, thí sinh nên mau chóng APPLY hồ sơ thi trước thời điểm thay đổi Format ngày 15/6/2020
CÁC THAY ĐỔI QUAN TRỌNG BAO GỒM:
- Rút gọn thời gian nộp hồ sơ - tối ưu giao diện đăng ký hồ sơ từ 30 xuống 4 màn hình
- Thay đổi việc kê khai số giờ kinh nghiệm từ THEO GIỜ thành THEO THÁNG (giống profile LinkedIn)
- KHÔNG cần điền số giờ kinh nghiệm theo domains
- KHÔNG cần điền thông tin liên lạc của người xác nhận trong quá trình apply hồ sơ (chỉ cần điền khi bị audit hồ sơ)
- Tối ưu quá trình kê khai hồ sơ bằng việc lựa chọn đề mục có sẵn, thay vì tự điền thông tin.
Thay đổi chính thức có hiệu lực từ nửa cuối tháng 6 năm 2020 và áp dụng cho bộ 08 chứng chỉ từ Viện Quản lý dự án PMI, bao gồm PfMP®, PgMP®, PMP®, PMI-ACP®, PMI-PBA®, PMI-RMP®, PMI-SP®, CAPM®.
THÔNG TIN LOẠI BỎ
- Địa chỉ/Sđt Công ty
- Lĩnh vực
- Vị trí
- Số giờ theo Domain
- Thông tin người xác nhận
THÔNG TIN MỚI BỔ SUNG
- Vai trò (Functional Reporting Area)
- Lĩnh vực hoạt động (Organization Primary Focus)
- Phương pháp/Cách tiếp cận (Approach/Methodology)
- Quy mô đội/nhóm dự án (Team Size)
- Ngân sách (Budget)
Nhằm giúp quá trình thi diễn ra thuận lợi nhất, theo đúng mục tiêu đặt ra, Atoha khuyến khích các anh/chị học viên mau chóng hoàn tất quá trình kê khai hồ sơ, hoặc liên lạc ngay với Atoha qua Hotline: 0707.666.866 để được hỗ trợ tận tình. Chúc anh chị em học viên mau chóng gặt hái thành công!
3. Lời kết
Những thông tin trên được chia sẻ từ PMP Handbook, và đều có liên quan đến quy trình đăng ký thi chứng chỉ PMP là gì. Tuy nhiên, sở hữu PMP chỉ là khởi đầu. Quá trình làm việc liên tục để cập nhật kiến thức, vận dụng các khung chuẩn vào thực tế và đóng góp cho cộng đồng mới thực sự khẳng định giá trị của một PM chuyên nghiệp trên con đường sự nghiệp lâu dài. Chúc quý anh chị em ngày càng gặt hái nhiều thành công!
(Nguồn www.pmi.org)
Người lược dịch: Kat Trần
Mẫu template chuẩn bị hồ sơ thi PMP
Mẫu mô tả dự án trong hồ sơ PMP
Cách lấy 35 PMP contact hours nhanh, rẻ và hiệu quả nhất
35 contact hours cho kỳ thi PMP và lầm tưởng về R.E.P
8 bước chọn ĐÚNG thời điểm nộp hồ sơ PMP, nộp phí thành viên PMI và nộp phí thi PMP
CÁCH ĐỌC ĐỀ VÀ LÀM BÀI THI PMP®
Top 10 mẹo thi đạt PMP - chứng chỉ quản lý dự án chuyên nghiệp ngay lần thi đầu tiên
BÍ KÍP THI ĐẬU PMP - CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI THI, TRONG PHÒNG THI VÀ SAU KHI THI
Tích lũy 60 PDU và gia hạn chứng chỉ PMP/Earn 60 PDUs and Renew Your PMP Certification
Cập nhật danh sách Trung tâm khảo thí của Pearson VUE ở Việt Nam
ATOHA ĐƯỢC CÔNG NHẬN LÀ PMI REP GLOBAL PROVIDER VỚI SỐ REP 4888