Tìm hiểu quy trình viết câu hỏi đề thi PMP®
Khi nghe đến từ “Kỳ thi PMP”, bạn nghĩ đến điều gì?
Nếu bạn đã sở hữu chứng chỉ này, có lẽ bạn đang liên tưởng đến khoảng thời gian “dùi mài kinh sử” và những căng thẳng lúc đó để đạt được PMP. Nếu bạn đang nghĩ đến việc tham gia kỳ thi, có lẽ bạn đang thấy chút e ngại và lo lắng. Một cách hiệu quả giúp bạn giảm bớt sự lo lắng này là tìm hiểu về mục tiêu và cách tiếp cận kỳ thi PMP. Thông tin là sức mạnh, và không bao giờ là thừa khi bạn nhận thức rõ về quy trình ra đề trước khi thực hiện bài thi này.
Chứng chỉ và Kỳ thi PMP
Việc đạt được chứng chỉ PMP không chỉ yêu cầu vượt qua một kỳ thi, mà còn liên quan đến việc đánh giá trình độ học vấn, kinh nghiệm quản lý dự án và xác nhận ứng viên đã được đào tạo kiến thức về quản lý dự án.
Thảo luận về các giá trị liên quan đến chứng chỉ PMP hay quy trình đăng ký thi nằm ngoài phạm vi của bài viết này. Bất kỳ ai muốn tìm hiểu thêm về chứng chỉ nên tham khảo thông tin chính thống trên trang web của PMI. Thay vào đó, trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung vào các câu hỏi trong bài thi PMP dành cho những ai quan tâm đến kỳ thi. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cặn kẽ cách tạo ra và những nguồn tham khảo hiện có của các câu hỏi trong bài thi PMP. Việc hiểu rõ quy trình ra đề có thể giúp người học có cách học thông minh hơn và giảm bớt căng thẳng - điều này có thể là tác nhân kìm hãm hiệu suất của bạn.
Xem thêm: Tất tần tật những điều cần biết để thi chứng chỉ PMP từ PMP Handbook
Câu hỏi PMP đến từ đâu?
Kỳ thi PMP được thiết kế để kiểm tra việc áp dụng các kiến thức và kỹ năng quản lý dự án đã được chấp nhận rộng rãi. Vì vậy, để tạo ra các câu hỏi có giá trị, PMI cần hiểu được kiến thức và kỹ năng quản lý dự án đã/đang được các nhà quản lý dự án chấp nhận rộng rãi là gì. Điều này đạt được nhờ Nghiên cứu Phân định Vai trò (Role Delineation Study), một cuộc khảo sát yêu cầu các nhà quản lý dự án thực hành liệt kê các công cụ, kỹ thuật, kiến thức và kỹ năng cần thiết để họ hoàn thành công việc một cách hiệu quả.
Dựa trên kết quả nghiên cứu và bảng câu hỏi của Nghiên cứu Phân định Vai trò, Đề cương Nội dung Bài thi (Exam Content Outline - ECO) về các chủ đề được phê duyệt được tạo ra. Bộ lọc các chủ đề trong bài thi được sơ lược như hình sau:
Người ra đề (được gọi là người viết mục) chỉ viết những câu hỏi dựa trên các chủ đề trong Đề cương Nội dung Bài thi (ECO). Ngoài ra, mỗi câu hỏi phải liên kết đến hai tài liệu tham khảo nhằm xác minh câu hỏi đó dựa trên một thực tiễn đã được thống nhất chứ không phải dựa trên sự hiểu của người viết mục.
Vì vậy, người viết mục sử dụng ECO như một danh sách các chủ đề và các tài liệu tham khảo là chân lý để tạo ra các câu hỏi cho bài thi. Điều đáng chú ý là thông thường, các chủ đề nằm ngoài ECO sẽ không được đưa vào đề thi. Thay vào đó, chỉ dựa trên những nội dung liên quan đến ECO để thiết kế câu hỏi. Quá trình hoàn chỉnh này được mô tả như sau:
Tại sao điều này lại hữu ích?
Cũng giống như việc điều hành một dự án, việc hiểu những gì nằm trong và nằm ngoài phạm vi rất quan trọng để đưa dự án đến thành công. Nếu một chủ đề không có trong ECO, bạn không cần phải học nó. Có thể nó vẫn hữu ích và có giá trị đối với bạn với tư cách là người quản lý dự án, nhưng nó không bao gồm trong bài thi.
Toàn bộ quá trình lựa chọn này vừa được hoàn thành gần đây. Những nhà quản lý dự án chuyên nghiệp đã được khảo sát về những thực tiễn và kỹ năng họ sử dụng. Đề cương Nội dung Bài thi PMP hiện tại mô tả phạm vi của bài thi trong thời gian còn lại của năm 2020, đã được cập nhật thành Đề cương Nội dung Bài thi PMP mới 2021, xác định phạm vi của bài thi từ năm 2021 trở đi.
Để biết thêm chi tiết về sự thay đổi của kỳ thi PMP vào năm 2021, bạn nên tham khảo thêm bài viết này và bài viết này, trong đó có giải thích một số thay đổi về nội dung và việc áp dụng các loại câu hỏi khác ngoài hình thức câu hỏi trắc nghiệm (multiple choice questions - MCQ).
Những câu hỏi trong đề thi PMP (và những câu hỏi nằm ngoài phạm vi bài thi)
Khoa học về thiết kế giảng dạy thường tham khảo “Thang cấp độ tư duy Bloom” làm khuôn mẫu để mô tả các cấp độ tư duy và hiểu biết liên quan khi học một kiến thức mới. Giống như nhiều lý thuyết đã được hình thành trước đây, Bloom cũng bị một số nhà nghiên cứu chỉ trích là hạn chế hoặc lỗi thời, nhưng nó vẫn được sử dụng rộng rãi.
Thang cấp độ tư duy Bloom được mô tả như một hệ thống phân cấp, bắt đầu từ mức cơ bản là học thuộc các khái niệm đơn giản và tiến triển qua các lớp hiểu biết, áp dụng đến khi người học có thể tạo ra các phương thức mới dựa trên các ý tưởng cơ bản đó.
Mỗi người đều trải qua những giai đoạn này như một phần của việc học và có thể sử dụng các kỹ năng mới. Các giai đoạn này có thể được chia thành hai mức chính là học thuộc - nhớ lại và áp dụng.
Các bài thi hiệu quả phải có sự kết hợp giữa các câu hỏi học thuộc và cả câu hỏi ứng dụng, trong đó ưu tiên phần vận dụng kiến thức. Ví dụ một câu hỏi mà các bài thi chỉ yêu cầu học thuộc - nhớ lại là:
A communications management plan is a document that includes descriptions of:
- Project-level performance reports
- Activity-level status reports
- Stakeholder interaction requirements
- Responsibility assignments
Câu trả lời đúng là: C. Ở đây chúng ta chỉ cần học thuộc và nhớ rằng một kế hoạch quản lý truyền thông phải chứa các thông tin về yêu cầu tương tác giữa các bên liên quan.
Tuy nhiên, bài thi PMP chủ yếu sử dụng các câu hỏi dạng ứng dụng, tức là sẽ phác họa một tình huống/kịch bản trước, sau đó trình bày một câu hỏi. Điều này giúp chuyển đổi câu hỏi từ hình thức học thuộc - nhớ lại thành câu hỏi ứng dụng. Ví dụ:
Your team planned to complete six stories in the current iteration. But as you reach the end of the iteration, only four of them are done. What should you do?
- Return the remaining stories to the backlog for re-planning
- Ask the product owner to extend the iteration
- Work on the remaining stories when you can fit them in
- Schedule the remaining stories at the start of the next iteration
Câu trả lời đúng là: A. Trong ví dụ này, trước tiên chúng ta phải hiểu bối cảnh/kịch bản bằng cách phân tích tình huống, sau đó mới đánh giá câu trả lời nào là tốt nhất. Đây là dạng câu hỏi kiểm tra không chỉ là học thuộc/ghi nhớ các sự kiện hoặc khái niệm; mà thay vào đó, nó yêu cầu chúng ta phải áp dụng sự hiểu biết về timeboxes (khoảng thời gian trong chu trình phát triển sản phẩm) và backlog prioritization (thứ tự ưu tiên của những công việc cần thực hiện).
Mục tiêu của dạng câu hỏi này là kiểm tra tính ứng dụng của ứng viên về kiến thức, chứ không chỉ là học thuộc. Vì vậy, hầu hết các câu hỏi trong bài thi PMP là câu hỏi tình huống - nghĩa là chúng trình bày một tình huống/kịch bản trước rồi mới tới câu hỏi, sau đó yêu cầu lựa chọn câu trả lời tốt nhất để giải quyết tình huống đó. Trong thang cấp độ tư duy Bloom, những câu hỏi dạng này kiểm tra ứng viên ở cấp độ “áp dụng” và “phân tích” bằng cách yêu cầu họ sử dụng kiến thức của mình trong việc thiết lập tình huống và tạo mối liên hệ giữa các chủ đề.
Xem thêm: Các dạng câu hỏi, cách đọc đề và làm bài thi PMP®
Khi bạn đã hiểu, nó cũng không đến nỗi nào
Bài thi có thể khiến bạn căng thẳng, vì vậy, để tự nhiên, bạn nên tránh nghĩ về nó quá nhiều. Tuy nhiên, việc hiểu một số nguyên tắc thiết kế đằng sau kỳ thi có thể giúp bạn xoa dịu thần kinh.
Các chủ đề trong bài thi đến từ Nghiên cứu Phân định Vai trò từ những người thực hành quản lý dự án trong thực tế, không phải dựa trên lý thuyết gì nặng nề. Toàn bộ phạm vi được xác định trong ECO và không bao gồm mọi kỹ thuật quản lý dự án. Các câu hỏi đều dựa trên các tình huống để đảm bảo chúng ta hiểu và có thể áp dụng các khái niệm được học và không khiến chúng ta rối trí với những câu chuyện dài dòng.
Giống như việc bật đèn chiếu sáng để tìm tiếng ồn đáng sợ phát ra vào ban đêm, nếu có nhiều thông tin hơn, chúng ta sẽ ít sợ hãi hơn con quái vật mà chúng ta đã từng khiếp sợ. Tìm hiểu một chút về cấu trúc bài thi PMP sẽ giải thích một số yếu tố và giúp chúng ta bớt lo lắng hơn.
Tác giả: Mike Griffiths (Southern Alberta Chapter)
Nguồn: Inside-the-PMP-Question-Writing-Process
Xem thêm
PMP GUIDE 2021 - HƯỚNG DẪN LUYỆN THI PASS PMP 2021 ON THE FIRST TRY TOÀN DIỆN